Cường giáp: nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán bệnh

Cường giáp: nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán bệnh

27-02-2020

Cường giáp là tình trạng tăng quá mức lượng hormon tuyến giáp lưu hành trong máu do tăng hoạt động tuyến giáp. Xu hướng người mắc bệnh này ngày càng nhiều. Đáng chú ý hơn, các biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Cường giáp và triệu chứng bệnh

Việc thừa nồng độ hormon giáp làm tăng cách sử dụng năng lượng trong cơ thể cũng như nguy cơ bị những bệnh khác như loãng xương, tim, vô sinh hiếm muộn…

Các triệu chứng chung của bệnh thường biểu hiện như: cơ thể đổ mồ hôi nhiều, hay run tay, khó ngủ, hay căng thẳng, sụt cân…Với phụ nữ, triệu chứng kinh nguyệt không đều cũng là một trong những biểu hiện đáng chú ý của bệnh.

cường giáp Cường giáp là tình trạng tăng quá mức lượng hormon tuyến giáp

Có thể bạn quan tâm:

Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

U lành tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trị bệnh tuyến giáp bằng lode phóng xạ

Nguyên nhân gây bệnh

Cường giáp là bệnh lý gây ra bởi các nguyên nhân dưới đây:

– Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp là bệnh tổn thương tuyến giáp do nhiễm virus vi khuẩn, do miễn dịch hoặc thuốc. Viêm tuyến giáp ít được biết đến nên thường bị bỏ qua nhưng khi bệnh kéo dài mà không được điều trị sẽ dẫn đến suy giáp không hồi phục, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

– Sử dụng nhiều hormon (đặc biệt ở những người lạm dụng thuốc giảm cân) khiến cơ thể tăng hấp thu quá mức hormon giáp.

– Bệnh nhân đã mắc phải bệnh graves- các kháng thể trong máu kích thích tuyến giáp phát triển và tiết ra quá nhiều hormon tuyến giáp gây ra. Loại bệnh này là bệnh di truyền và tỉ lệ xảy ra đối với phụ nữ cao hơn gấp 4 lần.

– Quá nhiều lượng iot

Bướu cổ hoặc u tuyến giáp…

cường giáp Bướu cổ có thể là nguyên nhân dẫn đến cường giáp

Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh cường giáp, cần thực hiện xét nghiệm máu bằng việc đo TSH trong máu . TSH là hormon kích thích tuyến giáp, loại hormon này được bài tiết từ tuyến yên của cơ thể, trong trường hợp hormon tuyến giáp được bài tiết vượt quá mức cho phép, TSH sẽ điều hòa làm giảm hormon xuống và lúc này, tuyến giáp sẽ bài tiết trở lại.

Cho dù xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh nhưng nó không giúp chỉ ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo từng tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Khi bạn gặp phải những triệu chứng như: cơ thể đổ mồ hôi nhiều, hay run tay, khó ngủ, hay căng thẳng, sụt cân, tim đập nhanh… bạn nên đến cơ sở y tế uy tín chất lượng để được chẩn đoán bệnh. Nếu không điều trị sớm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và gây ra vô sinh hiếm muộn sẽ không hề nhỏ. Chính vì vậy, hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình ngay từ hôm nay.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay