Viêm phế quản phổi là bệnh lý hô hấp mà nhiều người dễ mắc phải. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm cần lưu tâm.
Tổng quan về viêm phế quản phổi
Các đường dẫn khí nối tới phổi được gọi là phế quản phổi. Các đường khí cũng được tách thành nhiều ống dẫn nhỏ gọi là tiểu phế quản. Tại điểm cuối của các tiểu phế quản, các phế nang làm hoạt động trao đổi oxy và carbon dioxide luân chuyển từ phổi tới máu.
Viêm phế quản phổi được xác định khi viêm nhiễm lan rộng tại phế quản và phế nang phổi. Tình trạng bệnh ảnh hưởng chức năng tới thùy phổi, làm ảnh hưởng tới các chức năng phổi.
Phần nhiễm trùng có thể trở nặng và tiến triển thành áp-xe phổi gây phù nề, chảy dịch bên trong màng phổi.
Nguyên nhân khởi phát viêm phế quản phổi
Nguyên nhân khởi phát
Thống kê cho thấy: bệnh viêm phế quản phổi vô cùng phổ biến. Số bệnh nhân mắc bệnh chiếm tỉ lệ 85% trong tổng số các bệnh về hô hấp. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em dưới 5 tuổi.
Bệnh có tỉ lệ tử vong cao bậc nhất trong cộng đồng khi xếp chung với nhóm bệnh truyền nhiễm.
Nguyên nhân khởi phát bệnh viêm phế quản phổi là do sự xâm nhập từ các loại virus, vi khuẩn: Haemophilus, Proteus, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus…
Yếu tố liên quan tăng nguy cơ mắc bệnh
Nhiều tác nhân bên ngoài cũng là nguyên nhân khởi phát bệnh viêm phế quản phổi. Đó là:
Tuổi tác: trẻ em 2 tuổi và người trên 65 tuổi là đối tượng chủ yếu nằm trong nhóm nguy cơ cao mang biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm phế quản phổi.
Lối sống: thiếu dinh dưỡng, dinh dưỡng không phù hợp trong chế độ ăn uống hàng ngày
Sức đề kháng: sức đề kháng kém, suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân dễ mắc viêm phế quản phổi.
Tình trạng sức khỏe: Suy yếu miễn dịch ở người mới phẫu thuật, chấn thương; mắc bệnh hô hấp (hen suyễn, cảm cúm, giãn phế quản,..); người bị ảnh hưởng từ các loại thuốc điều trị, người mắc bệnh rối loạn tự miễn dịch,…
Thời tiết: hệ miễn dịch bị ảnh hưởng khi thay đổi thời tiết đột ngột cũng tăng nguy cơ khởi phát viêm phế quản phổi.
Triệu chứng của viêm phế quản phổi
Các biểu hiện ở người viêm phế quản phổi là khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng tiêu biểu nhất là:
Sốt
Đổ mồ hôi
Đau nhức cơ
Ho nhiều, dai dẳng với dịch nhầy hoặc máu
Buồn nôn, ói mửa
Đau ngực khi ho và thở sâu
Hay bị ớn lạnh, rùng mình
Cơ thể mệt mỏi, không muốn làm gì
Chán ăn, mất bị giác, không muốn ăn uống
Bệnh nhân cần theo dõi kĩ các triệu chứng để tiến hành điều trị viêm phế quản phổi sớm nhất.
Chẩn đoán viêm phế quản phổi
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm phế quản phổi, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật dưới đây:
Chụp X-quang
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm hoặc khí tích quanh phổi thông qua hình ảnh X-quang lồng ngực.
Chụp CT ngực
Đây cũng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được nhiều bác sĩ chỉ định nhằm chẩn đoán viêm phế quản phổi. Ảnh chụp từ CT lồng ngực sẽ cho đánh giá chi tiết về hình ảnh tổn thương của các mô phổi.
Từ đó, bác sĩ sẽ phán đoán và lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu sẽ cho biết thông tin về số lượng bạch cầu tăng hay giảm. Các bác sĩ chuyên khoa có thể kết luận nguyên nhân viêm phế quản phổi thông qua chỉ số này.
Nội soi phế quản
Không thể thiếu được việc kiểm tra đường dẫn khí tới phổi, do vậy các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nội soi phế quản.
Cấy đờm
Bệnh viêm phế quản phổi hoàn toàn có thể được phát hiệu thông qua xét nghiệm dịch đờm. Vi khuẩn gây nhiễm trùng ở phổi sẽ được phát hiện thông qua xét nghiệm này.
Đo oxy xung
Với bệnh viêm phế quản phổi, việc đo oxi xung rất thích hợp, bởi không xâm lấn, thủ thuật nhẹ nhàng đơn giản. Kết quả đo của thủ thuật này tỉ lệ thuận với mức oxi phổi đưa vào. Nếu kết quả đo thấp có nghĩa là phổi của bệnh nhân đang tổn thương.
Khí máu động mạch
Chức năng chính của xét nghiệm này là đo đạc lượng oxy trong máu của bệnh nhân.
Hướng điều trị bệnh viêm phế quản phổi
Điều trị tại nhà
Điều trị viêm phế quản phổi không khó nếu bệnh nhân được chẩn đoán bệnh nhẹ. Khi đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị tại nhà cùng với đơn thuốc phù hợp giúp điều trị triệu chứng bệnh.
Bệnh nhân viêm phế quản phổi cần chú ý điều trị bằng cách kết hợp giữa nghỉ ngơi, ăn uống điều độ với sử dụng đơn thuốc đúng chỉ định.
Sau khi uống thuốc, bệnh nhân có thể hổi phục sức khỏe sau 1 – 3 tuần. Các loại thuốc phổ biến dành cho bệnh nhân viêm phế quản phổi có tác dụng tạo đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
Điều trị tại bệnh viện
Với những bệnh nhân có tiến triển bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện để theo dõi điều trị. Các triệu chứng biểu thị bệnh nặng cần nhập viện điều trị:
Ho ra máu nhiều
Thở nhanh, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực
Khó thở, đau tức ngực khi thở
Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi
Khi nhập viện điều trị, bệnh nhân viêm phế quản phổi sẽ được theo dõi 24/7 với đội ngũ y bác sĩ, giúp bệnh ổn định và thuyên giảm. Các cách điều trị mới, phù hợp cũng được cất nhắc giúp bệnh nhân sớm khỏi bệnh.
Các biến chứng của bệnh
Việc chậm trễ trong chẩn đoán có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các nguy cơ nguy hiểm:
Suy hô hấp
Bệnh nhân viêm phế quản phổi gặp khó khăn trong quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide. Hậu quả là tình trạng khó thở, suy hô hấp diễn ra nhanh. Trong tình trạng nguy cấp, bệnh nhân phải thở dưới sự hỗ trợ của máy.
Hội chứng suy hô hấp cấp tính
Biến chứng từ suy hô hấp cần chú ý tới suy hô hấp cấp tính. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Do vậy, cần cẩn trọng và chú ý cho người bệnh nhập viện nếu như lỡ mắc phải viêm phế quản phổi.
Nhiễm trùng huyết
Khi người bệnh mắc viêm phế quản phổi quá lâu. Tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng, gây nên các phản ứng miễn dịch. Khi đó ảnh hưởng xấu đến các cơ quan và các mô trong chính cơ thể người bệnh.
Hậu quả trong trường hợp xấu nhất, từ nhiễm trùng đường huyết có thể dẫn tới suy đa tạng, với nguy cơ tử vong cao.
Áp xe phổi
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến các túi dịch chứa mủ bị vỡ, lan thẳng vào bên trong phổi. Đây là tình trạng áp-xe phổi rất nguy hiểm.
Ngoài ra, còn nhiều biến chứng khác nguy hiểm mà bạn không lường trước được khi bệnh nhân mắc viêm phế quản phổi.
Cách phòng tránh viêm phế quản phổi
Bệnh nhân có thể phòng tránh mắc bệnh viêm phế quản phổi nếu thực hiện được các biện pháp sau đây:
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, khi dụi mắt, động tay vào mắt mũi miệng,…Chủ động rửa tay sau khi cầm nắm đồ vật, khi đi vệ sinh xong, khi ra ngoài về.
Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh hô hấp: đeo khẩu trang phòng ngừa, rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Không tiếp xúc trực tiếp/ gián tiếp với khói thuốc lá, thuốc lào.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chế độ sinh hoạt phù hợp và lành mạnh: để tăng sức đề kháng,...
Nên đi tiêm cúm, tiêm phế cầu.
Trong trường hợp nghi ngờ mắc viêm phế quản phổi, bệnh nhân cần tới khám ở Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
Thông tin liên hệ:
KHOA HÔ HẤP – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
– 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Số 8 Châu Văn Liêm, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0947.616.006
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
để biết thêm thông tin bổ ích khác.