Tiểu không tự chủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu không tự chủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

16-10-2023
Sống khỏe

Tiểu không tự chủ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của người bệnh, khiến họ tự ti và thấy bất tiện. Hơn nữa, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nên cần được thăm khám và điều trị từ sớm.

Tiểu không tự chủ là tình trạng gì?

Tiểu không tự chủ là tình trạng nước tiểu rò rỉ không kiểm soát, thường bị rỉ khi ho, hắt hơi hoặc cảm giác đi tiểu xuất hiện đột ngột khiến người bệnh không kịp phản ứng.

Thông thường, khi nước tiểu đi xuống niệu quản và được chứa tại bàng quang. Đến khi nước tiểu trong bàng quang đầy thì não sẽ phát tín hiệu cần đi tiểu. Tuy nhiên, với tình trạng đi tiểu không tự chủ thì việc đi tiểu không được kiểm soát do các cơ quan này gặp vấn đề nào đó. Người bệnh chưa chuẩn bị được cho việc phải đi tiểu do não phát tín hiệu từ trước.

Triệu chứng tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ có triệu chứng điển hình là són tiểu không kiểm soát. Nước tiểu nhỏ liên tục, lắt nhắt với lượng lớn hoặc nhỏ tùy mỗi người. Ngoài ra, người bệnh sẽ có một số triệu chứng khác như:

  • Đi tiểu nhiều lần cả ban ngày và ban đêm.

  • Són tiểu nhất là khi ho, hắt hơi.

  • Đau rát khi đi tiểu.

  • Rỉ nước tiểu trong khi ngủ.

  • Cảm giác buồn tiểu xuất hiện đột ngột, phải đi ngay lập tức.

tieu khong tu chu Tiểu không tự chủ là tình trạng người bệnh thường xuyên són tiểu, đi tiểu mất kiểm soát

Tiểu không tự chủ ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?

Tình trạng tiểu không tự chủ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh.

Gây mất tự tin

Thường xuyên đi tiểu, đi tiểu không tự chủ khiến người bệnh tự ti, bị áp lực tâm lý. Họ sẽ cảm thấy ngượng ngùng và e ngại trong các tình huống giao tiếp thường ngày.

Ảnh hưởng đến cuộc sống

Các triệu chứng của tiểu không tự chủ như són tiểu, đi tiểu nhiều lần… ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh, khiến chất lượng cuộc sống, chất lượng giấc ngủ và năng suất làm việc giảm sút.

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, gồm các nguyên nhân phổ biến như:

  • Nhiễm trùng tiết niệu

  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, cafein, thuốc lợi tiểu dẫn đến tình trạng không kiểm soát được nước tiểu.

  • Táo bón mãn tính, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi.

  • Rối loạn vùng cơ sàn chậu chủ yếu do sự suy yếu các cơ và mô vùng sàn chậu dẫn đến tiểu không tự chủ và sa trệ vùng chậu, thường gặp ở phụ nữ mang thai nhiều lần.

  • Các vấn đề về cơ bắp và thần kinh khi tín hiệu thần kinh từ não truyền đến bàng quang và niệu đạo bị cản trở sẽ khiến các cơ của vùng này bị mất kiểm soát, khiến nước tiểu bị rò rỉ.

  • Vấn đề về giải phẫu học: Có thể do lối thông từ bàng quang vào niệu đạo bị tắc nghẽn do sỏi bàng quang hoặc khối u.

Nhiễm trùng tiết niệu là một trong các nguyên nhân dẫn đến tiểu không tự chủ

Các yếu tố nguy cơ gây tiểu không tự chủ

Tình trạng tiểu không tự chủ có thể xảy ra ở nhiều người. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gặp phải tình trạng này, bao gồm:

Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn do khi già đi, các cơ quan như bàng quang, niệu đạo bị lão hóa dần, ảnh hưởng đến khả năng chứa nước tiểu.

Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị tiểu không tự chủ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ mang thai, đã sinh con, hoặc mãn kinh.

Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá cao tạo áp lực lên bàng quang và các cơ quan vùng chậu, gây suy yếu dần dẫn đến tình trạng nước tiểu thoát ra mất kiểm soát.

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên và yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.

Biến chứng bệnh tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ nếu kéo dài không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến 2 biến chứng nghiêm trọng:

  • Nhiễm trùng tiết niệu tái phát nhiều lần.

  • Gặp các vấn về da như phát ban, nhiễm trùng, lở loét do da thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, tiếp xúc với nước tiểu nhiều.

Phương pháp chẩn đoán tiểu không tự chủ

Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng tiểu không tự chủ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân. Với tiểu không tự chủ, bên cạnh thăm khám lâm sàng, hỏi han tình trạng, tiền sử sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán chính xác nhất.

Xét nghiệm nước tiểu: giúp phát hiện các bất thường trong thành phần nước tiểu và phát hiện tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng.

Nội soi bàng quang: Qua hình ảnh nội soi bác sĩ sẽ phát hiện được dấu hiệu viêm nhiễm, sưng, hoặc các bất thường khác của bàng quang.

Siêu âm bàng quang: Siêu âm có thể giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề như sự bất thường về kích thước, hình dạng bàng quang, phát hiện viêm nhiễm, tụy thận hoạt động bình thương hay không.

Khám thần kinh: Phương pháp này có thể được chỉ định để kiểm tra thần kinh vùng chậu, kiểm tra sự cân bằng thần kinh có bất thường hay không.

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện bất thường trong nước tiểu

Phương pháp điều trị tiểu không tự chủ

Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ tiểu không tự chủ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng người bệnh để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Một số phương pháp điều trị tiểu không tự chủ thường được áp dụng gồm:

  • Sử dụng thuốc.

  • Tiêm Botulinum để giúp giãn cơ, giảm chứng đi tiểu không kiểm soát.

  • Thay đổi lối sống, thói quen ăn uống.

  • Sử dụng cơ thắt niệu đạo nhân tạo, được áp dụng với nam giới.

  • Đặt băng nâng niệu đạo, được áp dụng nhiều và đem lại hiệu quả cho nữ giới bị đi tiểu không tự chủ khi gắng sức.

Người bệnh cần thăm khám tại địa chỉ y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như được điều trị hiệu quả bằng phương pháp phù hợp nhất.

Đăng ký khám Thận tiết niệu với chuyên gia tại BV Hồng Ngọc tại đây:

Biện pháp phòng ngừa tình trạng tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, cần chủ động phòng ngừa từ sớm bằng những biện pháp dưới đây:

  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì.

  • Thường xuyên tập các bài tập sàn chậu có lợi.

  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.

  • Hạn chế các chất có khả năng kích thích bàng quang như caffeine, rượu bia, thực phẩm tính axit.

  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến bàng quang, nhiễm trùng tiết niệu.

  • Xây dựng thực đơn giàu chất xơ để ngừa táo bón.

Áp dụng sớm các biện pháp kể trên sẽ giúp phòng tránh nguy cơ và giảm nhẹ tình trạng tiểu không tự chủ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay