Câu hỏi:
Có phải chấn thương cổ chân không được điều trị thì sẽ để lại di chứng và thương tật suốt đời không thưa bác sĩ? (Lê Tuấn Thành - Nghệ An)
Trả lời:
Chấn thương cổ chân rất hay xảy ra, nhưng thường không được điều trị đúng mức, vì vậy, rất nhiều người đã phải gánh chịu những di chứng gây cản trở cho sinh hoạt suốt cuộc đời. Mọi trường hợp đều có thể dẫn tới chấn thương khớp cổ chân. Chẳng hạn, bước hụt, đi hay chạy trên một mặt không được bằng phẳng…
Nhưng chấn thương hay gặp hơn cả là ở những người lao động tay chân, chơi thể thao. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh hay bị loãng xương cũng dễ bị chấn thương khớp cổ chân. Chấn thương khớp cổ chân có nhiều mức độ khác nhau.
Thông thường, những trường hợp chấn thương nặng khiến xương gãy hoặc khớp cổ chân mất cân bằng sẽ được giải phẫu, hoặc bó bột để chỉnh cho xương ngay lại. Những trường hợp nhẹ hơn, chỉ có các sợi dây chằng bị dãn hoặc rách, song khớp vẫn còn vững, không mất cân bằng sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau, chườm đá, gác chân lên cao, quấn băng thun để cổ chân bớt sưng...
Trong vòng tuần đầu, ngay khi cổ chân bớt sưng và đau, bệnh nhân có thể đi đứng lại. Việc hoạt động ít hay nhiều phụ thuộc vào sự tiến triển của bệnh. Nếu không sớm cử động và tập luyện khớp cổ chân, chân bạn sẽ bị cứng, việc hồi phục sau chấn thương sẽ khó khăn và lâu hơn.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Câu hỏi:
Có phải chấn thương cổ chân không được điều trị thì sẽ để lại di chứng và thương tật suốt đời không thưa bác sĩ? (Lê Tuấn Thành - Nghệ An)
Trả lời:
Chấn thương cổ chân rất hay xảy ra, nhưng thường không được điều trị đúng mức, vì vậy, rất nhiều người đã phải gánh chịu những di chứng gây cản trở cho sinh hoạt suốt cuộc đời. Mọi trường hợp đều có thể dẫn tới chấn thương khớp cổ chân. Chẳng hạn, bước hụt, đi hay chạy trên một mặt không được bằng phẳng…
Nhưng chấn thương hay gặp hơn cả là ở những người lao động tay chân, chơi thể thao. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh hay bị loãng xương cũng dễ bị chấn thương khớp cổ chân. Chấn thương khớp cổ chân có nhiều mức độ khác nhau.
Thông thường, những trường hợp chấn thương nặng khiến xương gãy hoặc khớp cổ chân mất cân bằng sẽ được giải phẫu, hoặc bó bột để chỉnh cho xương ngay lại. Những trường hợp nhẹ hơn, chỉ có các sợi dây chằng bị dãn hoặc rách, song khớp vẫn còn vững, không mất cân bằng sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau, chườm đá, gác chân lên cao, quấn băng thun để cổ chân bớt sưng...
Trong vòng tuần đầu, ngay khi cổ chân bớt sưng và đau, bệnh nhân có thể đi đứng lại. Việc hoạt động ít hay nhiều phụ thuộc vào sự tiến triển của bệnh. Nếu không sớm cử động và tập luyện khớp cổ chân, chân bạn sẽ bị cứng, việc hồi phục sau chấn thương sẽ khó khăn và lâu hơn.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/