Bệnh ra mồ hôi tay chân gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh, nhất là khi phải giao tiếp hay viết bút. Mồ hôi ra nhiều còn làm cơ thể mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi.
Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân
Nguyên nhân dẫn đến ra mồ hôi tay, chân (tăng tiết mồ hôi) có nhiều loại như: cảm xúc, do vị giác hoặc do phụ nữ có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều...
Ngoài ra, yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới như nước ta là điều kiện thuận lợi cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn. Ngoài ra còn có chứng tăng tiết mồ hôi vị giác và toàn thân.
Biểu hiện ra mồ hôi tay chân
Tăng tiết mồ hôi bàn tay bàn chân (còn được gọi là tăng tiết mồ hôi do cảm xúc). Thể loại này thường thấy là trong suốt mùa hè, bàn tay, bàn chân ướt sũng, nếu để bàn tay rủ xuống có thể thấy nước nhỏ giọt ở các đầu ngón tay, bàn chân luôn luôn ướt đôi khi xuất hiện tiêu sừng lõm lòng bàn chân là căn nguyên của chân nặng mùi.
Bệnh trầm trọng nên mỗi khi có xúc cảm đột ngột như vào phòng thi, nhận tin vui, buồn đột ngột, người bệnh thường lo lắng bồn chồn dễ bị sang chấn tinh thần (stress), mất bình tĩnh.
Phương pháp điều trị ra mồ hôi tay chân
Tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân và nách được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối tác dụng rất tốt. Ngoài ra, còn có một số phương pháp chuyên sâu khác như:
- Điện chuyển ion: Đưa các hạt điện tích của thuốc qua da vào sâu dưới da. Thuốc sử dụng trong điện chuyển ion là aliminum chloride 20% và glycopyrrolate 0,01% trong môi trường điện chuyển ion. Phương pháp này dùng thay thế cho phương pháp bôi tại chỗ.
- Bằng cách tiêm botulinum A toxin: tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách tác dụng giảm tiết mồ hôi rất tốt. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là gây yếu cơ khi cầm nắm nên khuyên bệnh nhân khi làm việc phải thận trọng. Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng sau khi tiêm nhưng giá thành cao. Ở điều kiện nước ta chỉ cần tiêm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
- Liệu pháp uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng cholinergic như pro-banthine hoặc glycopyrrolate có thể có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ sau khi uống thuốc.
Khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì phương pháp phẫu thuật được áp dụng: cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay. Một số tác giả áp dụng tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao.
Phương pháp diệt hạch giao cảm có tác dụng nhanh và ngừng tiết mồ hôi hoàn toàn 2 bàn tay, da trở nên khô ráp rất khó chịu. Đối với tăng tiết mồ hôi ở nách thường đi kèm với hôi nách thì phương pháp phẫu thuật tỏ ra rất ưu việt: cắt da theo hình elip tẩy bỏ tuyến mồ hôi cách 2 bên mép cắt 2cm dựa vào sự phân bố của lông nách để cắt lọc. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao, có thể áp dụng rộng rãi ở tuyến huyện.
Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Bệnh ra mồ hôi tay chân gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh, nhất là khi phải giao tiếp hay viết bút. Mồ hôi ra nhiều còn làm cơ thể mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi.
Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân
Nguyên nhân dẫn đến ra mồ hôi tay, chân (tăng tiết mồ hôi) có nhiều loại như: cảm xúc, do vị giác hoặc do phụ nữ có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều...
Ngoài ra, yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới như nước ta là điều kiện thuận lợi cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn. Ngoài ra còn có chứng tăng tiết mồ hôi vị giác và toàn thân.
Biểu hiện ra mồ hôi tay chân
Tăng tiết mồ hôi bàn tay bàn chân (còn được gọi là tăng tiết mồ hôi do cảm xúc). Thể loại này thường thấy là trong suốt mùa hè, bàn tay, bàn chân ướt sũng, nếu để bàn tay rủ xuống có thể thấy nước nhỏ giọt ở các đầu ngón tay, bàn chân luôn luôn ướt đôi khi xuất hiện tiêu sừng lõm lòng bàn chân là căn nguyên của chân nặng mùi.
Bệnh trầm trọng nên mỗi khi có xúc cảm đột ngột như vào phòng thi, nhận tin vui, buồn đột ngột, người bệnh thường lo lắng bồn chồn dễ bị sang chấn tinh thần (stress), mất bình tĩnh.
Phương pháp điều trị ra mồ hôi tay chân
Tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân và nách được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối tác dụng rất tốt. Ngoài ra, còn có một số phương pháp chuyên sâu khác như:
- Điện chuyển ion: Đưa các hạt điện tích của thuốc qua da vào sâu dưới da. Thuốc sử dụng trong điện chuyển ion là aliminum chloride 20% và glycopyrrolate 0,01% trong môi trường điện chuyển ion. Phương pháp này dùng thay thế cho phương pháp bôi tại chỗ.
- Bằng cách tiêm botulinum A toxin: tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách tác dụng giảm tiết mồ hôi rất tốt. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là gây yếu cơ khi cầm nắm nên khuyên bệnh nhân khi làm việc phải thận trọng. Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng sau khi tiêm nhưng giá thành cao. Ở điều kiện nước ta chỉ cần tiêm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
- Liệu pháp uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng cholinergic như pro-banthine hoặc glycopyrrolate có thể có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ sau khi uống thuốc.
Khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì phương pháp phẫu thuật được áp dụng: cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay. Một số tác giả áp dụng tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao.
Phương pháp diệt hạch giao cảm có tác dụng nhanh và ngừng tiết mồ hôi hoàn toàn 2 bàn tay, da trở nên khô ráp rất khó chịu. Đối với tăng tiết mồ hôi ở nách thường đi kèm với hôi nách thì phương pháp phẫu thuật tỏ ra rất ưu việt: cắt da theo hình elip tẩy bỏ tuyến mồ hôi cách 2 bên mép cắt 2cm dựa vào sự phân bố của lông nách để cắt lọc. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao, có thể áp dụng rộng rãi ở tuyến huyện.
Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/