Viêm phổi ở trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh ban đầu thường nghèo nàn và không rõ ràng. Do đó, cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ.
Trẻ có thể bị bệnh ngay trong khi đẻ do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ.
Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh nếu không thực hiện vô trùng thì trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.
Ngoài ra, ở những trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày.
Khi trẻ bú mẹ thường hay bị nôn, trớ, nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi. Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi sơ sinh.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Không giống viêm phổi ở trẻ lớn với những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều, nghe lưng có thể thấy tiếng “rít”. Với trẻ sơ sinh do đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng dễ bị bỏ qua.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh ban đầu thường nghèo nàn và không rõ ràng như:
Bú kém hoặc bỏ bú
Sốt trên 37,5 độC hoặc hạ thân nhiệt
Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở
Khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái...
Bệnh diễn tiến nhanh và nặng hơn so với trẻ lớn, thực tế có nhiều trẻ khi được đưa tới cơ sở y tế khám, dù không bị sốt (chỉ hơi âm ấm đầu), không bị ho nhiều nhưng đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng.
Do đó, cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu khi trẻ có biểu hiện sốt, bỏ bú, thở nhanh... phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong.
Làm gì để bé không mắc bệnh?
Để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh trong quá trình mang thai các thai phụ phải đi kiểm tra thai định kỳ, nhất là giai đoạn cuối nhằm sớm phát hiện những bất thường cho thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khi trẻ chào đời quan trọng nhất bảo đảm giữ ấm cho trẻ
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng và khi cho bú cần thận trọng tránh không để trẻ bị sặc sữa.
Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn
Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã... phải sạch, khô, vô trùng, tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh...
Có thể bạn quan tâm
Triệu chứng và cách phòng viêm phổi
Cha mẹ sai lầm, con dễ viêm phổi!
Địa chỉ khám và điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh
Là chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, khoa Nhi đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh cho trẻ nhỏ mang lại sự hài lòng đối với các bậc phụ huynh.
Đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa
Các y bác sĩ tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong nước rất am hiểu tâm lý trẻ, đồng thời áp dụng phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất
Dịch vụ khám chữa bệnh toàn diện và hiện đại
Hồng Ngọc luôn cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trọn gói cho trẻ bao gồm tiêm chủng vaccine theo tiêu chuẩn Quốc tế
Chăm sóc chuyên nghiệp và tận tình
Khi đến với Hồng Ngọc, ngoài việc được khám chữa tận tình, trẻ sẽ được tận hưởng không gian vui chơi thoải mái để không còn sợ hãi môi trường bệnh viện giúp hợp tác điều trị được hiệu quả nhất.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: