Viêm dạ dày cấp là tình trạng bệnh lý tiêu hóa có thể xảy ra với mọi người, từ người già đến trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện đột ngột, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Vậy viêm dạ dày cấp là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh? Cách chẩn đoán và điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm dạ dày cấp là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc kích ứng đột ngột gây sưng và viêm phù nề dẫn đến những cơn đau bất thường của dạ dày. Bệnh có nguy cơ sẽ tiến triển thành tình trạng ăn mòn, tạo nên vết loét cùng những vùng xuất huyết nhỏ bên trong niêm mạc dạ dày.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở tuổi trung niên và người già. Khác với viêm dạ dày mãn tính, cơn đau bụng của viêm dạ dày cấp thường chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu viêm dạ dày cấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tình trạng loét hoặc xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, viêm dạ dày cấp còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, đặc biệt là khi lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn.
Viêm dạ dày cấp là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc kích ứng đột ngột gây sưng và viêm phù nề
Nhìn chung, người bệnh có thể phát hiện bệnh lý viêm dạ dày cấp thông qua các dấu hiệu sau:
Mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian kéo dài của các triệu chứng có thể khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thể trạng của người bệnh. Thông thường, những triệu chứng trên có thể chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, nếu như các triệu chứng kéo dài hơn một tuần thì người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để nhận được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, nếu xuất hiện tình trạng đại tiện hoặc nôn ra máu thì người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.
Viêm dạ dày cấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến như:
Nhiễm vi sinh vật: sự xâm nhập và hoạt động của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên viêm dạ dày cấp. Ngoài ra, các loại vi khuẩn, virus, nấm… khác cũng là tác nhân nhưng không chiếm tỉ lệ cao.
Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm: sẽ khiến cho lượng bạch cầu tăng cao, gây kích ứng, tổn thương niêm mạc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày cấp.
Căng thẳng, stress kéo dài: có thể gây ra sự co thắt ở thực quản, làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày cấp.
Căng thẳng, stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp
Lạm dụng thuốc chống viêm không Steroid: Thuốc giảm đau, chẳng hạn như Aspirin, Ibuprofen… có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Việc lạm dụng uống thường xuyên với liều lượng cao sẽ dẫn đến viêm.
Lạm dụng rượu, bia, đồ uống có cồn: gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày cấp
Trào ngược mật: Mật được đào thải tự nhiên vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa, nếu vô tình di chuyển đến dạ dày sẽ gây tổn thương niêm mạc.
Rối loạn hệ miễn dịch: gây ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc dạ dày. Trong thời gian dài, tình trạng này sẽ khiến lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị bào mòn. Theo đó, viêm dạ dày cấp do rối loạn hệ miễn dịch thường xảy ra do cơ thể người bệnh thiếu hụt Vitamin B12… hoặc những người có bệnh nền như: đái tháo đường loại 1, bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto…
Vấn đề về mạch máu: Trong một số trường hợp hiếm gặp của bệnh lý dị dạng mạch máu hay biến chứng từ suy tim mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu vận chuyển đến dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp tính.
Thiếu máu cục bộ: Khi lượng máu cung cấp cho dạ dày không đủ, cũng có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp. Tình trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:
Bệnh u hạt: Viêm dạ dày cấp cũng có thể là biến chứng của bệnh u hạt. Đây là tình trạng bệnh lý này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tổn thương dạ dày.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị viêm dạ dày do uống thuốc có chứa sắt vào lúc bụng đói hoặc tình trạng viêm dạ dày cũng có thể xuất hiện ở người bệnh suy gan hoặc suy hô hấp hoặc người bệnh sau phẫu thuật….
Chính vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm dạ dày cấp, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp, giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Để tìm hiểu chi tiết về tình trạng viêm dạ dày cấp của bệnh nhân, trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và đặt một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng, mức độ cơn đau, tiền sử bệnh…. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, phương pháp cận lâm sàng khác như:
Để việc điều trị viêm dạ dày cấp đạt được hiệu quả tốt nhất, bác sĩ có thể sẽ chỉ định kết hợp nhiều loại thuốc như: thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc ức chế sản xuất axit dạ dày, thuốc kháng sinh.
Việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao sẽ phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân cũng như tình trạng viêm dạ dày cấp. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa qua thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa, để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh viêm dạ dày cấp cần lưu ý thực hiện thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống để giúp giảm bớt triệu chứng cũng như góp phần cải thiện tình trạng viêm dạ dày cấp, cụ thể:
Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cơn đau và thể trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp phù hợp
Hiện tại, Trung tâm Tiêu hóa – BVĐK Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chuyên môn và chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày với:
Trung tâm Tiêu hóa – Gan Mật – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:
Đặt lịch trước để chọn Bác sĩ miễn phí và nhận ưu đãi riêng
Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.