Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ em. Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ tại nhà

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ em. Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ tại nhà

04-03-2022
Khoa nhi

Viêm phế quản cấp ở trẻ em nhanh khỏi nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, dễ tái phát về sau. Bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, cần theo dõi kĩ các dấu hiệu bất thường ở trẻ.

Viêm phế quản cấp ở trẻ em do nguyên nhân nào?

Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường do virus truyền nhiễm gây ra. Virus ảnh hưởng đến mũi, xoang và cổ họng của trẻ, sau đó nhiễm trùng di chuyển đến niêm mạc của các ống phế quản, gây ra sưng tấy và tạo ra chất nhầy trong quá trình cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Trẻ có thể nhiễm virus khi hít thở, tiếp xúc với da hoặc có nguy cơ nhiễm cao hơn nếu tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản cấp tính.

Viêm phế quản cấp tính còn do những nguyên nhân khác như:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm

  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng như khói, bụi…. Trẻ có nguy cơ cao hơn nếu ống phế quản đã bị tổn thương

  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, gây ra chứng ợ nóng, axit trong dạ dày xâm nhập vào các ống phế quản

 
Virus, vi khuẩn tấn công gây viêm phế quản cấp ở trẻ em, làm phù nề lớp niêm mạc, tăng tiết dịch nhầy

Triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em

Có 2 loại viêm phế quản: cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Hầu hết các trường hợp sẽ thuyên giảm trong vài ngày, mặc dù cơn ho có thể kéo dài trong vài tuần. Trẻ sơ sinh là đối tượng thường xuyên mắc bệnh, đặc biệt là viêm phế quản cấp tính nhưng dấu hiệu nhận biết lại không thực sự rõ ràng, dễ bị bỏ qua.

  • Giai đoạn khởi phát: Viêm long đường hô hấp trên biểu hiện: sốt nhẹ, hắt hơi, ho khan, sổ mũi, ngạt mũi kèm chán ăn, bỏ bú, nôn trớ, quấy khóc. Ho, sốt, sổ mũi có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 2-3 tuần kể từ giai đoạn khởi phát.

  • Giai đoạn phát bệnh: Trẻ bị sốt nặng hơn, nghe thấy tiếng thở khò khè hoặc thở bằng miệng, da tím tái, xanh xao, rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

  • Giai đoạn nguy hiểm

- Trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, chân tay yếu mềm, da khô, môi khô, chảy mồ hôi, khó thở, bỏ ăn, bỏ bú, nôn, tiêu chảy,…

- Cơn ho của trẻ kéo dài (tương tự như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm, thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực phập phồng. 

- Trẻ có làn da xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngon chân tím tái. Nghiêm trọng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như ngủ li bì, hôn mê, co giật, mạch yếu, tim đập nhanh.

Sốt cao liên tục 39 độ C là dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng

Viêm phế quản cấp ở trẻ em có lây không?

Viêm phế quản cấp ở trẻ em hoàn toàn có khả năng lây nhiễm thông qua 2 con đường chính:

Lây lan trực tiếp

Người bị viêm phế quản khi ho, hắt hơi… rất dễ phát tán virus sang người đối diện, nếu trẻ tiếp xúc gần với người bệnh thì sẽ không tránh khỏi việc bị nhiễm bệnh.

Lây lan gián tiếp

Nếu một người trong gia đình bị viêm phế quản và sử dụng các đồ dùng, vật dụng cá nhân với trẻ như khăn mặt, bát đĩa, đũa, thìa, cốc, chén… thì có nguy cơ cao trẻ sẽ bị lây bệnh vì virus có thể tồn tại, sống vài giờ trên các vật dụng đó.

Vậy nên, các bậc phụ huynh cần rèn thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ở ngoài về, sau khi chơi đồ chơi…, không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng khi chưa rửa sạch, hạn chế cho trẻ tới nơi khói bụi, nhiễm khuẩn, nơi đông người, không tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh, người hay hút thuốc.

Cách điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em

Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế khi trẻ có triệu chứng viêm phế quản cấp để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng thời điểm, tránh biến chứng xảy ra.

Thông qua tiền sử bệnh và khám thực thể, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cụ thể về tình trạng bệnh của trẻ và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang phổi, nuối cấy đờm, xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý khác đồng thời xác định chẩn đoán dễ dàng hơn.

Trong trường hợp bé bị viêm phế quản cấp ở mức độ nhẹ và tự khỏi, nhưng triệu chứng bệnh vẫn còn kéo dài từ 1 – 2 tuần, nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng này của trẻ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh tự ý điều trị và chắc chắn rằng trẻ được nghỉ ngơi, uống nhiều nước.

Song song với phác đồ điều trị của bác sĩ, người thân của trẻ cần thực hiện đồng thời những điều sau khi chăm sóc bé bị viêm phế quản cấp:

  • Giữ ấm cho trẻ mỗi khi ra ngoài để trẻ không bị nhiễm lạnh, nhưng cũng không cần thiết cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo gây nóng bức, khó thở hơn.

  • Giữ vệ sinh vùng mũi họng của trẻ, rửa mũi và súc họng cho trẻ để tống chất ngầy ra ngoài, làm sạch đường thở giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

  • Cho trẻ uống nhiều nước, gồm cả nước hoa quả, canh súp để làm tan dịch nhầy trong mũi họng.

Vệ sinh đường thở cho trẻ đều đặn góp phần giảm nhẹ triệu chứng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc viêm phế quản cấp

Bố mẹ cần phát hiện sớm tình trạng viêm phế quản cấp ở trẻ em, chăm sóc trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian điều trị, tránh chuyển biến nặng dẫn tới viêm phổi, hen mạn tính, tràn dịch màng phổi,…

Hoa quả và rau xanh

Trong chế độ ăn của người bệnh không thể thiếu được hoa quả và rau xanh vì nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin rất tốt cho trẻ. Các loại vitamin A, C, E góp phần giảm viêm cho phế quản và giảm tình trạng khó thở của trẻ. Bông cải xanh, cà rốt, dâu tây, rau bina, cam, dưa, táo… là những loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất chống oxy hóa rất rốt cho bé bị viêm phế quản cấp.

Các thực phẩm từ sữa  

Sữa là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Trong sữa có chứa nhiều vitamin D, protein, canxi. Cha mẹ cần chọn các loại thực phẩm từ sữa chứa hàm lượng chất béo thấp, nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giàu vitamin E, men vi sinh như sữa chua để phục hồi sự cân bằng tự nhiên trong cơ thể trẻ.

Các sản phẩm từ sữa thích hợp cho chế độ ăn của trẻ bị viêm phế quản cấp

Nhóm thực phẩm giàu năng lượng và protein

Bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều năng lượng và protein sẽ giúp phục hồi nhanh tình trạng bệnh của bé, tăng cường thêm hệ miễn dịch cho cơ thể, tránh tình trạng sụt cân và thiếu dinh dưỡng. Thực phẩm giàu protein bé bị viêm phế quản nên ăn gồm thịt lợn, thịt gia cầm, cá, trứng, đậu, pho mát, dầu thực vật, bơ….

Uống nhiều nước

Nhờ lợi ích giúp giảm tình trạng viêm, khô họng, đào thải các loại độc tố ra ngoài, tăng cường chuyển hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn nên nước đóng vai trò không thể thiếu đối với trẻ khi mắc các bệnh đường hô hấp nói chung. Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em gây ho nhiều, dễ nôn chớ, mệt mỏi cơ thể không chịu uống nước làm tăng nguy cơ mất nước nên phụ huynh cần khuyến khích trẻ bù nước từ nhiều nguồn khác nhau, đối với trẻ sơ sinh cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng khác

Bên cạnh nhóm thực phẩm rau xanh, hoa quả, protein, phụ huynh còn cần cho trẻ ăn thêm thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như bột gạo hay ngũ cốc, đậu nành,…

Các loại thảo mộc tự nhiên

Không chỉ thuốc, các loại thảo mộc tự nhiên như húng chanh, bạc hà, mật ong…cũng giúp giảm triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em như giảm viêm, giảm ho. Lưu ý trước khi sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên này, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Với đội ngũ y bác sĩ hơn 20 năm kinh nghiệm cùng phương châm khám chữa bệnh: An toàn, hiện đại, thuận tiện, Khoa Nhi BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ đáng tin cậy trong chẩn đoán và điều trị viêm phế quản ở trẻ em:

  • Khám 1:1 với chuyên gia trên 20 năm kinh nghiệm, 1 lần khám phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh, theo sát quá trình điều trị của từng bệnh nhi
  • Hệ thống máy chẩn đoán thế hệ mới như Máy chụp X-Quang, Máy chụp CT cắt lớp, cho ra hình ảnh chi tiết, rõ nét, phát hiện tổn thương sâu bên trong, phục vụ cho quá trình thăm khám và chẩn đoán
  • Phác đồ điều trị chuẩn WHO, hạn chế kháng sinh, chỉ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc suy hô hấp cấp, tránh nhờn thuốc, kháng thuốc, giảm tái phát, ưu tiên kết hợp vật lý trị liệu hô hấp giúp rút ngắn thời gian điều trị, tăng khả năng hồi phục
  • Quy trình khử khuẩn nghiêm ngặt từ ngoài vào trong, phân luồng bệnh nhân ở cả phòng khám và phòng nội trú, đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh bội nhiễm và lây nhiễm chéo
  • Thủ tục bảo hiểm nhanh gọn, hạn chế chờ đợi
  • Tiện ích chuẩn 5 sao: phòng nội trú chất lượng cao, khu vui chơi rộng rãi, tặng vé buffet miễn phí…

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của BVĐK Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

 

KHOA NHI - BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

- 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội 

- Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội 

- Tầng 3, tòa B, Tasco Mall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội 

- Tầng 10 Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội 

- Tầng 1, TTTM TNL Plaza Goldseason, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

- Tầng 1, HPC Landmark 105, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội 

- Tầng 1,2,3, Kosmo Tây Hồ, 161 Xuân La, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 

Hotline tư vấn miễn phí và đặt lịch nhanh nhất: 0947.616.006

>>> Cập nhật nhiều thông tin hữu ích tại:  https://www.facebook.com/@KhoaNhiBVHongNgoc 

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đặt lịch khám

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay