Viêm amidan có lây không?

Viêm amidan có lây không?

30-03-2021

Viêm amidan là một bệnh hô hấp phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây amidan không phải là ít. Vậy viêm amidan liệu có lây không, nó có như là một bệnh truyền nhiễm?

Viêm amidan là gì?

Amidan được nhận biết là hai hạch bạch huyết nằm ở hai bên mặt sau của cổ họng. Amidan

hoạt động với cơ chế bảo vệ, ngăn ngừa các tác nhân gây nhiễm trùng tấn công cơ thể con người. 

Chính vì điều này, nếu amidan của bạn bị sưng viêm thì điều ấy đồng nghĩa với nguy cơ sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi đó, bạn đang gặp tình trạng này được gọi là viêm amidan.

Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng

phổ biến, không hề xa lạ và đặc biệt rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, viêm amidan có thể biến chứng thành viêm khớp cấp, viêm cầu thận và gây rối loạn nhịp thở khi ngủ, nguy hiểm hơn nữa là áp xe xung quanh vùng amidan...

Viêm amidan có thể tái đi tái lại nhiều lần, một người bệnh có thể bị viêm amidan nhiều lần trong một năm. Vì thế nên bệnh nhân không được chủ quan với căn bệnh này, nhất là viêm amidan ở trẻ nhỏ thì càng không được lơ là.

Viêm amidan Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến

Nguyên nhân gây viêm amidan

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm amidan ở người, chúng ta có thể liệt kê bao gồm:

Do virus, vi khuẩn tấn công

Virus hay vi khuẩn có sẵn trong vòm miệng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc bị sâu răng

, viêm lợi... khiến vi khuẩn phát triển mạnh trong vòm miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng amidan gây nhiễm trùng.

Do mắc một số bệnh về đường hô hấp

Một số bệnh về đường hô hấp có nguy cơ cao dẫn đến viêm amidan như: cúm, viêm họng kéo dài, liên tụ cầu...

Do môi trường sống bị ô nhiễm

Môi trường sống ô nhiễm, không sạch sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn, virus gây bệnh viêm amidan

Do sức đề kháng yếu

Một số người có cơ địa yếu rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây nên viêm amidan.

Viêm amidan Người có sức đề kháng yếu rất dễ bị viêm amidan

Viêm amidan có lây không?

Mặc dù các bệnh lý về tai - mũi - họng thường dễ lây nhiễm, nhất là khi tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Nhưng riêng viêm amidan là trường hợp ngoại lệ, bệnh không có tính lây lan. 

Những nguyên nhân gây viêm amidan nêu trên cũng không có nguyên nhân nào có khả năng lây truyền bệnh. Do đó, bạn và những người xung quanh không cần quá lo lắng khi trong gia đình có người mắc bệnh hoặc có lỡ tiếp xúc với người bị bệnh.

Tuy viêm amidan không lây nhưng lại là bệnh có tính di truyền cao. Theo những nghiên cứu cho thấy, viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần là do có tác động của một loại gen trội. Có tới khoảng hơn 60% các ca mắc viêm amidan có liên quan đến những yếu tố di truyền này và gần 40% các trường hợp còn lại mắc viêm amidan do các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động.

Điều trị và cách phòng tránh viêm amidan 

Viêm amidan

có ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh có cảm giác ngứa rát họng, bị ho và khó chịu. Điều trị viêm amidan cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể đúng theo mỗi trường hợp bụ thể.

Trường hợp viêm amidan do vi khuẩn có thể dùng kháng sinh, bệnh nhân cần chú ý uống đúng liều và đủ liều, không tự ý ngưng dùng thuốc khi thấy bệnh đã đỡ vì có thể dẫn đến kháng thuốc sau này.

Trường hợp viêm amidan

do virus thì không phải dùng đến kháng sinh.

Trường hợp viêm amidan nặng dẫn đến biến chứng thì người bệnh có thể phải phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Kết hợp sử dụng thuốc với nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nước ấm, đặc biệt vệ sinh miệng và họng bằng nước muối ấm, hạn chế tối đa uống các đồ uống có đường...

nước ấm Uống nước ấm là cách đơn giản để phòng tránh bị viêm amidan

Để phòng tránh viêm amidan cần lưu ý như sau:

  • Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Cần chữa dứt điểm các bệnh hô hấp như: cúm, ho…

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng cho bản thân

  • Chú ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, nhất là những nơi có không khí ô nhiễm, khói bụi

Trên đây là một số thông tin cần biết về viêm amidan cùng nguyên nhân và hướng điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc trong việc theo dõi đánh giá tình trạng bệnh và định hướng điều trị - phòng tránh bệnh một cách hợp lý.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay