Viêm tai xương chũm là biến chứng của bệnh viêm tai giữa rất thường gặp nhất. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài do không điều trị dứt điểm viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nội - ngoại sọ, đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ dưới 2 tuổi dễ mắc bệnh lý viêm tai này.
Viêm tai xương chũm là gì?
Viêm tai xương chũm là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn trong các tế bào khí xương chũm gây ra. Cụ thể, phần xương chũm này thuộc thái dương hộp sọ với các tế bào khí có chức năng bảo vệ xương thái dương khi bị chấn thương. Đặc biệt, các tế bào khí này có nhiệm vụ bảo vệ các cấu trúc tinh vi của tai và điều chỉnh áp lực tai cho phù hợp với môi trường.
Khi tai giữa viêm nhiễm kéo dài không được điều trị triệt để, các ổ viêm có xu hướng lan vào hốc xượng chũm trong tai, gây ứ động dịch, tác động tiêu cực đến các tế bào khí trong xương thái dương.
Các đối tượng có nguy cơ mắc viêm tai xương chũm là trẻ em, người có tình trạng suy giảm miễn dịch, người mắc viêm tai giữa cấp tính tái đi tái lại,... Tuy nhiên, trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất và có thể gặp biến chứng nguy hiểm nhất.
Biểu hiện bệnh viêm tai xương chũm
Tùy vào thời gian kéo dài bệnh và từng loại viêm mà bệnh viêm tai xương chũm sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Viêm tai xương chũm cấp tính:
Đau tai nặng: Bệnh nhân có thể cảm nhận đau tai mạnh, đặc biệt khi nhấn vào vùng xương chũm hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
Mủ màng nhĩ: Khi soi vào trong tai sẽ một khối phồng có mủ sau màng nhĩ, mủ có thể chảy ra ngoài tai.
Phát ban ngoài tai: Bệnh nhân có thể thấy xuất hiện một số phát ban nhỏ gần vùng tai, một số trường hợp có đau và sưng tấy vùng dái tai
Sốt và đau đầu: các cơn đau khiến cho cơ thể phản ứng sốt và kéo theo các cơn đau đầu triền miên
Trẻ em sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng đặc hiệu như quấy khóc, bỏ ăn,...
Viêm tai xương chũm mãn tính:
Đau tai kéo dài: Bệnh nhân có thể cảm nhận đau tai liên tục trên 30 ngày hoặc tái phát theo giai đoạn.
Xuất hiện mủ: Mủ xuất hiện với mức độ tăng dần, lan xuống cả vùng cổ. Trong một số trường hợp, mủ có thể chảy ra từ tai.
Đau xương chũm: Cảm giác đau tăng lên khi ấn vào xương chũm, da vùng này căng lên và sưng đỏ
Trường hợp bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể gặp tình trạng nôn, sốt cao, co giật,...
Để biết chính tình trạng bệnh lý viêm xoang của mình, bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Tai Mũi Họng. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Tai Mũi Họng qua hotline 091.2002.131 – 0949.646.556 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY.
Nguyên nhân viêm tai xương chũm
Nguyên nhân viêm tai xương chũm cấp tính
Bệnh viêm tai xương chũm cấp tính thường xuất hiện sau khi bị viêm tai giữa cấp. Đây là tình trạng nhiễm trùng do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenzae và Staphylococcus aureus gây ra, thường kéo dài từ 5-7 ngày.
Theo một số thống kê, cứ 100 người vị viêm tai giữa thì có 2-3 người gặp tình trạng viêm tai xương chũm cấp tính.
Nguyên nhân viêm tai xương chũm mãn tính
Viêm tai xương chũm mãn tính thường là kết quả của viêm tai xương chũm cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả. Trong trường hợp này, vi khuẩn tiếp tục tồn tại và gây nhiễm trùng kéo dài trong các tế bào xương chũm. Điều này dẫn đến sưng viêm kéo dài và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong vùng tai.
Viêm tai xương chũm có chữa khỏi được không?
Viêm tai xương chũm có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh tiêm qua đường tĩnh mạch theo phác đồ của bác sĩ. Biện pháp điều trị này áp dụng dược với trường hợp bệnh không phức tạp, không để lại biến chứng.
Tuy nhiên, trường hợp không được phát hiện kịp thời và khối viêm đã có dấu hiệu lan ra xung quanh, quá trình can thiệp phẫu thuật sẽ được áp dụng và trải qua nhiều bước gồm: tiệt căn xương chũm, nội soi vá nhĩ, chỉnh hình tai giữa. Bệnh nhân thậm chí phải trải qua 2 thì phẫu thuật cách nhau 6 tháng để có thê xử lý triệt để bệnh tích và khôi phục thính lực.
Biện pháp điều trị viêm tai xương chũm
Điều trị nội khoa
Sử dụng kháng sinh: Trong trường hợp viêm tai xương chũm cấp tính, việc sử dụng kháng sinh mạnh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm là rất quan trọng. Kháng sinh được chọn dựa vào kết quả xét nghiệm nhằm xác định loại vi khuẩn gây nhiễm và đánh giá độ nhạy cảm. Thời gian điều trị kháng sinh thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần để đảm bảo vi khuẩn bị diệt sạch. Đối với viêm tai xương chũm mãn tính, việc sử dụng kháng sinh có thể cần thiết để kiểm soát sự viêm nhiễm và giảm triệu chứng.
Thuốc giảm đau và chống viêm: Thuốc này giúp giảm đau và sưng trong vùng tai, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều trị.
Can thiệp phẫu thuật
Thủ thuật đặt ống thông khí màng nhĩ: Đối với những trường hợp viêm tai xương chũm cấp tính nặng và có mủ tích tụ trong tai, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật đặt ống thông khí màng nhĩ. Qua đó, ống thông khí được đặt vào lỗ tai giúp thoát mủ và giảm áp lực trong tai, từ đó giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ việc sử dụng kháng sinh hiệu quả hơn.
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm: Trong trường hợp viêm tai xương chũm mãn tính nghiêm trọng và không phản ứng tốt với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật tiệt căn xương chũm. Quá trình này bao gồm loại bỏ mảng xương viêm nhiễm và làm sạch khu vực xương chũm. Sau phẫu thuật, việc tuân thủ đúng liệu trình điều trị và kiểm tra định kỳ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo bệnh nhân hồi phục tốt.
Cách phòng ngừa viêm tai xương chũm
Tiêm vaccine
Tiêm vaccine phòng viêm tai giữa là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa viêm tai xương chũm. Vaccine phế cầu sẽ giúp ngăn ngừa một số loại phế cầu khuẩn xâm lấn, trong đó có cả phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra bệnh viêm tai giữa cấp tính.
Đối tượng đặc biệt cần sử dụng vaccine này là trẻ từ 6 tháng tuổi và người bị suy giảm hệ miễn dịch do có nguy cơ cao mắc viêm tai xương chũm.
Điều trị dứt điểm viêm tai giữa
Viêm tai giữa không được điều trị đúng cách có thể gây ra viêm tai xương chũm. Do đó, điều trị sớm và dứt điểm viêm tai giữa là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh viêm tai xương chũm.
Khi có triệu chứng như đau tai, sưng tấy tai, tai chảy mủ,... bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều trị đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ giúp ngăn ngừa vi khuẩn lan truyền vào xương chũm và phát triển thành viêm tai xương chũm.
Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiễm trùng
Vi khuẩn và virus thường gây nhiễm trùng tai giữa và gây ra viêm tai xương chũm. Hạn chế tiếp xúc với các môi trường có nguy cơ cao nhiễm trùng, như hút thuốc, tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm trùng hoặc vùng có không khí ô nhiễm, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai xương chũm.
Hỗ trợ hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể giúp ngăn chặn vi khuẩn và vi rút xâm nhập và phát triển trong tai. Hãy duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, vận động thường xuyên, đảm bảo ngủ đủ và tránh căng thẳng để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt.
Thông tin liên hệ:
KHOA TAI MŨI HỌNG – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC
– Địa chỉ:
Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Hotline: 091.2002.131 – 0949.646.556
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Cùng nâng cao kiến thức về bệnh lý tai mũi họng tại fanpage Khoa Tai Mũi Họng và PT Đầu cổ – BV Hồng Ngọc.