Tiêm phòng trước khi mang thai: 5 mũi vaccine cần thiết

Tiêm phòng trước khi mang thai: 5 mũi vaccine cần thiết

25-05-2023

Tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp tốt nhất để chị em có thể tạo tấm 'áo giáp' bảo vệ bản thân và chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước khi làm mẹ. Dưới đây là 5 mũi vắc - xin cần tiêm mà chị em nào cũng nên biết. 

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không?

Trong thời gian mang thai, với sự thay đổi bất thường của nội tiết tố và hệ miễn dịch thì sức đề kháng của bà bầu cũng không ổn định. Chính vì thế, theo các bác sĩ, bà bầu có khả năng mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn người bình thường và có nguy cơ để lại biến chứng cho thai nhi. Để phòng ngừa tình trạng này, tiêm phòng là biện pháp quan trọng. Tuy nhiên, nhiều loại vắc - xin lại chống chỉ định với phụ nữ mang thai, vì vậy thời điểm tiêm phòng tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi là trước khi mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai cần được thực hiện từ sớm để có thể giúp hệ miễn dịch có đủ thời gian sản xuất kháng thể cần thiết. Đây là một phần quan trọng của quá trình chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Việc tiêm phòng chủ động trước khi mang thai có tác dụng:

  • Bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu: Việc tiêm vắc - xin phòng bệnh giúp bảo vệ mẹ bầu

    khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm, sởi, rubella, uốn ván,thủy đậu và nhiều bệnh khác. Những bệnh này có thể gây hại cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang bầu.
  • Bảo vệ thai nhi: Một số bệnh truyền nhiễm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi, bao gồm dị tật bẩm sinh, tử vong thai nhi hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc tiêm văc - xin trước khi mang thai giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe của con. Bên cạnh đó, trong thời gian phát triển trong bụng mẹ, bé sẽ được cung cấp một lượng kháng thể cần thiết để chống lại với nhiều bệnh lý trong những năm tháng đầu đời. Việc tiêm vắc - xin cho mẹ giúp việc nhận kháng thể của bé được tối ưu hơn.

Lịch tiêm vắc - xin trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai Tiêm phòng trước khi mang thai giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh

Việc tiêm phòng trước khi mang thai nên được thực hiện đầy đủ, đặc biệt với những người có nguy cơ cao như đang sống trong vùng dịch hoặc có sức đề kháng yếu. Một số vắc - xin được khuyến cáo bao gồm:

Vắc - xin phòng bệnh cúm

Cúm mùa là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng gây dị tật thai nhi. Đáng nói hơn, virus cúm mùa có khả năng thay đổi mã gen và thích ứng với kháng thể cũ. Chính vì vậy, tiêm phòng cúm mùa cần được thực hiện định kỳ hàng năm để bảo vệ cơ thể một cách tối ưu.

Lịch tiêm phòng cúm mùa cho phụ nữ trước khi mang thai chỉ cần tiêm 1 mũi, trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng. Mũi tiêm này sẽ có công dụng bảo vệ mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ bị tấn công bởi virus cúm.

Tiêm phòng trước khi mang thai: vắc - xin phòng sởi - quai bị - rubella

Bộ ba bệnh lý: sởi - quai bị - rubella có thể gây ra dị tật thai nhi liên quan đến chậm phát triển và thiểu năng trí tuệ. Tiêm phòng vắc - xin phòng 3 bệnh này (MMR) có thể giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây bệnh và giảm tỷ lệ biến chứng với thai nhi. Thêm vào đó, kháng thể phòng bệnh cũng sẽ truyền qua bé thông qua dây rốn, từ đó giúp có được hệ miễn dịch tự nhiên phòng bệnh tối ưu trước khi được tiêm phòng.

Vắc - xin MMR chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất trước khi mang thai. Sau khi tiêm, vắc - xin sống MMR sẽ nhanh chóng kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể, thời gian cần thiết để có thể sản xuất đủ kháng thể là trong 3 tháng.

Vắc - xin phòng thủy đậu

Nếu trong thai kỳ, phụ nữ mắc bệnh thủy đậu thì có khả năng gây biến chứng cho thai nhi với bệnh thủy đậu bẩm sinh - bệnh lý có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 30%. Chính vì vậy, nếu chị em chưa từng mắc thủy đậu, hoặc chưa từng tiêm phòng thủy đậu trước đây thì thời điểm 3 tháng trước khi mang thai là tốt nhất để tiêm phòng.

Tiêm phòng trước khi mang thai với vắc - xin thủy đậu chỉ cần thực hiện 1 mũi duy nhất, và tuyệt đối không tiêm phòng khi đang mang thai do đây là vắc - xin sống giảm động lực có thể gây hại cho thai nhi.

Tiêm phòng viêm gan trước khi mang thai

Các bệnh lý như viêm gan A và viêm gan B có thể di truyền cho bé, đặc biệt còn có khả năng diễn tiến nặng với những chị em mang bầu. Các chuyên gia cho biết, việc tiêm vắc - xin phòng viêm gan có thể thực hiện với lịch như sau:

+ Tiêm phòng viêm gan B được thực hiện với 3 mũi tiêm

  • Mũi 1: Tiêm trước khi có thai 7 tháng

  • Mũi 2; Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng

  • Mũi nhắc lại tiêm sau mũi 2 khoảng 5 tháng.

+ Tiêm phòng viêm gan A, B kết hợp sẽ được tiêm với lịch 2 mũi cơ bản

  • Mũi 1: Lần đầu tiêm

  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần.

Cả 2 vắc - xin phòng viêm gan đều yêu cầu làm xét nghiệm trước khi tiêm để đảm bảo bạn không nhiễm virus viêm gan trước đó.

Tiêm phòng trước khi mang thai Vắc - xin phòng viêm gan có thể dùng cho phụ nữ có thai

Tiêm phòng trước khi mang thai: Vắc - xin HPV

Các bệnh lý do virus HPV gây ra có thẻ làm phụ nữ mắc u xơ hoặc thậm chí là ung thư cổ tử cung. Sử dụng vắc - xin HPV có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ phát triển của virus HPV gây bệnh, từ đó giảm tối đa tỷ lệ sảy thai, thai sinh non,...

Tiêm phòng HPV nên được thực hiện trước 26 tuổi với 3 mũi tiêm và không dùng cho phụ nữ đang mang thai.

Những mũi vắc - xin có thể cân nhắc tiêm phòng cho phụ nữ mang thai

Bên cạnh những mũi vắc - xin kể trên, các chuyên gia cũng khuyến cáo chị em nên tiêm phòng thêm:

  • Vắc - xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván

  • Tiêm phòng phế cầu

  • Tiêm phòng viêm màng não do mô cầu khuẩn

Tiêm phòng bao lâu thì có thai được?

Theo các bác sĩ, sau khi tiêm phòng chị em cần có thời gian để nghỉ ngơi và cho cơ thể có thể thích ứng với vắc - xin, từ đó hệ miễn dịch mới sản xuất đủ số lượng kháng thể cần thiết. Thời gian tốt nhất để cơ thể sẵn sàng là hoàn thiện các mũi tiêm trước khi mang thai 3 tháng, hoặc tối thiểu là 1 tháng. Đối với những mẹ chưa hoàn thành số mũi tiêm theo yêu cầu thì cần hoãn tiêm cho tới khi sinh xong.

Thời điểm tốt nhất để hoàn thành các mũi tiêm như sau:

  • Với các loại vắc - xin sống giảm động lực như vắc - xin thủy đậu, vắc - xin phòng sởi - quai bị - rubella thì phải tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Đây là thời điểm cần thiết để các vi khuẩn/ virus có thể được tiêu diệt hoàn toàn.

  • Với những vắc - xin bất hoại như HPV, vắc - xin phòng phế cầu, vắc - xin phòng viêm gan thì cần hoàn thành số mũi tiêm trước khi có thai 1 tháng.

  • Các vắc - xin khác có thể cân nhắc thực hiện trong quá trình mang thai.

Không tiêm vắc xin trước khi mang thai có sao không?

Câu hỏi nhiều người quan tâm là tiêm phòng trước khi mang thai có bắt buộc hay không? Trên thực tế, tiêm phòng tiền sinh sản là việc làm tự nguyện, chị em có thể tiêm hoặc không tiêm tùy thuộc vào nhu cầu và tình hình kinh tế của bản thân. Tuy nhiên, nhiều quốc gia và tổ chức y tế vẫn khuyến cáo mạnh mẽ tầm quan trọng của việc tiêm phòng trước mang thai để có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và giúp bảo vệ thai nhi.

Không tiêm phòng trước khi mang thai có thể làm phụ nữ dễ bị tác động bởi những vi khuẩn, virus gây bệnh truyền nhiễm. Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ bị suy giảm vì các lí do liên quan đến thay đổi hormone, chính vì thế, chị em dễ bị mắc bệnh hơn người bình thường và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Tiêm phòng trước khi mang thai Mắc bệnh trong khi mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi

Để chuẩn bị cho việc mang thai, cần lưu ý kế hoạch tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Trong trường hợp đã có thai mà chưa được tiêm phòng, mẹ bầu có thể xem xét tiêm bổ sung một số loại vắc xin. Ví dụ, vắc xin ngừa Cúm (dạng bất hoạt) và vắc xin ngừa Viêm gan B (cho người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ hoặc đang mắc các bệnh gan mãn tính khác) có thể được xem xét. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vắc xin ngừa Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella không được tiêm cho phụ nữ mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai có hiệu quả khoảng bao lâu?

Hiệu quả của việc tiêm phòng trước khi mang thai có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, và đảm bảo giúp mẹ bầu an toàn trong suốt thai kỳ. Mỗi loại vắc - xin được tiêm sẽ có thời gian tác dụng khác nhau, ví dụ:

  • Vắc - xin phòng cúm chỉ có tác dụng trong khoảng 1 năm. Chính vì thế, nếu thời gian tiêm mũi phòng cúm quá lâu trước khi có thai, bạn có thể cần tiêm nhắc lại hoặc tiêm bổ sung vào 3 tháng cuối thai kỳ.

  • Với vắc xin MMR phòng sởi - quai bị -rubella có thời gian phòng bệnh lên tới 10 năm.

  • Chỉ cần tiêm đầy đủ số mũi và đúng lịch thì vắc - xin phòng viêm gan B có thể phát huy hiệu quả bảo vệ suốt đời.

Đang mang thai có được tiêm phòng không?

Việc tiêm phòng trong khi mang thai là được cho phép với một số loại vắc - xin như vắc - xin phòng cúm, vắc - xin phòng viêm gan B. Còn với những loại vắc - xin khác thì chưa có một nghiên cứu chính xác nào về mức độ an toàn của chúng với bà bầu. Một số vắc - xin như vắc - xin MMR và vắc - xin ngừa thủy đậu thì tuyệt đối không tiêm phòng khi đang mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai Nếu lỡ tiêm phòng khi chưa biết mình mang thai thì cần thăm khám thường xuyên để tránh dị tật thai nhi

Vậy nếu lỡ tiêm phòng thì biết mình mang thai phải làm sao. Trong trường hợp này, một số giải pháp bạn có thể thực hiện gồm:

  • Thông báo với bác sĩ: Hãy thông báo cho bác sĩ biết rằng bạn đã lỡ tiêm phòng trong khi không biết mình đang mang thai. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm hoặc khám lâm sàng để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi.

  • Đánh giá rủi ro: Bác sĩ sẽ xem xét loại vaccine và thời điểm tiêm phòng để đánh giá rủi ro và tác động có thể gây cho thai nhi. Dựa trên thông tin này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về các biện pháp tiếp theo

  • Thăm khám thường xuyên để có thể nhanh chóng phát hiện những rủi ro.

Lưu ý: Không cần phải đình chỉ thai kỳ vì hầu hết những vắc - xin trên không gây hại nhiều đến thai nhi. Mẹ chỉ cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể giúp bé khỏe mạnh hơn.

Tiêm phòng trước khi mang thai có để lại phản ứng phụ không?

Trước khi thực hiện việc tiêm phòng, các bác sĩ sẽ yêu cầu chị em làm một số xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe tổng quát nhất, từ đó đưa ra phương án tiêm chủng phù hợp. Việc tiêm phòng trước khi mang thai yêu cầu phải hoàn tất từ 1 đến 3 tháng (tốt nhất là 3 tháng) trước khi có em bé. Chính vì vậy, để có thể bảo vệ bản thân và thai nhi, chị em cần lưu ý sắp xếp thời gian tiêm chủng hợp lý và an toàn, có khoảng thời gian nghỉ ngơi đủ lâu để vắc - xin phát huy tác dụng.

Tiêm phòng trước khi mang thai thường tương đối an toàn và hiếm khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số dấu hiệu bạn có thể gặp phải gồm: Đau sưng ở vị trí tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi. Bạn không cần quá lo lắng vì đây là những triệu chứng bình thường, có thể nhanh chóng biến mất sau khoảng 2 ngày. Chị em có thể cân nhắc sử dụng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp các dấu hiệu bất thường như ngủ li bì, sốt cao không giảm, nôn mửa kéo dài..., bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời

Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu uy tín?

Tiêm phòng trước khi mang thai là việc làm cần thiết và cần được quan tâm. Các chuyên gia khuyến cáo, việc tiêm phòng nên được thực hiện ở những cơ sở y tế như Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm tiêm chủng, các bệnh viện sản, hoặc bệnh viện Đa khoa lớn trong các tỉnh, thành phố.

Những năm gần đây, trung tâm tiêm chủng Hồng Ngọc là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn khi tiêm phòng với các ưu điểm như sau:

  • Hệ thống 7 cơ sở tiêm chủng phủ rộng khắp 12 quận của Hà Nội

  • Nguồn vắc - xin được nhập khẩu trực tiếp, đảm bảo nghiêm ngặt về chất lượng và được bảo quản trong hệ thống tủ làm lạnh chuẩn GSP. 

  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý và được đào tạo bài bản để kịp thời xử lý những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm

  • Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi khi đến tiêm phòng đều được khám sàng lọc và theo dõi chặt chẽ trước và sau khi tiêm. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hệ thống tiêm chủng Hồng Ngọc

Hotline: 0949 416 006 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác!

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay