Trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không? điều trị như thế nào?

Trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không? điều trị như thế nào?

31-05-2024
Da liễu

Nhiều trẻ nhỏ bị nổi mề đay khiến con ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không và phải làm gì để khắc phục tình trạng này cho bé là vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm.

Bệnh nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay là tình trạng mao mạch trên da của trẻ bị tổn thương do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng khiến trung bì bị phù cấp hoặc mãn tính. Khi bị nổi mề đay, trên da trẻ sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mẩn hồng, nhỏ li ti mọc riêng rẽ hoặc thành từng đám. Nhất là khi trẻ gãi thì bé gãi đến đâu, các vết đỏ sẽ xuất hiện đến đó.

Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh và mức độ bệnh, người ta chia nổi mề đay ở trẻ thành 2 loại:

  • Nổi mề đay cấp tính: Tình trạng nổi mề đay kéo dài dưới 6 tuần. Ở dạng này, bố mẹ không cần quá lo lắng vì mề đay có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc.

  • Nổi mề đay mãn tính: Tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần, tái đi tái lại, các triệu chứng dai dẳng lâu ngày khiến bé khó chịu.

Trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay là một bệnh lành tính, không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không được chủ quan mà hãy chữa trị sớm nếu con không may mắc phải tình trạng này. Vì nếu để lâu, nổi mề đay có thể tiến triển nặng, gây nhiều tình trạng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng da

  • Sốc phản vệ

  • Phù mạch

  • Sốt

  • Khó thở

  • Suy nhược cơ thể

  • Thanh quản co thắt

Tình trạng nổi mề đay không chỉ khiến bé khó chịu, ngứa ngáy, mất ngủ, quấy khóc, biếng ăn mà nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của trẻ nên cần được chữa trị sớm. Bệnh mề đay càng để lâu càng khó chữa. Nó có thể làm suy giảm miễn dịch và sức đề kháng của con nên ba mẹ cần chữa trị sớm cho trẻ.

 

trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không
 Nổi mề đay nếu để lâu có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Triệu chứng nổi mề đay

Trẻ bị nổi mề đay sẽ có những biểu hiện dưới đây:

Nổi mẩn đỏ

Khi bị bệnh, da trẻ sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc hồng. Những nốt nhỏ li ti này có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc thành từng đám rất dễ phát hiện.

Ngứa

Trẻ có thể bị ngứa tại những vùng nổi mẩn đỏ. Trong đó, phổ biến nhất là vùng da hở như nách, cổ, tay, chân. Một số trường hợp trẻ bị ngứa ở lưng, thân mình, thậm chí là mặt.

Phát ban sưng phù

Khi bị nổi mề đay, trẻ có thể bị phát ban, sẩn phù ở một vài vị trí nhạy cảm. Những nốt mẩn sưng to, phồng lên trên bề mặt da. Thường gặp nhất là ở những khu vực như môi, mí mắt, bộ phận sinh dục…

Điều trị nổi mề đay ở trẻ

Khi trẻ bị nổi mề đay ba mẹ cần điều trị bệnh sớm cho bé để giúp con cảm thấy dễ chịu, không còn ngứa ngáy và đặc biệt là ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hãy áp dụng những biện pháp chăm sóc và điều trị trẻ bị nổi mề đay dưới đây:

Chăm sóc tại nhà

Chế độ chăm sóc tại nhà tốt, đúng khoa học có thể giúp chữa khỏi bệnh nổi mề đay mà không cần dùng đến thuốc.

Loại bỏ dị nguyên trên da

Khi trẻ bị nổi mề đay, ba mẹ thường xuyên dùng khăn sạch thấm nước và lau người bé để loại bỏ các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật… dính trên da bé.

Tắm nước mát

Tắm nước mát giúp làm giảm nhanh các triệu chứng nóng rát, sưng đỏ, đồng thời giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng kích ứng trên da hiệu quả. 

trẻ nổi mè đay
 Tắm nước mát giúp làm giảm các triệu chứng của nổi mề đay

Chườm lạnh

Khi trẻ bị nổi mề đay, ba mẹ có thể chườm lạnh cho bé đã giảm ngứa, giảm nổi mẩn do nhiệt độ thấp giúp co mạch, làm mát da và giảm viêm. Tuy nhiên, ba mẹ không nên chườm trực tiếp đá lạnh lên da mà hãy bọc đá vào khăn mỏng rồi chườm cho bé.

Mặc quần áo rộng rãi

Khi bé bị nổi mề đay, ba mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ để không chà xát làm xước nốt mụn. Nếu mặc quần áo bó sát, quá dày có thể khiến tình trạng nổi mề đay nặng hơn.

Thoa kem dưỡng ẩm

Ba mẹ có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm lành tính, chuyên dùng cho trẻ nhỏ để thoa lên da giúp giảm nhẹ các triệu chứng nổi mề đay. Thoa kem dưỡng ẩm có tác dụng làm mềm da, giảm viêm da hiệu quả.

Cho trẻ uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp làm mát da từ bên trong, nhờ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu của nổi mề đay. Ngoài ra, ba mẹ nên cho bé uống thêm các loại nước ép trái cây, vừa cung cấp nước lại rất giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Điều trị theo tây y

Với những trường hợp triệu chứng nặng, ba mẹ phải dùng thuốc để điều trị nổi mề đay cho bé.

Sử dụng thuốc kháng histamin H1

Khi bị nổi mề đay, trẻ thường bị ngứa ngáy khó chịu. Sử dụng thuốc kháng histamin giúp giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cơ thể sản xuất histamin, chất trung gian gây các phản ứng của nổi mề đay.

Sử dụng thuốc kháng histamin có tác dụng phụ là buồn ngủ, khô miệng, mệt mỏi… 

Kem bôi chứa menthol

Loại thuốc này có chứa hoạt chất menthol có nguồn gốc từ bạc hà. Chúng có tác dụng làm dịu và làm mát da, cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên da.

trị nổi mề đay
 Sử dụng kem bôi để trị nổi mề đay ở trẻ

Kem bôi chứa corticoid

Nhóm thuốc này có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng viêm da. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé và nhiều tác dụng phụ khác. Vì thế, cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Áp dụng phương pháp dân gian

Ngoài chăm sóc chu đáo, sử dụng thuốc, ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian để trị nổi mề đay cho bé.

Tắm lá khế

Lá khế đem rửa sạch rồi nấu với khoảng 2 lít nước. Khi nước sôi được khoảng 3 phút thì tắt bếp rồi chắt lấy nước và pha thêm nước lã để tắm cho bé. Mỗi ngày tắm nước lá khế 2 lần sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng nổi mề đay.

Tắm lá chè xanh

Tương tự như lá khế, ba mẹ rửa sạch lá chè xanh rồi vò nát và đun sôi với nước. Sau đó chắt nước chè rồi pha thêm nước lã để tắm cho con.

Sử dụng nha đam

Một cách làm khác nữa là ba mẹ dùng phần thịt của lá nha đam bôi lên vùng da bị nổi mề đay. Sau khoảng 20 phút thì rửa lại thật sạch bằng nước mát sẽ giúp làm dịu da, kháng viêm và hồi phục làn da bị tổn thương một cách nhanh chóng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay