Những bệnh lý trong thai kỳ có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu cần trang bị kiến thức về các bệnh nguy hiểm khi mang thai thường gặp để có những biện pháp phòng ngừa đúng cách tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tại sao phải chú ý đến những bệnh nguy hiểm khi mang thai?
Rất nhiều phụ nữ gặp vấn đề sức khỏe khi mang thai, những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Ngay cả những phụ nữ khỏe mạnh trước khi mang thai cũng có thể gặp biến chứng do bệnh lý thai kỳ.
Trong thời gian mang thai, sự thay đổi liên tục của các hormone nội tiết làm sức đề kháng của mẹ suy giảm, do đó mẹ bầu có khả năng mắc những bệnh nguy hiểm khi mang thai.
Việc trang bị kiến thức và thực hiện những biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Dưới đây là tổng hợp 20 bệnh phố biến khi mang thai mà chị em cần lưu ý.
Huyết áp cao
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi các động mạch mang máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể bị thu hẹp. Điều này làm tăng áp lực trong các động mạch. Cao huyết áp là một trong những bệnh nguy hiểm khi mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý.
Huyết áp cao phát triển trong khi mang thai được gọi là tăng huyết áp thai kỳ. Thông thường, tăng huyết áp thai kỳ xảy ra trong nửa sau của thai kỳ và giảm dần sau khi sinh.
Trong thai kỳ, tình trạng cao huyết áp có thể khiến máu khó đến được nhau thai, khó cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Lưu lượng máu giảm còn có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi và khiến mẹ có nguy cơ sinh non, bị tiền sản giật cao hơn.
Huyết áp cao là một bệnh nguy hiểm khi mang thai, chị em mắc bệnh này cần được theo dõi và kiểm soát bằng thuốc (nếu cần) trong suốt thai kỳ của họ.
Bệnh nguy hiểm khi mang thai - tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là dạng rối loạn chuyển hóa glucose do tuyến tụy không thể cung cấp đủ insulin cho cơ thể. Tình trạng này làm glucose tích tụ trong máu gây ra bệnh tiểu đường, còn được gọi là đường huyết cao.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh nguy hiểm khi mang thai và có thể dẫn đến các biến chứng xảy thai, sinh non và tiền sản giật. Ở nhiều mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ có thể phát triển thành tiểu đường type II sau khi sinh con.
Quản lý tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách tuân theo một kế hoạch điều trị được vạch ra bởi bác sĩ là cách tốt nhất để giảm hoặc ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến lượng đường trong máu cao trong thai kỳ. Nếu không được kiểm soát, tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến huyết áp cao do tiền sản giật và tăng trọng lượng thai nhi làm tăng nguy cơ sinh mổ.
Nhiễm trùng (bao gồm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục)
Nhiễm trùng, bao gồm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc sinh nở và dẫn đến các biến chứng cho phụ nữ mang thai, em bé sau khi sinh.
Một số bệnh nhiễm trùng được coi là bệnh nguy hiểm khi mang thai có thể truyền từ mẹ sang trẻ trong khi sinh; các nhiễm trùng khác có thể lây nhiễm cho thai nhi trong thai kỳ. Một số bệnh nhiễm trùng có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng cách chăm sóc theo dõi trước khi mang thai, trước khi sinh và sau sinh.
Các bệnh nhiễm trùng thai kỳ có thể dẫn đến hậu quả như:
Mất thai/sảy thai (trước 20 tuần mang thai), thai chết lưu
Mang thai ngoài tử cung do tử cung nhiễm trùng hoặc vòi trứng hẹp làm cho phôi không trụ ở tử cung mà làm tổ tại ống dẫn trứng.
Sinh non (trước 37 tuần thai kỳ), trẻ nhẹ cân
Dị tật bẩm sinh, bao gồm mù, điếc, dị dạng xương và thiểu năng trí tuệ
Ngoài ra, các nhiễm trùng trong thai kỳ cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh tử vong hoặc nhiễm trùng bẩm sinh.
Tiền sản giật
Là một trong những bệnh nguy hiểm khi mang thai hàng đầu, tiền sản giật là một tình trạng y tế nghiêm trọng có thể dẫn đến sinh non và tử vong. Nguyên nhân tiền sản giật đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Các yếu tố rủi ro dẫn đến tiền sản giật bao gồm:
- Mang thai lần đầu
- Tiền sản giật ở lần mang thai trước
- Thai phụ bị huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận và lupus ban đỏ
- Mang thai ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên
- Mang song thai hoặc nhiều thai nhi
- Sản phụ bị béo phì
Sinh non
Sinh non thực chất không phải là bệnh, nhưng là tình trạng đặc biệt nguy hiểm khi mang thai. Bất kỳ trẻ sơ sinh nào sinh non (sinh trước tuần 37) đều có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe vì các cơ quan như phổi và não chỉ kết thúc sự phát triển trong những tuần cuối cùng trước khi sinh đủ tháng (39 đến 40 tuần).
Một số điều kiện làm tăng nguy cơ sinh non, bao gồm nhiễm trùng, phát triển cổ tử cung rút ngắn hoặc sinh non trước đó.
Progesterone, một loại hormone được sản xuất tự nhiên trong thai kỳ, có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa sinh non ở một số phụ nữ. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng bổ sung progesterone cho những phụ nữ có nguy cơ sinh non cao do sinh non trước đó sẽ giảm 1/3 nguy cơ sinh non sau đó.
Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ theo chỉ định. Thêm vào đó, mẹ cũng cần đến các cơ sở y tế thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Liên hệ hotline 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây để đăng ký khám thai trọn gói cùng các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu:
Sảy thai
Sảy thai là thuật ngữ được sử dụng để mô tả mất thai từ nguyên nhân tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Các dấu hiệu có thể bao gồm đốm âm đạo hoặc chảy máu, chuột rút, hoặc chất lỏng từ âm đạo. Tuy nhiên, chảy máu từ âm đạo không có nghĩa là sảy thai sẽ xảy ra hoặc đang xảy ra.
Phụ nữ gặp phải dấu hiệu này tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ nên đến bệnh viện kịp thời để tránh rủi ro xảy ra.
Buồn nôn và ói mửa dữ dội
Buồn nôn và nôn là bình thường trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên, một số phụ nữ gặp các triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng hơn kéo dài trong tam cá nguyệt thứ ba.
Tình trạng buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng hơn là do hội chứng hyperemesis gravidarum - một bệnh nguy hiểm khi mang thai, dẫn đến giảm cân, giảm sự thèm ăn, mất nước và có thể ngất xỉu.
Thiếu máu
Phụ nữ mang thai cần nhiều chất sắt hơn bình thường để tăng lượng máu họ tạo ra trong thai kỳ. Thiếu máu thiếu sắt khi cơ thể không có đủ sắt có phần phổ biến khi mang thai và có liên quan đến sinh non và nhẹ cân.
Các triệu chứng thiếu sắt bao gồm cảm thấy mệt mỏi hoặc ngất xỉu, khó thở và trở nên xanh xao. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 27 miligam sắt mỗi ngày (có trong hầu hết các vitamin trước khi sinh) để giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Một số phụ nữ có thể cần thêm chất sắt thông qua các viên uống bổ sung sắt.
Hen suyễn
Hẹn suyễn có thể xuất hiện từ trước thai kỳ, tuy nhiên đối với những mẹ bầu có tiền sử hen suyễn rất dễ tái phát trong các tháng cuối thai kỳ. Thai phụ có thể sử dụng thuốc trị hen suyễn dạng khí dung để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Hẹn suyễn là bệnh nguy hiểm khi mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối tái phát có thể làm trẻ thiếu oxy dẫn đến sinh non. Trong thời gian cuối thai kỳ, thai phụ nên mang theo bên người ống hít để ngăn bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Trầm cảm
Trầm cảm rất dễ xảy ra đối với phụ nữ mang thai với các triệu chứng như buồn chán, mất ngủ, mất năng lượng. Làm bệnh nguy hiểm khi mang thai và có thể kéo dài cho tới sau sinh, trầm cảm có thể khiến mẹ bầu bị tăng cân kém, nghiện thuốc, nghiện rượu, trầm trọng hơn là có ý định tự tử. Thai nhi có mẹ bị trầm cảm sẽ dễ suy dinh dưỡng, chậm phát triển tâm thần, dễ sinh non.
Khi bị trầm cảm, mẹ bầu cần được theo dõi và điều trị đúng cách trách tình huống xấu có thể xảy ra.
Cảm cúm
Vào thời kỳ mang thai, sức khoẻ của mẹ bầu vô cùng nhạy cảm, nên rất dễ bị nhiễm siêu vi gây nên bệnh cảm cúm.
Cảm cúm là bệnh nguy hiểm khi mang thai, có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc dị tật thai nhỉ. Mẹ bầu bị cảm cúm không nên uống thuốc bừa bãi dẫn đến dị tật thai nhi, cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ. Mẹ bầu nên ăn nhiều tỏi, hoa quả và uống nhiều nước để nâng cao hệ miễn dịch.
Phù chân
Phù chân là triệu chứng gây khó chịu nhưng lại gặp thường xuyên ở những chị em đang mang thai. Bạn có thể bị phù nề ở tay, chân, mặt… Chứng phù xuất hiện là do lúc mang thai lượng nước tích trong cơ thể nhiều hơn, nếu uống ít nước, cơ thể sẽ càng trữ nước nhiều hơn, gây phù nặng hơn.
Giải pháp khắc phục tình trạng này như sau:
Khi ngủ, khi ngồi làm việc tìm chỗ gác chân cao.
Mặc đồ rộng, thoải mái.
Uống nhiều nước.
Đi bộ ít nhất 20-30 phút/ngày.
Đau lưng
Mặc dù không thường xuất hiện, tuy nhiên, đau lưng là một trong những bệnh nguy hiểm khi mang thai. Tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: tăng cân, áp lực lên thắt lưng khi mang thai, xương chậu nở dần. Nếu đứng hay ngồi lâu bạn sẽ đặc biệt đau nhức.
Để giảm đau lưng, phụ nữ mang thai nên áp dụng các phương pháp sau:
- Ngồi trên ghế có chỗ tựa êm ái.
- Tránh khiêng đồ nặng.
- Không ngồi quá lâu.
- Tuyệt đối không mang giày cao gót.
Hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP được biết đến là một rối loạn về gan và máu có thể dẫn đến gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Đây là bệnh nguy hiểm khi mang thai, có khả năng đe dọa đến tính mạng khi liên quan đến tiền sản giật, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ, có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc hiếm khi xảy ra sau sinh.
Ba triệu chứng bất thường của hội chứng HELLP thấy khi xét nghiệm máu, bao gồm:
- Hemolysis: tan máu
- EL (elevated liver enzymes): men gan cao
- LP (low platelet count): số lượng tiểu cầu thấp
Các biến chứng lớn xảy ra do hội chứng HELLP thường thấy:
Động kinh
Đột quỵ
Vỡ gan
Nhau bong non (Placental abruption) dẫn đến chảy máu, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bào thai và dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.
Ứ mật tại gan
Ứ mật tại gan là bệnh nguy hiểm khi mang thai, thường xảy ra vào cuối thai kỳ và gây kích thích ngứa dữ dội, vị trí trên bàn tay và bàn chân hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Các dấu hiệu ứ mật thai kỳ thường gặp cụ thể như sau:
Ngứa, đặc biệt là trên bàn tay và bàn chân (thường là triệu chứng duy nhất đáng chú ý)
Nước tiểu sẫm màu
Đau góc phần tư phía trên bên phải bụng không do sỏi mật
Phân lợt/nhạt màu
Mệt mỏi hoặc kiệt sức
Mất cảm giác ngon miệng
Ứ mật tại gan trong thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân:
- Tiền sử mang thai cá nhân hoặc gia đình bị ứ mật thai kỳ
- Tiền sử bệnh gan
- Thai đôi
Khi phát hiện các triệu chứng của ứ mật tại gan, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu cho mẹ bầu để kiểm tra tình trạng chức năng gan và hàm lượng acid mật trong máu.
Viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B là bệnh nguy hiểm khi mang thai, virus viêm gan B rất dễ lây truyền từ mẹ sang con, em bé bị lây nhiễm bệnh từ mẹ sẽ có nguy cơ chuyển sang mãn tính, xơ gan, ung thư gan.
Để phòng tránh bệnh này, phụ nữ trong độ tuổi mang thai cần tiêm phòng vaccine viêm gan B. Nếu đã bị nhiễm bệnh thì khi có thai, người mẹ cần được theo dõi và hướng dẫn cụ thể nhằm bảo vệ em bé trong suốt thai kỳ, và tiêm phòng ngay khi em bé mới sinh ra.
Táo bón
Táo bón rất dễ xảy ra đối với hơn 50% phụ nữ mang thai, nguyên nhân bởi thai phụ rất ít vận động, đồng thời nồng độ hormone progesterone trong máu tăng làm giảm nhu động ruột, thai khi phát triển gây chèn ép đại tràng. Ngoài ra mẹ bầu thường sử dụng nhiều thực phẩm chứa sắt sẽ gây nóng cho cơ thể.
Nếu tình trạng táo bón kéo dài, các chất độc hại trong phân khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại đường tiêu hoá, gây nhiễm độc ngoài ý muốn.
Chuột rút
Triệu chứng co thắt gây nên cảm giác đau, cẳng chân duỗi đơ ra, các ngón chân quắp xuống, vị trí ở bắp chuối chăn và bàn chân được gọi là chuột rút, thời gian xảy ra triệu chứng này chủ yếu vào ban đêm.
Nguyên nhân gây nên chuột rút là do cơ thể thiếu canxi. Giải pháp khi bị chuột rút là xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn, uống thêm viên bổ sung canxi và vitamin D.
Tiểu rắt
Tiểu rắt thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ, thực chất không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra do khi có thai, tử cung to dần lên, đè trực tiếp vào phía sau bàng quang dẫn đến kích thích làm thai phụ luôn có cảm giác mót tiểu, tạo nên tình trạng tiểu rắt.
Giải pháp cho tình trạng này là mẹ bầu nên uống ít nước trước khi đi ngủ.
Khó thở
Tình trạng khó thở xảy ra chủ yếu ở cuối thai kỳ, khi sức ép thai nhi đè lên cơ hoành, ngoài ra thiếu máu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, kê thêm gối khi ngủ cho dễ thở.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: