Tình trạng đổ mồ hôi trộm thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nhiều người lớn cũng mắc phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nên cần được điều trị sớm.
Bệnh đổ mồ hôi trộm là gì?
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm dù thời tiết không nóng, không mặc nhiều quần áo ki ngủ. Mồ hôi ra nhiều đến mức làm ướt quần áo, ga giường. Đổ mổ hôi trộm vào ban đêm khiến nhiều người mất ngủ, đang ngủ cũng phải thức giấc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, lâu dần sẽ đe dọa đến sức khỏe của người bệnh.
Đổ mồ hôi trộm là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt nam nữ, tuổi tác. Trong đó, trẻ em là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn cả.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em
Dù trời nóng hay lạnh, mặc nhiều quần áo hay ít thì những đứa trẻ bị bệnh đổ mồ hôi trộm vẫn ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm. Nó khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí mồ hôi thấm ngược lại cơ thể gây viêm phổi, viêm phế quản.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ được chia thảnh 2 loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.
Đổ mồ hôi trộm sinh lý
Ở trẻ nhỏ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn. Vì thế, đổ mồ hôi nhiều là cách để cơ thể bé được tỏa nhiệt. Với lý do này, tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại.
Đổ mồ hôi trộm bệnh lý
Khác với đổ mồ hôi trộm sinh lý, tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc bệnh lý nào đó, có thể là còi xương. Bé sẽ ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ, khi bú mẹ dù thời thiết mát mẻ, môi trường thoáng mát.
Ngoài đổ mồ hôi nhiều, bé còn có thể có thêm một vài triệu chứng như kém ăn, ngực nhô, đầu xương to… Những vùng cơ thể của bé dễ đổ mồ hôi gồm: nách, ngực, lưng, bàn tay, bàn chân…
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm
Đổ mồ hôi trộm có thể do những nguyên nhân dưới đây gây nên:
Trẻ nhỏ bị thiếu vitamin D, canxi.
Mãn kinh: Phụ nữ giai đoạn này có thể gặp phải tình trạng đổ mồ hôi trộm.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc tâm thần.
Lạm dụng heroin.
Sử dụng đồ uống chứa cồn.
Hạ đường huyết.
Ung thư giai đoạn sớm.
Nhiễm trùng, nhất là bệnh lao, viêm tủy xương, áp xe, viêm nội tâm mạc.
Lo lắng, stress kéo dài.
Rối loạn nội tiết: cường giáp, hội chứng cận u, u tủy thượng thận.
Bệnh lý thần kinh tự động.
Rối loạn tự miễn.
Bệnh rỗng tủy sống.
Xơ hóa tủy xương.
Trong những nguyên nhân trên, có cả nguyên nhân chủ quan, cũng có cả nguyên nhân bệnh lý. Vì thế, người bệnh nên đi khám để nắm được nguyên nhân gây nên tình trạng đổ mồ hôi trộm. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Triệu chứng của bệnh đổ mồ hôi trộm
Triệu chứng đầu tiên và cũng là điển hình nhất của bệnh đổ mồ hôi trộm. Ngoài ra, người bệnh cũng cso thể gặp một vài triệu chứng đi kèm dưới đây:
Run, ớn lạnh, sosots.
Tiêu chảy.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nóng bừng vào ban ngày.
Nữ giới bị khô âm đạo.
Phương pháp điều trị đổ mồ hôi trộm
Việc điều trị đổ mồ hôi trộm phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là do sinh lý hay bệnh lý. Nếu nguyên nhân gây bệnh do môi trường sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý thì cần điều chỉnh lại.
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, bệnh lý thì cần đi khám và nghe theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Không nên tự mua thuốc về uống vì có thể không chữa được bệnh mà còn gây tác dụng phụ nguy hiểm khác.
Đối với trẻ nhỏ, nếu bé bị đổ mồ hôi trộm thì nên bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ, khi ngủ không cho bé mặc quá nhiều quần áo, quấn nhiều khăn. Phòng ngủ của trẻ nên thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt, cho bé ăn nhiều trái cây, rau quả và hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều mỡ.
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc