15 bệnh lây truyền khi mang thai và cách phòng ngừa

15 bệnh lây truyền khi mang thai và cách phòng ngừa

17-03-2020

Bệnh lây truyền khi mang thai là những rủi ro không ai mong muốn có thể gây nguy hiểm cho con nếu bệnh không được phòng chống hay phát hiện kịp thời. Bệnh lây truyền xảy ra là do những bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể từ bố mẹ sang con, không phải do tác động môi trường. Có rất nhiều bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con do đó các bậc phụ huynh cần được trang bị kiến thức đầy đủ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho con.

15 bệnh lây truyền khi mang thai

Một số bệnh lây truyền khi mang thai thường thấy là viêm gan siêu vi B, Rubella, bệnh lậu, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, bệnh mụn rộp (còn gọi là Herpes), bệnh u sùi ở cơ quan sinh dục, nấm ở cơ quan sinh dục; bệnh do Chlammydia, bệnh trùng roi, nhiễm HIV… Dưới đây là 15 bệnh lây truyền khi mang thai phổ biến, các mẹ cần lưu ý để phòng ngừa, tránh mắc phải.

Bệnh máu khó đông

Là tình trạng không thể cầm máu khi bị đứt tay hay trầy xước nhẹ, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Bệnh máu khó đông có tính chất di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X và thường thấy ở bé trai.

Bệnh tiểu đường

Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 1 thì tỉ lệ di truyền là 25%; với tiểu đường loại 2 là 15% – 35%. Còn trường hợp cả bố mẹ đều mắc bệnh thì tỉ lệ này là 50% – 70%.

Bệnh lây truyền khi mang thai Tiểu đường thai kỳ

Bệnh huyết tán bẩm sinh

Tán huyết

 là một loại bệnh di truyền về máu thường gặp ở trẻ em nếu bố hoặc mẹ bị bệnh, hoặc cả hai đều mang gen bệnh này. Bình thường gen này lặn trên nhiễm sắc thể, tức là người mang bệnh không có biểu hiện sinh lý, nó chỉ biểu hiện khi hai gen bệnh kết hợp với nhau. Khi đó khả năng truyền bệnh sang con lên đến 75%.

Bệnh cận thị

Nếu bố hoặc mẹ bị cận thị bẩm sinh thì khả năng sinh con bị cận thị là rất cao. Đặc biệt với những bố mẹ có độ cận thị từ 6 đi ốp trở lên thì tỷ lệ di truyền sang con sẽ cao hơn.

Bệnh mù màu

Biểu hiện của bệnh là không thể phân biệt được các màu sắc, những gì thấy được sẽ chỉ là hai màu trắng đen. Nếu mẹ mang gen bệnh thì sinh con trai dễ mắc bệnh mù màu, nếu cả bố lẫn mẹ đều có gen bệnh thì sinh bé gái sẽ dễ mắc bệnh.

Viêm gan siêu vi B

Bệnh có thể lây nhiễm từ mẹ sang con khi mang thai, lúc sinh hoặc giai đoạn cho con bú. Khi bị lây truyền từ mẹ, trẻ thường ít có triệu chứng…Gan lách trẻ có thể to, có tổn thương và dễ chảy máu. Nếu bị nặng có thể tử vong. Vì vậy, nếu không bị nhiễm và dự định mang thai thì cần tiêm ngừa viêm gan siêu vi B. Nếu mẹ đã bị nhiễm thì trẻ sẽ được phòng ngừa bằng globulin miễn dịch và vacxin sau khi sinh.

Bệnh lây truyền khi mang thai

Rubella

Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ trẻ bị dị tật rất cao. Vì vậy, cần tiêm ngừa trước khi mang thai 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng.

Bệnh lậu

Bệnh lậu cũng nằm trong danh sách bệnh lây truyền khi mang thai. Mẹ bị bệnh lậu không được điều trị sẽ lây cho trẻ ngay trong tuần đầu tiên sau sinh. Hai mắt trẻ dính không mở được, sưng húp. Nếu không được điều trị trẻ sẽ dễ bị mù vì loét hay sẹo giác mạc…

Vì vậy, các chuyên gia sản phụ khoa thường khuyên phụ nữ có bệnh lậu nên điều trị lành rồi hãy mang thai.

Nhiễm liên khuẩn cầu nhóm B

Khi bị nhiễm liên khuẩn cầu nhóm B, trẻ có thể bị viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm rộp da hoăc viêm xương khớp. Nếu được điều trị, 50% trẻ bị nhiễm khuẩn có thể hết.

Bệnh mụn rộp

Nếu trẻ bị nhiễm từ mẹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều mức độ như có thể bị tổn thương 1 phần cơ thể hoặc toàn thân…Trẻ bị bệnh này có triệu chứng ngủ lơ mơ suốt ngày, hay quấy khóc, bú kém, tiêu chảy, khó thở và có thể lên cơn co giật…Những bộ phận khác có thể bị tổn thương như gan, lách, mắt...

Bệnh lây truyền khi mang thai Bệnh mụn rộp - Bệnh lây truyền khi mang thai 

Bệnh u sùi ở cơ quan sinh dục

Sự lây nhiễm có thể xảy ra khi còn là bào thai hoặc khi sinh. Tổn thương thường phát triển ở âm hộ, dương vật và hậu môn. Phần lớn các trường hợp tự khỏi nhưng cũng có thể tái phát. Hãy điều trị dứt bệnh trước khi mang thai là lời khuyên bác sĩ sản phụ khoa dành cho các bà mẹ.

Nhiễm nấm lúc mang thai

Dù không nghiêm trọng nhưng thường làm trẻ khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc. Nấm thường phát triển ở lưỡi và niêm mạc miệng thành từng đám trắng hoặc bộ phận sinh dục.

Bệnh do Chlamydia

Trẻ bị lây nhiễm có thể bị viêm mắt sơ sinh, viêm phổi và viêm ống tai. Viêm mắt thường xảy ra khoảng 2 tuần sau khi sinh. Nếu không điều trị, bệnh có thể trở thành mãn tính, dễ tái phát  và có thể để lại sẹo ở giác mạc.

Bệnh trùng roi

Trẻ bị nhiễm trùng roi có xuất tiết ở âm đạo hoặc ngứa ở âm hộ, bứt rứt, khó chịu, bú kém và thường quấy khóc.

Nhiễm HIV

Trẻ có thể bị nhiễm HIV khi còn là thời kỳ bào thai, trong lúc sinh hoặc khi cho con bú.

Có thể bạn quan tâm:

Biện pháp phòng bệnh lây truyền khi mang thai tốt nhất

Khám sức khỏe định kỳ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, biện pháp phòng chống bệnh di truyền từ cha mẹ sang con tốt nhất là khám sức khỏe định kỳ.

Việc khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp:

– Phát hiện những bất thường về sức khỏe, đưa ra phương hướng, liệu pháp điều trị kịp thời.

– Loại bỏ các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh, hướng dẫn cách phòng tránh bệnh an toàn.

– Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc, điều chỉnh lối sống nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tuyệt vời giúp bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người thân yêu.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân cho cha mẹ

Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, cha mẹ được tư vấn, trang bị kiến thức đầy đủ trước khi có dự định mang thai, giúp dự phòng được các bệnh di truyền cũng như dị tật bẩm sinh

cho đứa con trong tương lai. Từ đó các bác sỹ sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất để các cặp vợ chồng sinh ra những thiên thần khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, khám sức khỏe tiền hôn nhân còn tư vấn cho các cặp vợ chồng một cuộc sống tình dục lành mạnh, giúp bạn chủ động kiểm soát thời điểm mang thai thuận lợi và sinh con an toàn nhất.

Bệnh lây truyền khi mang thai Khám thai định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh lây truyền khi mang thai

Khám sức khỏe tổng quát cho con trẻ

Việc đưa con trẻ đi khám sức khỏe tổng quát là cực kì cần thiết, nhất là trong trường hợp cha mẹ mắc các bệnh di truyền. Sau khi sinh con, cha mẹ cần đưa trẻ đi tầm soát những bệnh lý này ngay khi có thể. Nếu phát hiện sớm, ca mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc, chữa trị hợp lý nhất, từ xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp đến cách thức tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Khi đăng kí khám sức khỏe cá nhân tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách sẽ được lựa chọn 7 gói khám từ cơ bản đến chuyên sâu cùng dịch vụ y tế đẳng cấp 5 sao, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm đến từ những bệnh viện công hàng đầu cả nước. Để được tư vấn chi tiết vui lòng bấm số HOTLINE: 0932 232 016 – 0911 908 856 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay