Cấn phải làm gì sau khi bị chó cắn là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là 4 lưu ý giúp đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh dại với những người bị chó/ mèo hoặc động vật cắn!
Các nguy cơ khi bị chó cắn
Tùy vào kích thước động vật hoặc độ mạnh của vết cắn mà bạn có thể phải đối mặt với 1 hoặc nhiều nguy cơ, như: trây xước da, nhiễm trùng vết thương, mất máu nhiều hoặc thậm chí là lây bệnh dại. Trong đó, lây virus dại do bị chó cắn là tình trạng nguy hiểm nhất và có thể ảnh hưởng tính mạng nếu không được xử lý đúng thời điểm.
Bệnh dại được gây ra bởi virus dại (Lyssavirus), chủ yếu được truyền từ động vật sang người thông qua tiếp xúc với nước bọt hoặc máu của động vật nhiễm virus. Khi virus lan đến hệ thần kinh và não bộ, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng nặng như co giật, cảm giác đau khi tiếp xúc với nước và suy giảm chức năng cơ bắp.
Nguy cơ tử vong khi virus dại đã lan đến não là 100%. Hiện chưa có bất cứ loại thuốc nào có thể điều trị bệnh dại, biện pháp hiệu quả nhất để điều trị dự phòng là tiêm vắc - xin và huyết thanh kháng dại trước khi virus lan đến hệ thần kinh (trong vòng 7 ngày sau khi bị chó mèo cắn).
4 việc cần làm sau khi bị chó cắn
Xử lý vết thương

Xử lý vết thương là việc cần làm đầu tiên ngay sau khi bị chó cắn hoặc có tiếp xúc với nước dãi của động vật qua vết thương hở. Việc làm sạch vết thương vừa giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng vừa có thể rửa bớt một lượng virus dại (nếu có), cũng như giúp việc khám vết thương trước khi tiêm phòng của bác sĩ được dễ dàng hơn.
Xối vết thương dưới vòi nước trong từ 10 - 15 phút. Có thể rửa với xà phòng để làm sạch tốt hơn.
Sát khuẩn với dung dịch cồn 70 độ hoặc những thuốc có hiệu quả tương tự (nếu có)
Với những vết thương sâu, chảy nhiều máu thì việc càn thiết nhất là cầm máu để hạn chế nguy cơ mất máu quá nhiều.
Đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương đúng cách.
Theo dõi động vật
Với những vết thương bị chó cắn trầy xước ít, không chảy máu và nằm xa trung tâm thần kinh thì bệnh nhân có thể theo dõi tại nhà. Trường hợp này chỉ áp dụng với những động vật nuôi đã từng tiêm vắc - xin dại và có thể theo dõi hằng ngày. Nếu trong vòng 10 ngày, động vật cắn không có triệu chứng dại, không tử vong bất thường thì bệnh nhân có thể yên tâm.
Mặt khác, nếu động vật chưa được tiêm vắc - xin phòng dại hoặc động vật có xuất hiện các triệu chứng như chảy nước dãi nhiều, hung dữ hơn, sủa nhiều,... thì bệnh nhân cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ virus dại lây lan.
Tiêm vắc - xin
Tiêm vắc - xin phòng dại cần được thực hiện càng sớm càng tốt để làm chậm sự lan tỏa của virus dại lên hệ thần kinh trung ương. Theo các bác sĩ, trường hợp bị chó cắn hoặc tiếp xúc với nước dãi của động vật nghi ngờ mắc bệnh dại thì cần phải tiêm phòng trong vòng 7 ngày.

Hiện tiêm vắc - xin phòng dại với những trường hợp phơi nhiễm hoặc phòng bệnh với những người có nguy cơ phải tiếp xúc với virus dại. Tại Việt Nam có 5 loại vắc – xin phòng dại được sử dụng, bao gồm:
Verorab: có nguồn gốc từ tập đoàn Sanofi Pasteur. Đây là vắc – xin dạng nước pha tiêm (bột và dung môi), được khuyến cáo tiêm chủng cho tất cả mọi người.
Abhayrab: Là vắc – xin có nguồn gốc từ Ấn Độ, an toàn, không gây ảnh hưởng đến tâm thần và thể chất.
Rabipur (PCEC): được sử dụng rộng rãi, không chứa tá dược và dùng đường tiêm bắp.
Speeda: Có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiệu quả phòng bệnh tốt.
Vắc – xin HDCV: Được sử dụng trước khi tiếp xúc với virus dại.
Tiêm huyết thanh kháng dại
Huyết thanh kháng dại SAR được tinh chế từ máu ngựa có chứa kháng thể chống virus dại. Đây được cho là biện pháp điều trị dự phòng bệnh dại hiệu quả, có tác dụng tạo hệ miễn dịch thụ động làm chậm tự lan tỏa của virus dại cho tới khi vắc – xin phòng dại phát huy tác dụng.
Huyết thanh kháng dại được chỉ định sử dụng trong ngày đầu tiên sau khi bị động vật cắn/ cào và phát huy tác dụng trong 24h sau tiêm. Với những trường hợp không kịp sử dụng huyết thanh trong ngày đầu tiên, người bệnh có thể được tiêm huyết thanh sau 7 ngày khi tiêm mũi đầu tiên của vắc - xin phòng dại.
Lưu ý: Huyết thanh kháng dại thường được tiêm cùng với vắc - xin dại nhưng ở vị trí tiêm khác nhau. Huyết thanh SAR chỉ được tiêm vào phần bắp, dưới da, không tiêm huyết thanh vào tĩnh mạch người bệnh.
Tiêm huyết thanh kháng dại Sar ở đâu?
Do yêu cầu về trình độ đội ngũ bác sĩ nên hiện nay, huyết thanh kháng dại SAR chỉ được cấp phép sử dụng tại một số cơ sở y tế. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là đơn vị y tế tư nhân duy nhất (tính đến thời điểm hiện tại) được phép sử dụng huyết thanh này.

Những ưu điểm khi tiêm huyết thanh kháng dại tại Hồng Ngọc:
100% bệnh nhân được khám và sàng lọc trước tiêm cùng bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm, được thử phản ứng huyết thanh trước khi tiêm.
Nguồn gốc huyết thanh rõ ràng, bảo quản trong tủ chuyên dụng đạt chuẩn GSP với nhiệt độ từ 2 - 8 độ C.
Phòng theo dõi sau tiêm được trang bị đầy đủ các phương tiện và thiết bị cấp cứu, ekip cấp cứu sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng để giảm tối đa tổn thương do sốc phản vệ sau tiêm.
Thông tin tiêm chủng được đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia, giúp người bệnh không bị lỡ hoặc thừa mũi tiêm phòng.
Thông tin liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh – số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tel: +(84-24) 7300 8866 ext *0
Xem thêm: TOÀN BỘ CÁC GÓI TIÊM CHỦNG TẠI HỒNG NGỌC
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác!