Hạnh phúc đan xen với những lo âu là tâm trạng chung của hầu hết các bà mẹ khi thai nghén đứa con đầu lòng. Từ khi mang thai cho đến lúc sinh con, bạn có thể đối đầu với rất nhiều rắc rối như: ốm nghén, chán ăn, choáng váng, tay chân sưng phù, rạn da... và những thay đổi bất thường khác của cơ thể.
Vậy bạn cần chuẩn bị cho mình kiến thức cơ bản về những chứng bệnh thông thường trong quá trình mang thai dưới đây:
Chảy máu nướu răng
Mang thai khiến sức đề kháng của bạn giảm sút, lúc đó nướu răng sẽ mềm và rất dễ bị tổn thương. Triệu chứng của nó là thường là sưng đỏ do bựa tích tụ ở chân răng gây đau nhức, biểu hiện qua những chứng bệnh về răng miệng như viêm nha chu, chảy máu chân răng...
Lời khuyên: Dùng chỉ nha khoa và đánh răng kỹ sau khi ăn. Nên đến nha sĩ để được tư vấn, bổ sung một số dưỡng chất cần thiết có lợi cho răng. Điều lưu ý đặc biệt là bạn không được chụp X quang hay gây mê lúc này.
Chứng khó thở
Vào cuối thai kỳ, khi sức ép của thai nhi đặt lên cơ hoành thì việc bạn khó thở là hoàn toàn bình thường. Khoảng một tháng trước khi sinh, chứng khó thở này sẽ giảm đi khá nhiều.
Tuy nhiên bạn cũng cần để ý đến lượng máu trong cơ thể mình bởi vì thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng trên.
Lời khuyên: Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Mỗi khi khó thở, hãy tập động tác ngồi chồm hổm và thở sâu, từ từ. Kê thêm một cái gối khi ngủ cho dễ thở.
Chứng táo bón
Kích thích tố progesterone trong quá trình mang thai sẽ làm chùng giãn các cơ ruột khiến nhu động ruột giảm đi và gây chứng táo bón. Bạn sẽ phải vất vả với việc đi tiêu phân khô, cứng và số lần đi ít hơn thường lệ.
Lời khuyên: Nên ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước.
Tập đi cầu bất cứ lúc nào bạn cảm thấy có nhu cầu, đừng nín nhịn.
Tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước.
Uống thuốc có bổ sung chất sắt đã được bác sĩ kê toa sau mỗi bữa ăn và quan trọng là hãy uống thật nhiều nước. Khám bác sĩ nếu chứng táo bón kéo dài.
Bị vọp bẻ (Chuột rút)
Đây là triệu chứng cơ bắp co thắt khiến bạn rất đau, thường xảy ra ở bắp chuối chân và bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm.
Bắt đầu cơn đau bằng triệu chứng cẳng chân duỗi đơ ra và các ngón chân quắp xuống. Theo nghiên cứu thì bệnh này xảy ra ở thai phụ thường là do cơ thể thiếu canxi.
Lời khuyên: Xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân bị co rút, sau đó đi dạo một vòng để máu lưu thông tốt hơn. Khám bệnh để bác sĩ bổ sung thêm canxi và vitamin D.
Choáng váng
Trong quá trình mang thai, huyết áp luôn thấp hơn bình thường, điều này khiến bạn luôn cảm thấy choáng váng, muốn xỉu bất cứ lúc nào.
Lời khuyên: Hãy chậm rãi, từ từ ngồi dậy mỗi khi bước xuống giường hoặc bồn tắm. Nếu mệt bất thình lình, hãy ngồi hoặc nằm lên một chiếc gối mềm cho đến khi thấy thăng bằng hơn.
Đái rắt
Hiện tượng đái rắt (thường vào ban đêm) là điều dễ gặp của các chị em mới có thai trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thực sự đây không phải là bệnh mà chỉ là hiện tượng sinh lý của người mới có thai của kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.
Khi có thai, tử cung to dần lên, đè trực tiếp vào phía sau bàng quang gây những kích thích khiến thai phụ luôn có cảm giác mót tiểu và tạo nên tình trạng đái rắt.
Lời khuyên: Uống ít nước trước khi đi ngủ. Không nên quá lo lắng bởi vì thường sau ba tháng trở đi, tử cung to lên, phát triển vượt ra khỏi lòng xương chậu và không trực tiếp đè vào bàng quang nữa, lúc đó hiện tượng này sẽ tự hết.
Tuy thế, khi thai nghén đến tháng cuối, vào những ngày sắp sinh, do đầu thai nhi tụt thấp xuống đè vào bàng quang, lúc đó tình trạng đái rắt lại có thể xuất hiện. Nếu hiện tượng này kéo dài thì hãy nghĩ đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
Ợ chua
Khi mang thai, do biến động về mặt kích thích tố, dịch vị chua trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản, điều này khiến bạn rất khó chịu, thậm chí còn cảm thấy đau rát nơi lồng ngực.
Lời khuyên: Buổi tối, hãy uống một ly sữa nóng, gối cao thêm một chiếc gối và khám bác sĩ để được hỗ trợ thuốc chống dư acid.
Són tiểu
Bạn thường són tiểu một ít ra quần vào lúc vận động mạnh, ho, hắt hơi hoặc cười. Nguyên nhân là bởi các cơ sàn xương chậu khi mang thai rất yếu.
Lời khuyên: Nên uống nhiều nước, tránh táo bón và xách nặng.Tập luyện các cơ sàn xương chậu đều đặn.
Trĩ
Khi đi cầu, bạn sẽ cảm thấy ngứa, đau và thậm chí là chảy máu thì đó là biểu hiện của bệnh trĩ.
Nguyên nhân là do đầu thai nhi đè lên các tĩnh mạch quanh hậu môn khiến chúng bị giãn nở. Bệnh thường biến mất ngay sau khi bé ra đời.
Lời khuyên: Bổ sung chất xơ, tránh táo bón và đứng quá lâu. Sử dụng một túi đá để chườm vào chỗ bị trĩ.
Phát ban khi mang thai
Do biến đổi kích thích tố trong quá trình mang thai, các mảng đỏ thường xuất hiện trên vùng có nếp gấp và hay ra mồ hôi như dưới 2 bầu vú hoặc vùng bẹn.
Lời khuyên: Năng tắm gội và lau khô những vùng này, nên dùng loại xà phòng ít hương thơm và dành cho da nhạy cảm. Mặc quần áo rộng bằng vải cotton.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Hạnh phúc đan xen với những lo âu là tâm trạng chung của hầu hết các bà mẹ khi thai nghén đứa con đầu lòng. Từ khi mang thai cho đến lúc sinh con, bạn có thể đối đầu với rất nhiều rắc rối như: ốm nghén, chán ăn, choáng váng, tay chân sưng phù, rạn da... và những thay đổi bất thường khác của cơ thể.
Vậy bạn cần chuẩn bị cho mình kiến thức cơ bản về những chứng bệnh thông thường trong quá trình mang thai dưới đây:
Chảy máu nướu răng
Mang thai khiến sức đề kháng của bạn giảm sút, lúc đó nướu răng sẽ mềm và rất dễ bị tổn thương. Triệu chứng của nó là thường là sưng đỏ do bựa tích tụ ở chân răng gây đau nhức, biểu hiện qua những chứng bệnh về răng miệng như viêm nha chu, chảy máu chân răng...
Lời khuyên: Dùng chỉ nha khoa và đánh răng kỹ sau khi ăn. Nên đến nha sĩ để được tư vấn, bổ sung một số dưỡng chất cần thiết có lợi cho răng. Điều lưu ý đặc biệt là bạn không được chụp X quang hay gây mê lúc này.
Chứng khó thở
Vào cuối thai kỳ, khi sức ép của thai nhi đặt lên cơ hoành thì việc bạn khó thở là hoàn toàn bình thường. Khoảng một tháng trước khi sinh, chứng khó thở này sẽ giảm đi khá nhiều.
Tuy nhiên bạn cũng cần để ý đến lượng máu trong cơ thể mình bởi vì thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng trên.
Lời khuyên: Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Mỗi khi khó thở, hãy tập động tác ngồi chồm hổm và thở sâu, từ từ. Kê thêm một cái gối khi ngủ cho dễ thở.
Chứng táo bón
Kích thích tố progesterone trong quá trình mang thai sẽ làm chùng giãn các cơ ruột khiến nhu động ruột giảm đi và gây chứng táo bón. Bạn sẽ phải vất vả với việc đi tiêu phân khô, cứng và số lần đi ít hơn thường lệ.
Lời khuyên: Nên ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước.
Tập đi cầu bất cứ lúc nào bạn cảm thấy có nhu cầu, đừng nín nhịn.
Tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước.
Uống thuốc có bổ sung chất sắt đã được bác sĩ kê toa sau mỗi bữa ăn và quan trọng là hãy uống thật nhiều nước. Khám bác sĩ nếu chứng táo bón kéo dài.
Bị vọp bẻ (Chuột rút)
Đây là triệu chứng cơ bắp co thắt khiến bạn rất đau, thường xảy ra ở bắp chuối chân và bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm.
Bắt đầu cơn đau bằng triệu chứng cẳng chân duỗi đơ ra và các ngón chân quắp xuống. Theo nghiên cứu thì bệnh này xảy ra ở thai phụ thường là do cơ thể thiếu canxi.
Lời khuyên: Xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân bị co rút, sau đó đi dạo một vòng để máu lưu thông tốt hơn. Khám bệnh để bác sĩ bổ sung thêm canxi và vitamin D.
Choáng váng
Trong quá trình mang thai, huyết áp luôn thấp hơn bình thường, điều này khiến bạn luôn cảm thấy choáng váng, muốn xỉu bất cứ lúc nào.
Lời khuyên: Hãy chậm rãi, từ từ ngồi dậy mỗi khi bước xuống giường hoặc bồn tắm. Nếu mệt bất thình lình, hãy ngồi hoặc nằm lên một chiếc gối mềm cho đến khi thấy thăng bằng hơn.
Đái rắt
Hiện tượng đái rắt (thường vào ban đêm) là điều dễ gặp của các chị em mới có thai trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thực sự đây không phải là bệnh mà chỉ là hiện tượng sinh lý của người mới có thai của kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.
Khi có thai, tử cung to dần lên, đè trực tiếp vào phía sau bàng quang gây những kích thích khiến thai phụ luôn có cảm giác mót tiểu và tạo nên tình trạng đái rắt.
Lời khuyên: Uống ít nước trước khi đi ngủ. Không nên quá lo lắng bởi vì thường sau ba tháng trở đi, tử cung to lên, phát triển vượt ra khỏi lòng xương chậu và không trực tiếp đè vào bàng quang nữa, lúc đó hiện tượng này sẽ tự hết.
Tuy thế, khi thai nghén đến tháng cuối, vào những ngày sắp sinh, do đầu thai nhi tụt thấp xuống đè vào bàng quang, lúc đó tình trạng đái rắt lại có thể xuất hiện. Nếu hiện tượng này kéo dài thì hãy nghĩ đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
Ợ chua
Khi mang thai, do biến động về mặt kích thích tố, dịch vị chua trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản, điều này khiến bạn rất khó chịu, thậm chí còn cảm thấy đau rát nơi lồng ngực.
Lời khuyên: Buổi tối, hãy uống một ly sữa nóng, gối cao thêm một chiếc gối và khám bác sĩ để được hỗ trợ thuốc chống dư acid.
Són tiểu
Bạn thường són tiểu một ít ra quần vào lúc vận động mạnh, ho, hắt hơi hoặc cười. Nguyên nhân là bởi các cơ sàn xương chậu khi mang thai rất yếu.
Lời khuyên: Nên uống nhiều nước, tránh táo bón và xách nặng.Tập luyện các cơ sàn xương chậu đều đặn.
Trĩ
Khi đi cầu, bạn sẽ cảm thấy ngứa, đau và thậm chí là chảy máu thì đó là biểu hiện của bệnh trĩ.
Nguyên nhân là do đầu thai nhi đè lên các tĩnh mạch quanh hậu môn khiến chúng bị giãn nở. Bệnh thường biến mất ngay sau khi bé ra đời.
Lời khuyên: Bổ sung chất xơ, tránh táo bón và đứng quá lâu. Sử dụng một túi đá để chườm vào chỗ bị trĩ.
Phát ban khi mang thai
Do biến đổi kích thích tố trong quá trình mang thai, các mảng đỏ thường xuất hiện trên vùng có nếp gấp và hay ra mồ hôi như dưới 2 bầu vú hoặc vùng bẹn.
Lời khuyên: Năng tắm gội và lau khô những vùng này, nên dùng loại xà phòng ít hương thơm và dành cho da nhạy cảm. Mặc quần áo rộng bằng vải cotton.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/