Trĩ huyết khối là một biến thể phức tạp của bệnh trĩ. Khi bị trĩ huyết khối, các búi trĩ có thể sưng, viêm nhiễm, gây nhiều đau đớn và nguy hiểm cho người bệnh. Vậy trĩ huyết khối là gì? Bệnh gây ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh và cần điều trị như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Trĩ huyết khối là bệnh gì?
Trĩ huyết khối còn được gọi là trĩ tắc mạch hay bệnh huyết khối quanh hậu môn. Đây là tình trạng các tĩnh mạch trong mạng lưới mạch máu ở lòng ống hậu môn (búi trĩ) bị chèn ép, phá vỡ và hình thành các cục máu đông bên trong búi trĩ. Cục máu đông chặn dòng chảy của máu, gây tắc nghẽn mạch và các triệu chứng viêm, đau và chảy máu.
Các búi trĩ có thể xuất hiện dưới dạng một cục đơn lẻ hoặc một khối tròn. Trong đa số các trường hợp, cục máu đông sẽ được cơ thể tái hấp thu và các triệu chứng tự biến mất. Trĩ huyết khối có thể xuất hiện bên ngoài nhưng cũng có thể là bên trong. Bệnh trĩ huyết khối được chia thành 3 loại:
Trĩ nội huyết khối, còn được gọi là trĩ nội hình vòng tắc mạch
Trĩ ngoại huyết khối, còn được gọi là trĩ ngoại tắc mạch
Trĩ hỗn hợp tắc mạch
Triệu chứng của bệnh trĩ huyết khối
Đối với bệnh trĩ ngoại huyết khối
Trĩ huyết khối thường xuất hiện dưới dạng một cục nhỏ quanh hậu môn, có màu sẫm, hơi xanh do chứa cục máu đông ở bên trong. Ngoài ra, bệnh còn có thể biểu hiện qua một số triệu chứng khác như:
Đau đớn dữ dội: đây là dấu hiệu đặc trưng và phổ biến nhất của bệnh
Ngứa xung quanh hậu môn: Cơn ngứa thường xuất hiện khi bắt đầu xảy ra tình trạng tắc nghẽn máu
Chảy máu hậu môn: do da và các mạch máu đã bị tổn thương, triệu chứng này có thể giúp giảm cơn đau do vùng hậu môn đã giải phóng được lượng máu ứ đọng và dư thừa
Đại tiện khó khăn, đau đớn: tình trạng này xảy ra khi búi trĩ phát triển có kích thước lớn, có thể gây tắc nghẽn, ngăn chặn ống trực tràng, gây khó khăn cho quá trình đại tiện. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có thể không đi đại tiện được.
Ngoài những triệu chứng đã nêu ở trên, bệnh nhân bị trĩ ngoại huyết khối có thể bị sốt. Đây là dấu hiệu cho thấy búi trĩ đã bị nhiễm trùng hoặc bệnh nhân bị áp xe hậu môn. Trong trường hợp này người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiến hành điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm có có thể xảy ra.
Triệu chứng của bệnh trĩ huyết khối
Đối với bệnh trĩ nội huyết khối
Thường ít gây đau, tuy nhiên bệnh lý này khiến bệnh nhân thường xuyên đi ngoài ra máu, bệnh nhân có thể bị ra máu sau hoặc trong khi đi vệ sinh, lượng máu có thể ít hoặc nhiều tùy theo tình trạng của bệnh.
Do các triệu chứng lâm sàng của bệnh không rõ ràng, nên bệnh khó để phát hiện hơn so với trĩ ngoại huyết khối, tuy nhiên, bệnh cũng sẽ có 1 số triệu chứng cảnh báo cơ bản, bao gồm:
Chảy máu từ trực tràng là tình trạng xảy ra phổ biến do trĩ nội huyết khối thường dễ vỡ. Với trường hợp nhé, máu thường ít, lẫn vào phân và dính trên giấy vệ sinh khi đi đại tiện. Trường hợp nặng, máu có thể bắn thành tia khi đi đại tiện, gây mất máu mãn tính và nguy hiểm đến tính mạng
Đau đớn khi đi đại tiện: Cảm giác đau đớn thường xuất hiện trong thời gian đầu mắc bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân không thăm khám và điều trị đúng cách, tình trạng đau nhức vùng hậu môn sẽ tăng, kèm them cảm giác sưng viêm nghiêm trọng
Bị rò rỉ phân: các cơ trở nên yếu hơn do sự ảnh hưởng của khối trĩ nội huyết khối, khiến bệnh nhân thường xuyên bị rò rỉ phân
Có cảm giác vướng víu bên trong trực tràng: tình trạng này thường xuất hiện khi búi trĩ nội đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, búi trĩ có kích thước lớn
Ngứa ngáy và nóng rát ở trực tràng: Tình trạng sưng, viêm, niêm mạc ruột tiết ra chất lỏng khiến trực tràng bị kích ứng kèm theo cảm giác nóng rát, ngứa ngáy
Sa búi trĩ khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng: người bệnh có thể sờ thấy bằng tay, hoặc nhìn thấy bằng mắt thường
Các hoạt động thường ngày như đi, đứng, ngồi, đi đại tiện, tiểu tiện đều có thể gặp khó khăn do tình trạng đau nhức búi trĩ
Cả trĩ nội huyết khối và trĩ ngoại huyết khối đều không thể tự khỏi. Do đó, người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm, giúp rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.
Nguyên nhân gây trĩ huyết khối
Hiện nay, vẫn chưa có giải thích rõ ràng nào cho hiện tượng cục máu đông hình thành ở một số người mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên các chuyên gia cũng đưa ra một số tác nhân phổ biến gây ra tình trạng này thường bao gồm:
Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy: sẽ gây ra áp lực cho hậu môn khiến các búi trĩ được hình thành
Ngồi nhiều, ít vận động: làm tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng dẫn đến việc hình thành các búi trĩ
Ăn uống không hợp lý: chế độ ăn thiếu chất xơ, uống không đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ gây ra táo bón, làm giảm nhu động ruột khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn và dễ dẫn đến bệnh trĩ
Tuổi cao: Ở người cao tuổi, chức năng tiêu hóa suy giảm cũng dễ dẫn đến táo bón thường xuyên từ đó có thể gây ra bệnh trĩ
Phụ nữ có thai, đặc biệt là vào những tháng cuối ủa thai kỳ: Sự thay đổi chế độ ăn uống trong thai kỳ như ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ cộng với lo lắng, căng thẳng có thể gây ra táo bón. Cùng với đó, áp lực của thai nhi xuống hậu môn trực tràng gây chèn ép lên các tĩnh mạch cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, áp lực từ việc rặn trong khi sinh có thể ảnh hưởng đến hậu môn, gây ra bệnh trĩ
Bệnh lý: về đường tiêu hóa như đại tràng, nứt hậu môn hoặc béo phì cũng dễ dẫn đến bệnh trĩ
Nhịn đại tiện: sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng và có thể dẫn đến bệnh trĩ
Ngồi nhiều là một trong những yếu tố thuận lợi cho bệnh trĩ huyết khối phát triển
Trĩ huyết khối có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ huyết khối không phải là tình trạng ác tính nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp bệnh nghiệm trọng và không được kiểm soát, bệnh trĩ huyết khối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm khuẩn huyết: Trong khi bệnh nhân bị chảy máu hậu môn do trĩ, vi khuẩn có thể xâm nhập, phát triển mạnh trong mái và gây nhiễm khuẩn huyết. Biến chứng này xuất hiện với một số triệu chứng điển hình như buồn nôn, sốt cao, đau dạ dày, khó thở, lo lắng, nhịp tim nhanh.
Hoại tử: Tình trạng này sẽ xảy ra khi khối trĩ phát triển mạnh, có kích thước lớn khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, từ đó búi trĩ bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu oxy và hoại tử
Cục máu đông: Cục máu đông hình thành do trĩ huyết khối có thể di chuyển ngược lại vào dòng máu, gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Ngoài ra, biến chứng của bệnh trĩ huyết khối còn bao gồm thiếu máu và nhiễm trùng nghiêm trọng. Chính vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bệnh nhân trĩ không nên tự dùng thuốc điều trị trĩ tại nhà, việc điều trị không đúng với tình trạng bệnh có thể khiến búi trĩ bị biến chứng nặng hơn, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Theo đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ, người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, từ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm đau đớn, ngăn ngừa biến chứng và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ huyết khối
Phụ thuộc vào kích thước của búi trĩ và mức độ tổn thương mà người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Điều trị bệnh trĩ huyết khối nhẹ bằng phương pháp nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đối với trường hợp bị trĩ huyết khối nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm:
Thuốc giảm đau: Có tác dụng giảm đau, giảm viêm và giảm sưng búi trĩ.
Thuốc gây tê cục bộ: Làm ức chế và tê liệt búi trĩ.
Thuốc mỡ chứa Hydrocortisone: Dùng tại chỗ với tác dụng giảm ngứa, giảm viêm và giảm sưng đau.
Thuốc tiêm búi trĩ: Với những trường hợp nặng hơn, thuốc thông thường ít tác dụng, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc có hóa chất đặc biệt vào trong các búi trĩ. Hóa chất có tác dụng làm co cứng các búi trĩ, giảm đau và búi trĩ tự rơi ra sau đó. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này có thể để lại sẹo ở hậu môn.
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm chất xơ từ rau, củ, quả,
Uống đủ nước mỗi ngày
Tập thể dục thường xuyên từ 30 phút - 1 giờ/ ngày, 5 - 7 ngày/ tuần…
Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn mỗi ngày, sau khi đi đại tiện
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm một số phương pháp hỗ trợ giảm đau và khó chịu do trĩ huyết khối như:
Kem bôi trĩ không kê đơn: có thể giúp giảm triệu chứng bệnh
Thuốc giảm đau không kê đơn: có thể giúp giảm bớt đau và khó chịu do búi trĩ gây ra.
Tắm ngồi: ngâm hậu môn với nước ấm nhiều lần trong ngày và nhẹ nhàng lau khô để giúp giảm triệu chứng
Chườm một miếng gạc lạnh hoặc túi nước đá vào vùng hậu môn có thể làm giảm đau và viêm.
Ngồi gối khoét lỗ khi cần làm việc lâu
Sử dụng khăn lau: sử dụng khăn ướt để lau hậu môn thay vì giấy vệ sinh để làm giảm ma sát và ít gây kích ứng
Thuốc làm mềm phân: giúp bệnh nhân đại tiện dễ dàng hơn, giảm đau do rặn
Mặc quần áo cotton rộng: mặc quần áo cotton rộng có thể làm giảm kích ứng ở hậu môn, giúp hậu môn khô ráo hơn.
Điều trị bệnh trĩ huyết khối nặng bằng phẫu thuật
Đối với những trường hợp bị trĩ huyết khối nặng, để phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra hoặc giảm các triệu chứng nghiêm trọng có liên quan đến búi trĩ (không đáp ứng việc sử dụng thuốc), bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật.
Đối với trĩ ngoại huyết khối
Người bệnh được tiêm thuốc gây tê cục bộ chứa epinephrine để giúp cầm máu và sưng tấy. Phương pháp này có thể gây đau trong vài tuần sau phẫu thuật và thường được áp dụng cho bệnh trĩ cấp tính nặng, gây phù nề, hoại tử, ngăn cản sự đóng niêm mạc.
Đối với trĩ hỗn hợp tắc mạch
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ bằng dao Plasma nếu tắc hình vòng, hoặc lấy huyết khối, hoặc cắt búi trĩ huyết khối kết hợp với phẫu thuật Longo phần trĩ chưa tắc mạch còn lại.
Đối với trĩ nội huyết khối
Đối với bệnh phức tạp như trĩ huyết khối, thông thường các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ trĩ lớn hay nhỏ, mức độ sa búi trĩ nhiều hay ít, đẻ sẽ lựa chọn kết hợp các phương pháp phẫu thuật trĩ với nhau, cụ thể:
Lấy huyết khối và Tiêm xơ: Phương pháp này có ưu điểm là chỉ cần tiêm một lần, ít đau, thời gian nằm viện ngắn, quá trình phục hồi nhanh và chi phí điều trị thấp. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có hiệu quả tốt đối với các trường trĩ xuất huyết, trĩ không sa nhiều, trĩ không quá to.
Lấy huyết khối và Phẫu thuật đốt trĩ Laser Diode: Đây là phương pháp sử dụng carbon dioxide hoặc Nd Yag Laser để đốt teo hoặc cắt bỏ búi trĩ một cách chính xác, nhanh chóng, không gây đau.
Lấy huyết khối và Phẫu thuật trĩ THD: Đây là phương pháp phẫu thuật ít gây đau, giảm chảy máu và sa mô. Phương pháp này sử dụng đầu dò Doppler để xác định sáu động mạch nuôi chính trong ống hậu môn. Sau đó, bác sĩ sẽ thắt các động mạch này bằng chỉ khâu có thể hấp thụ và dùng ống soi chuyên dụng để cắt các động mạch thừa niêm mạc trĩ.
Lấy huyết khối và Phẫu thuật Longo: Thủ thuật ít gây đau, rút ngắn thời gian phẫu thuật, mau phục hồi, giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó có thể xảy ra các biến chứng như chảy máu từ dây ghim, không kiểm soát được chấn thương cơ thắt; nguy cơ xuất hiện lỗ rò âm đạo lại ở phụ nữ… vì vậy đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần được đánh giá cẩn thận dựa trên tình trạng búi trĩ cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, các chuyên gia hậu môn - trực tràng khuyến cáo người bệnh cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra phương điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tuyệt đối không nên tự dùng thuốc tây hay thuốc dân gian để điều trị tại nhà, tránh bệnh diễn tiến nặng hơn, gây nguy hiểm cho chính bản thân người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tuân thủ theo phác đồ điều trị, điều chỉnh lối sống và tái khám thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra hiệu quả và an toàn nhất.
Nên khám và điều trị trĩ huyết khối ở đâu để có hiệu quả thoát trĩ cao?
Bệnh trĩ huyết khối là một biến thể phức tạp của bệnh trĩ, đòi hỏi bác sĩ điều trị phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp điều trị mới có thể giúp bệnh nhân thoát trĩ dứt điểm, tránh tái phát, giảm đau đớn, rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Là đơn vị y tế tư nhân uy tín hàng đầu miền Bắc, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã và đang là địa chỉ tin cậy cho hàng ngàn ca bệnh trĩ huyết khối với:
Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: TTND. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, BV Hữu Nghị Việt Đức, Phó Chủ tịch hội Hậu môn – Đại trực tràng Việt Nam, Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng – Hậu môn của Cộng hoà Pháp; TTUT. TS. BSCKII Phạm Văn Cường, gần 40 năm kinh nghiệm, hội viên Hội Phẫu thuật Nội soi và Ngoại khoa Việt Nam.
Phương pháp phẫu thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp hiện đại như: cắt trĩ bằng sóng cao tần, cắt trĩ bằng phương pháp PPH, cắt trĩ bằng công nghệ Longo…
Phẫu thuật loại bỏ trĩ không đau với quy trình kiểm soát đau trước - trong và sau mổ được xây dựng bởi ThS.BS Nguyễn Thị Thu Ba - đào tạo nội trú chuyên sâu tại Pháp. Đội ngũ bác sĩ gây mê chuyên môn cao theo dõi sát sao trong suốt quá trình phẫu thuật
Chiến lược dự phòng đau: bệnh nhân được khám tiền mê nghiêm ngặt, theo dõi trong suốt ca mổ, kiểm soát cơn đau ngay khi chưa khởi phát
Phương pháp phẫu thuật hiện đại, can thiệp vào vùng không đau, hạn chế tổn thương
Đội ngũ hỗ trợ 24/7 chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân trong suốt thời gian lưu viện
Không gian lưu viện rộng thoáng, đầy đủ tiện nghi khách sạn
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã và đang là địa chỉ tin cậy cho hàng ngàn ca bệnh trĩ huyết khối
Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:
Hotline đặt lịch thăm khám với chuyên gia: 0911 908 856
Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về bệnh trĩ huyết khối. Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn và đăng ký khám bệnh trĩ huyết khối tại BV Hồng Ngọc, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.