Viêm amidan lưỡi là bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi có sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus, gây nên tình trạng sưng tấy, đau rát ở vùng lưỡi. Khi xuất hiện tình trạng viêm amidan lưỡi, người bệnh cần được điều trỉ kịp thời để tránh những biến chứng khó lường, gây nguy hiểm.
Viêm amidan lưỡi là gì ?
Amidan lưỡi là tổ chức Lympo nằm ở đáy lưỡi sau V lưỡi. Đây là một bộ phận của vòng Waldeyer thuộc hệ thống Lympo đường thở. Nó có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp cơ thể tránh được các tác nhân gây bệnh.
Viêm amidan lưỡi là tình trạng có vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, gây nên tình trạng viêm nhiễm, đau nhức, rát vùng lưỡi, khiến người bệnh khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện viêm amidan lưỡi
Khi bị viêm amidan lưỡi, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
- Người bệnh sẽ có cảm giác đau khi nuốt nước bọt, nuốt thức ăn hay uống nước. Bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy vướng ở cổ họng và khó phát âm. Kèm theo đó là lưỡi bẩn, nhiều rêu lưỡi, có màu trắng bệch.
- Cơn đau sẽ lan ra vùng sau tai, tăng lên lúc ho khan, khi nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt, làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, giao tiếp thường ngày.
- Vùng họng sát amidan nóng, sưng đỏ, khô rát hơn so với bình thường
Nếu bệnh viêm amidan lưỡi do virus gây ra thì người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Viêm kết mạc
- Chảy nước mũi
- Khó thở, thở khò khè
Nếu bệnh viêm amidan lưỡi do vi khuẩn gây ra thì người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như:
- Bề mặt họng xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng hoặc có mủ
- Hạch ở góc hàm bị sưng, đau
- Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chán ăn
Nguyên nhân mắc bệnh viêm amidan lưỡi
Hầu hết trường hợp viêm amidan lưỡi là do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn từ không khí hoặc trong thức ăn hàng ngày. Chủng virus gây viêm amidan lưỡi nhiều nhất là eppstein-barr. Còn chủng vi khuẩn thường gặp là cầu tan huyết A, chủng yếm khí, lậu cầu, chlamydia..
Trong khi đó, amidan lưỡi lại sản sinh ít tế bài lympho dẫn đến việc cơ thể không thể chống chọi được lượng vi sinh vật gây hại xâm nhập liên tục, dẫn đến tình trạng viêm amidan lưỡi.
Ngoài ra, viêm amidan lưỡi còn xuất hiện do các yếu tố dưới đây:
- Thời tiết thay đổi: Khi thời tiết thay đổi thất thường, giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm chênh lệch lớn, ô nhiễm không khí... thì bệnh viêm amidan lưỡi có thể xảy ra.
- Tạng bạch huyết bất thường: Khi bị kích thích bởi một yếu tố nào đó cũng sẽ gây nên tình trạng sưng, viêm và có ảnh hưởng đến amidan bên cạnh.
- Vệ sinh răng miệng kém: Khoang miệng luôn chứa nhiều vi khuẩn. Việc vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên tình trạng viêm amidan.
- Biến chứng từ các bệnh lý khác: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa... đều có thể gây ra biến chứng viêm amidan lưỡi. Do các bộ phận tai mũi họng đều thông nhau, vi khuẩn di chuyển từ bộ phận này sang bộ phần khác là điều cực dễ dàng. Trong đó, viêm họng mãn tính dễ gây ra viêm amidan lưỡi nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Viêm amidan lưỡi có nguy hiểm không ?
Do nằm ở vị trí gần đáy lưỡi và gần họng nên viêm amidan lưỡi thường dẫn đến viêm họng. Hơn thế, bệnh viêm amidan lưỡi cũng có khả năng gây biến chứng đến nhiều cơ quan khác như sau:
- Biến chứng tại chỗ: Gây viêm họng, viêm loét amidan, áp xe amidan...
- Biến chứng kế cận: Gây nên tình trạng viêm tai giữa, gây viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, áp xe thành họng.
- Biến chứng toàn thân: Nếu bệnh viêm amidan nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốt thấp khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận.
Để ngăn ngừa những biến chứng xấu, người bệnh cần tiếp nhận điều trị khi được chẩn đoán viêm amidan lưỡi.
Điều trị viêm amidan lưỡi hiệu quả
Phương pháp cũng như phác đồ điều trị viêm amidan lưỡi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân cũng như biểu hiện của người bệnh. Nếu người bệnh mới chỉ bị một lần thì có thể áp dụng điều trị nội khoa. Nhưng nếu bệnh nặng hơn và người bệnh nhiễm nhiều lần trong năm thì phải áp dụng điều trị ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp được chỉ định để điều trị viêm viêm amidan cấp tính, khi người bệnh chỉ mới mắc bệnh viêm amidan lưỡi.
Dựa vào triệu chứng bệnh: Bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng của bệnh để sử dụng các loại thuốc khác nhau như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc hạ sốt, thuốc chống phù nề. Nếu ho có đờm thì cần sử dụng thuốc long đờm, chống viêm.
Nếu viêm amidan lưỡi do vi khuẩn thì người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh dùng bằng đường uống, có thể kết hợp với các thuốc bôi, ngậm tại vùng bị bệnh.
Nếu nguyên nhân do nấm thì cần dùng các loại thuốc kháng nấm.
Điều trị ngoại khoa
Đây là phương pháp được chỉ định để điều trị khi:
- Bệnh nhân đã tái phát từ 5- 6 lần/ năm.
- Amidan đáy lưỡi sưng to, khó thở, thậm chí là ngưng thở trong lúc ngủ.
- Điều trị nội khoa không khỏi
- Bệnh đã biến chứng, lan ra các cơ quan khác.
Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để có phương pháp phẫu thuật phù hợp như sau:
- Bóc tách bằng dao, kéo và thòng lọng: Ưu điểm của phương pháp này là vết mổ lành còn nhược điểm là chảy máu.
- Cắt amidan đáy lưỡi bằng Sluder – Ballenger: Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và có kinh nghiệm dày dặn.
- Phương pháp Coblator: Phương pháp này không gây ra tổn thưởng ra vùng xung quanh, ít chảy máu nhưng lại có giá thành ca
- Cắt amidan đáy lưỡi bằng công nghệ dao Plasma thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội như: an toàn, hạn chế tối đa xâm lấn, hạn chế chảy máu, nhanh hồi phục...
Chăm sóc người bệnh khi điều trị viêm amidan lưỡi như thế nào ?
Bên cạnh việc tuân thủ theo các yêu cầu mà bác sĩ đưa ra, người bệnh cần phải nghiêm túc thực hiện những điều dưới đây để đẩy nhanh quá trình hồi phục:
- Cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
- Uống nhiều nước lọc
- Nên chế biến thức ăn dạng mềm để dễ nuốt và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
- Súc miệng bằng nước mỗi hàng ngày để sát trùng vết thương, làm dịu cơn đau và tránh nhiễm trùng vùng tai – mũi – họng.
Nếu người bệnh điều trị viêm amidan lưỡi bằng phương pháp phẫu thuật thì:
- Sau 2 tuần, người bệnh cần duy trì chế độ ăn mềm như cháo, sữa, bún, súp...
- Khi họng bớt đau hơn thì người bệnh có thể chuyển sang ăn cơm nhão
- Không nên nói to, la hét
- Không nên vận động mạnh, lao động nặng, luyện tập thể dục thể thao ở thời điểm này
Cách phòng tránh bệnh viêm amidan lưỡi
Để phòng tránh bệnh viêm amidan lưỡi hiệu quả, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không ăn đồ cay nóng
- Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày
- Súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng
- Khi mắc bệnh về tai mũi họng, bạn cần phải điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến amidan
Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị viêm amidan uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được chẩn đoán kỹ lưỡng về tình trạng amidan viêm, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp. Đặc biệt, khoa còn sở hữu công nghệ dao Plasma thế hệ mới giúp quá trình phẫu thuật Amidan/nạo VA trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn rất nhiều.
Thông tiên liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
Hotline: 0912 002 131
Tel: 024 39 275 568 / 024 7300 8866
Email: SMK@hongngochospital.vn
Để biết thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe Tai - Mũi - Họng từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu bệnh viện, khách hàng vui lòng theo dõi fanpage:
Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc.
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.