Loãng xương có chữa được không? địa chỉ chữa loãng xương uy tín?

Loãng xương có chữa được không? địa chỉ chữa loãng xương uy tín?

27-10-2022

Loãng xương gây đau mỏi, ảnh hưởng tới chiều cao và cột sống của người bệnh. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy, bệnh loãng xương có chữa được không, cách điều trị loãng xương thế nào?

Tổng quan về loãng xương

Loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý khiến xương suy yếu, trở nên mỏng manh và dễ gãy. Tuy nhiên, loãng xương có diễn biến âm thầm, không có các triệu rõ rệt và thường chỉ được phát hiện khi bị ngã hoặc va chạm đột ngột khiến xương bị gãy. 

Bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng loãng xương nghiêm trọng, cản trở hoạt động thường ngày như chân tay bị tê, mỏi, đau nhức, ê buốt, thoái hóa khớp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Nếu phát hiện và điều trị muộn, người bệnh có nguy cơ gãy xương khi va chạm nhẹ, tàn tật, bại liệt...

loang xuong co chua duoc khong Loãng xương gây phá hủy cấu trúc xương

Nguyên nhân và các yếu tố gây loãng xương

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến loãng xương, dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Di truyền: Người da vàng, da trắng có tỉ lệ loãng xương cao hơn so với người da đen. Loãng xương có thể xuất hiện theo di truyền, nghĩa là nếu gia đình có người bị loãng xương, bạn cũng có khả năng mắc căn bệnh này.

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Thiếu canxi, vitamin D, vitamin B6,... là nguyên nhân dẫn đến loãng xương. Bên cạnh đó, nếu cơ thể không hấp thụ được Canxi, khả năng loãng xương cũng sẽ tăng. Chỉ có 20-30% canxi trong bữa ăn được hấp thu vào cơ thể. Sự hấp thu canxi có thể giảm nếu bị gắn kết với một số chất khác trong bữa ăn như xơ, phytate, oxalate…

  • Sinh hoạt không điều độ: Không tập thể dục thường xuyên sẽ khiến xương yếu và loãng. Người hay hút thuốc lá, sử dụng rượu bia nhiều chính là đối tượng dễ mắc loãng xương. Một vài chất trong thuốc lá như Nicotin, Cortisol thúc đẩy sự phân hủy của xương, phá vỡ sự cân bằng hormone.

  • Mất cân bằng hormone: Nồng độ estrogen thấp là lý do khiến phụ nữ mãn kinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều dễ gặp phải loãng xương. Vì vậy, loãng xương thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với đàn ông.

  • Mắc các bệnh khác: Loãng xương có thể là biến chứng của các bệnh như tiêu hóa (khó hấp thụ Canxi, vitamin D), bệnh thận (mất canxi),...

Loãng xương có chữa được không?

Đối với người bị loãng xương, điều quan tâm nhất của họ chính là loãng xương có chữa được không. Mặc dù loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể cải thiện tình trạng này qua việc phục hồi xương từ từ. Dưới đây là mục tiêu chữa loãng xương:

  • Phục hồi cấu trúc xương đã bị loãng 

  • Phục hồi độ khoáng hóa xương.

  • Tăng khối lượng xương.

  • Không để tình trạng loãng xương tiếp tục

loãng xương có chữa được không Mục đích điều trị loãng xương là phục hồi cấu trúc xương

Chẩn đoán loãng xương

Chẩn đoán bệnh loãng xương là bước quan trọng để xác định loãng xương có chữa được không.

Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra mật độ xương để có kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh. Tầm soát loãng xương được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới 70 tuổi, đặc biệt nếu họ có các vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng đến xương. Nếu bạn bị gãy xương sau một chấn thương nhỏ, việc kiểm tra mật độ xương có thể giúp bác sĩ đánh giá kỹ càng hơn.

Người bệnh có thể cung cấp một số thông tin dưới đây để hỗ trợ quá trình chẩn đoán:

  • Các triệu chứng bạn đang cảm nhận được

  • Tiền sử bệnh của bản thân và gia đình

  • Những thực phẩm, các loại thuốc bị dị ứng

Phương pháp phòng ngừa và điều trị loãng xương

Loãng xương có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều trị và phòng ngừa đúng cách. Các phương pháp chữa loãng xương phù hợp sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. 

Cải thiện loãng xương nhờ chế độ ăn uống khoa học:

Bệnh nhân loãng xương cần đảm bảo bổ sung canxi và vitamin D vào chế độ dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, chỉ có 20-30% canxi trong bữa ăn được hấp thu vào cơ thể. Sự hấp thu canxi có thể giảm nếu bị gắn kết với một số chất khác trong bữa ăn như xơ, phytate, oxalate… Vitamin D rất cần thiết để hấp thu canxi ở dạ dày và cho các hoạt động chức năng của canxi trong cơ thể. 

Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp canxi, hạn chế loãng xương

Nhu cầu canxi của từng độ tuổi theo khuyến cáo của Viện Y khoa Mỹ:

Độ tuổi Lượng canxi cần thiết mỗi ngày
0 – 6 tháng 210 mg
7 – 12 tháng 270 mg
1 – 3 tuổi 500 mg
4 – 8 tuổi 800 mg
9 – 18 tuổi 1.300 mg
19 – 50 tuổi  1.000 mg
Trên 51 tuổi 1.200 mg

Vitamin D, canxi có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, rau lá xanh, hạt óc chó, cá hồi, hải sản. Cần lưu ý sữa, yaourt, phô mai có chứa nhiều canxi, nhưng cũng chứa một lượng không nhỏ chất béo động vật (béo bão hòa), vì vậy cần lưu ý trên những người tăng mỡ máu vì có thể gây ra bệnh tim mạch. 

Để chữa loãng xương được hiệu quả, người bệnh cần tránh những thực phẩm có hại như: đồ uống có ga, cà phê, rượu bia; hạn chế thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp…

Sinh hoạt, vận động điều độ

Xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của cơ thể và hạn chế các biến chứng loãng xương. Người cao tuổi cần đề phòng té ngã trong sinh hoạt, tập luyện, tránh quá sức.

loãng xương có chữa được không Tập thể dục giúp xương chắc khỏe

Người bị loãng xương nên lựa chọn các bài tập vừa sức với bản thân:

  • Khi tập luyện vào buổi sáng, cơ thể sẽ dễ hấp thu vitamin D, tăng cường sự chắc khỏe của xương.

  • Có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ xương khớp để giảm lực đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.

  • Các bài tập phù hợp với người loãng xương: tập dưỡng sinh, đi bộ, yoga,...

Liệu pháp hormone

Trước đây, sử dụng estrogen là liệu pháp được khuyên dùng cho bệnh nhân nữ. Estrogen có thể giúp duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, liệu pháp này dễ dẫn tới tăng nguy cơ ung thư vú và máu đông, gây đột quỵ,... nên bây giờ không thường được sử dụng nữa. 

Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương (đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh) sẽ được chỉ định dùng Raloxifene (Evista). Đây là một chất có công dụng tương tự với Estrogen đối với mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Tác dụng phụ loại thuốc này là làm cơ thể nóng bừng, tăng nguy cơ đông máu, nhưng giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư vú. 

Ở nam giới, loãng xương có thể liên quan đến sự suy giảm dần dần nồng độ testosterone theo tuổi tác. Liệu pháp thay thế testosterone có thể giúp cải thiện các triệu chứng của testosterone thấp. 

Điều trị bằng thuốc chống hủy xương

Để điều trị loãng xương một cách hiệu quả nhất người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc nhưng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh những dị ứng nguy hiểm. Thông thường, thuốc điều trị loãng xương cần uống hàng tuần, uống trước ăn sáng ít nhất 30 phút và không được nằm sau uống thuốc ít nhất 30-60 phút; thuốc bị giảm hấp thụ bởi thức ăn, đồ uống chứa sắt, calci. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây trào ngược dạ dày thực quản vì thế nên hạn chế sử dụng cho bệnh nhân có bệnh lý dạ dày - thực quản trước đó.

Hiện nay, bisphosphonate là nhóm thuốc ức chế hủy xương thường được lựa chọn đầu tiên trong điều trị loãng xương. Bisphosphonate có loại uống, tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp không có chống chỉ định cụ thể, bisphosphonate đường uống được coi là lựa chọn ban đầu cho hầu hết bệnh nhân loãng xương trong đó có phụ nữ sau mãn kinh, người cao tuổi, nam giới thuộc nhóm nguy cơ (nghiện rượu bia, thuốc lá,…)

Ngoài ra còn một số loại thuốc chống hủy xương khác như: Alendronate, Zoledronic acid (Aclasta 5mg/100ml), Calcitonin, Strontium ranelate (Protelos), Deca-Durabolin và Durabolin,...

Truyền loãng xương bằng thuốc Aclasta:

Thuốc Aclasta chứa hoạt chất chính là acid zoledronic có tác dụng ngăn ngừa sự tiêu xương, giảm tỷ lệ lún xẹp đốt sống, làm chậm quá trình mất xương đồng thời thúc đẩy tái tạo tế bào xương mới. Thuốc được truyền qua đường tĩnh mạch, được phân bố nhanh vào xương và khu trú trước hết vào các vị trí có sự luân chuyển xương cao giúp làm chậm, ngăn ngừa quá trình hủy xương, tái tạo, tăng mật độ xương, giảm đau cột sống hiệu quả.

Thời gian truyền thuốc Aclasta chỉ mất khoảng 15 phút nhưng hiệu quả trong 12 tháng và được chỉ định dùng thuốc 1 lần/ năm. Phương pháp này có hiệu quả cao hơn so với uống thuốc (thể hiện qua 2 yếu tố: tăng mặt độ xương (5 - 7%), giảm nguy cơ gãy xương (70%)). Thuốc được hấp thụ gần như tuyệt đối vào xương và phù hợp cho cả bệnh nhân có bệnh lý về dạ dày, thận; hạn chế việc quên thuốc, bỏ thuốc, uống thuốc không đúng cách,... Nhờ đó, đem lại hiệu quả nhanh chóng mà không cần uống thuốc.

Tuy nhiên, để biết được cách điều trị loãng xương nào phù hợp với tình trạng bệnh của mình thì bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa Cơ xương khớp, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại để được thăm khám và định hướng chính xác nhất.

Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ chữa loãng xương uy tín

Tại Hà Nội, có rất nhiều bệnh viện, phòng khám có thể điều trị bệnh loãng xương. Trong đó, Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ được nhiều bệnh nhân đánh giá cao về chất lượng dịch vụ cũng như cơ sở vật chất.

ưu đãi bảo hiểm Bệnh viện Hồng Ngọc sở hữu trang thiết bị máy móc hiện đại, giúp chẩn đoán bệnh chính xác

Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám và điều trị loãng xương bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao bằng những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay.

– Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước: TS.BS Nguyễn Thị Ngọc có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bảo tồn các bệnh lý xương khớp, tránh ảnh hưởng đến bệnh lý nền của bệnh nhân. Cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao khác như: Ths.BS Ngô Thị Trang, Ths. Hoàng Thị Phương Thảo, ThS.BS – Phan Thị Sinh,…

– Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu của Mỹ giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất: Máy đo loãng xương Hologic (Mỹ) đạt chuẩn WHO, cho độ chính xác cao mà không phát tán phóng xạ nên rất an toàn. Và còn nhiều các loại máy hiện đại khác như: máy X- Quang, máy siêu âm khớp Logiq P7, máy MRI SIGNA Prime,…

Bên cạnh đó là vô vàn các tiện ích khác như:

– Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân

– Gói khám và tầm soát loãng xương được xây dựng khoa học, hợp lý

– Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…

– Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí

– Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về điều trị loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay