Cảnh báo chứng cuồng ăn ở người trẻ: dấu hiệu và cách điều trị
vi
  • vi
  • en

Cảnh báo chứng cuồng ăn ở người trẻ: dấu hiệu và cách điều trị

05-07-2023

Cuồng ăn, ăn nhiều một cách thái quá không chỉ là tình trạng bất thường trong ăn uống mà nó còn là dấu hiệu của vấn đề tâm lý. Cuồng ăn kéo dài để lại hậu quả nặng nề đối với người bệnh nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

Chứng cuồng ăn là như thế nào?

Cuồng ăn còn được gọi là chứng ăn vô độ tâm thần là một bệnh rối loạn ăn uống. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ ăn liên tục, không thể ngừng ăn và luôn có cảm giác muốn ăn một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn.

Sau khi ăn một lượng lớn, người bệnh sẽ cố gắng làm mọi cách để tống thức ăn ra khỏi cơ thể như tự làm mình nôn, tập thể dục với cường độ khắc nghiệt để giảm cân. Do đó, đa số các trường hợp cuồng ăn không bị thừa cân, béo phì dù họ ăn rất nhiều.

cuong an Người mắc chứng cuồng ăn thường ăn uống vô tội vạ, ăn không kiểm soát

Các dấu hiệu của chứng cuồng ăn

Khi mắc chứng cuồng ăn, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:

  • Ăn uống vô độ, không kiểm soát

  • Ăn lén lút khi bị mọi người ngăn cản

  • Ăn xong tự làm mình nôn mửa

  • Sau khi ăn vô độ lại nhịn ăn

  • Tiêu hóa chậm

  • Mất nước

  • Rối loạn kinh nguyệt

  • Cảm thấy lo lắng, buồn bã sau khi ăn

  • Có cảm giác tội lỗi với cơ thể mình.

Những triệu chứng này có thể có người gặp, có thể không. Ngoài ra, cũng còn nhiều triệu chứng khác mà người mắc hội chứng cuồng ăn có thể gặp.

Nguyên nhân gây nên chứng cuồng ăn

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân chính xác của chứng cuồng ăn. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng, người có tiền sử béo phì, bị trầm cảm hoặc bị ám ảnh về dáng vẻ thon gọn có khả năng là nguyên nhân dẫn đến chứng cuồng ăn.

Nguy cơ mắc phải

Chứng cuồng ăn thường gặp ở phụ nữ trẻ và các bạn nữ mới lớn luôn bị ám ảnh về cân nặng, vóc dáng. Bệnh này cũng thường gặp ở những người làm nghề người mẫu, vận động viên, ca sĩ… những người thường xuyên phải khoe vóc dáng với người khác.

Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh như:

  • Độ tuổi: Thanh thiếu niên, mới bước vào tuổi trưởng thành.

  • Chịu sức ép từ xã hội khi các...

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay