Nhịp nhanh thất là nhịp tim nhanh bất thường bắt đầu ở buồng tâm thất của tim. Triệu chứng nhẹ là ngất xỉu và có thể dẫn đến tử vong nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị. Chủ động nhận biết các dấu hiệu của nhịp nhanh thất để kịp thời thăm khám, phát hiện và có phương pháp điều trị tốt nhất.
Nhịp nhanh thất là gì?
Một trái tim khỏe mạnh thường đập khoảng 60 đến 100 lần/ phút khi nghỉ ngơi. Nhịp nhanh thất (nhịp tim nhanh thất) là nhịp tim cao hơn 120 nhịp mỗi phút, bắt đầu từ hai buồng dưới (tâm thất) của tim. Các cơn nhịp nhanh thất có thể diễn ra trong thời gian ngắn và chỉ kéo dài vài giây mà không gây hại. Đôi khi nhịp tim nhanh khiến buồng tim không thể đổ đầy máu đúng cách. Kết quả là tim có thể không bơm đủ máu đi nuôi cơ thể.
Vì sao bị nhịp nhanh thất?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhịp tim nhanh, bao gồm:
- Đau tim trước đó hoặc bệnh tim khác gây ra sẹo ở mô tim (bệnh tim cấu trúc).
- Bệnh động mạch vành dẫn đến lưu lượng máu đến cơ tim kém.
- Bệnh tim bẩm sinh.
Bệnh nhân có tiền sử mắc các vấn đề về tim có nguy cơ mắc nhịp nhanh thất cao
Bất kỳ tình trạng nào gây căng thẳng cho tim hoặc làm tổn thương mô tim đều có thể làm tăng nguy cơ nhịp nhanh thất. Các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ của nhịp nhanh thất:
- Tuổi cao.
- Sử dụng các loại thuốc kích thích như cocaine hoặc methamphetamine.
- Tiền sử gia đình có nhịp tim nhanh hoặc các rối loạn nhịp tim khác làm tăng nguy cơ phát triển thành nhịp tim nhanh thất.
- Mất cân bằng các chất trong máu, chẳng hạn như kali, natri, canxi và magiê.
- Tác dụng phụ của thuốc.
Đôi khi, không thể xác định được nguyên nhân chính xác của nhịp nhanh thất (nhịp nhanh thất vô căn).
Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:
Dấu hiệu của nhịp nhanh thất
Biểu hiện lâm sàng của nhịp nhanh thất khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý đi kèm, độ tuổi của bệnh nhân. Nhịp nhanh thất có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nếu tình trạng này chỉ xảy ra trong vài giây. Biểu hiện phổ biến của nhịp nhanh thất là đánh trống ngực, đau ngực và tim đập nhanh hơn. Nhịp tim nhanh có thể làm giảm huyết áp và gây ra các triệu chứng chóng mặt, ngất xỉu, đổ mồ hôi, đau ngực hoặc khó chịu. Nhịp nhanh thất có thể tự hết trong vòng 30 giây hoặc kéo dài >30 giây. Nhịp nhanh thất kéo dài làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, như ngất xỉu, mất ý thức hoặc ngừng tim.
Có thể bạn quan tâm:
- Siêu âm trong lòng mạch – Kỹ thuật tiên tiến giúp can thiệp bệnh động mạch vành hiệu quả
- Bệnh cơ tim chu sản có gây nguy hiểm tới thai phụ và phụ nữ sau sinh không? Chẩn đoán và cách điều trị
- Bệnh tim mạch nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chẩn đoán và xét nghiệm nhịp nhanh thất
Để chẩn đoán nhịp nhanh thất, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý, triệu chứng, kiểm tra thể chất, mạch và tiến hành các xét nghiệm:
- Điện tâm đồ (ECG/EKG): Ghi lại hoạt động điện của tim, là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán nhịp nhanh thất.
Và các xét nghiệm khác:
- Máy theo dõi Holter.
Máy Hotler sẽ ghi lại hoạt động của tim liên tục trong vòng 24 - 48h để phát hiện nhịp tim bất thường liên quan tới nhịp nhanh thất
- Nghiên cứu điện sinh lý.
- Máy theo dõi sự kiện tim.
- Kiểm tra căng thẳng trên máy chạy bộ.
- Siêu âm tim.
- Xét nghiệm máu.
Nhịp nhanh thất điều trị như thế nào?
Điều trị nhịp nhanh thất bao gồm việc kiểm soát các bệnh lý gây ra tình trạng này. Những phương pháp điều trị nhịp nhanh thất giúp cải thiện nhịp tim bất thường hoặc ngăn chặn bệnh tái phát.
Trong tình huống khẩn cấp, phương pháp điều trị nhịp nhanh thất có thể bao gồm:
- CPR (hồi sức tim phổi).
- Khử rung tim bằng điện.
Điều trị không khẩn cấp cho nhịp nhanh thất thường bao gồm:
- Cắt bỏ ổ loạn nhịp (RCA): Sau khi xác định chính xác nơi bắt đầu rối loạn nhịp bất thường, bác sĩ sẽ sử dụng ống thông để triệt tiêu mô ở khu vực đó bằng dòng điện.
- Máy khử rung tim cấy ghép (ICD): Thiết bị này theo dõi và kiểm soát nhịp tim. Nếu phát hiện cơn nhịp nhanh thất, nó sẽ nhanh chóng gửi tín hiệu điện để đưa tim trở lại nhịp bình thường.
- Thuốc: Thuốc có thể làm chậm nhịp tim và cố gắng duy trì nhịp tim bình thường, như Amiodarone, Flecainide, Lidocain, Propafenone hoặc Sotalol. Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ xem xét với bệnh nhân trước khi kê đơn.
Nhịp nhanh thất có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Sau điều trị, bệnh nhân có thể phải nằm viện theo dõi trong 24h và hoạt động bình thường sau vài ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân không được thực hiện các bài tập nặng và theo dõi sức khỏe thường xuyên dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Nhịp nhanh thất có thể chữa hoàn toàn không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và tiền sử bệnh lý. Một số trường hợp, sau khi cắt bỏ ổ loạn nhịp có thể chữa khỏi hoàn toàn nhịp bất thường mà không cần thêm các điều trị khác. Máy khử rung tim cấy ghép (ICD) hiệu quả trong việc điều trị nhịp nhanh thất mức độ nặng bằng cách cung cấp nhịp độ nhanh để khôi phục nhịp trở lại bình thường. Nhịp nhanh thất nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm. Bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe tim mạch thường xuyên, kết hợp xây dựng lối sống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để rút ngắn thời gian hồi phục sau điều trị.
Thông tin liên hệ:
Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 626
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.