Thông liên nhĩ là một lỗ hở ở vách liên nhĩ. Dị tật tim bẩm sinh này gây ra shunt trái sang phải, cùng tình trạng quá tải thể tích tâm nhĩ phải, tâm thất phải. Nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ không gây biến chứng tới sức khỏe. Làm thế nào để phát hiện tình trạng này và cách điều trị thông liên nhĩ ra sao?
Thông liên nhĩ là bệnh gì?
Cơ chế hoạt động của tim gồm bốn buồng: hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới. Thông liên nhĩ xảy ra khi vách ngăn giữa hai tâm thất bị hở.
Vách ngăn này có vai trò ngăn cách máu giàu oxy từ tâm thất trái với máu nghèo oxy từ tâm thất phải. Khi xuất hiện lỗ hở, máu giàu oxy sẽ chảy ngược trở lại tâm thất phải làm tăng áp lực cho phổi, khiến tim phải làm việc quá sức và gây ra các vấn đề khác bao gồm nhịp tim bất thường, tăng nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân mắc thông liên nhĩ
Tuy chưa xác định được nguyên nhân gây thông liên nhĩ nhưng loại dị tật tim bẩm sinh này có tính di truyền. Do đó, các yếu tố bất thường trong thai kỳ dưới đây có thể làm tăng khả năng mắc bệnh:
Nhiễm trùng rubella: Tình trạng này thường xảy ra trong các tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật tim cho thai nhi.
Ảnh hưởng từ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… tác động xấu tới thai nhi.
Biến chứng từ bệnh tiểu đường hoặc lupus ban đỏ.
Chẩn đoán thông liên nhĩ bằng cách nào?
Thông liên nhĩ thường rất khó phát hiện ở trẻ sơ sinh. Việc chẩn đoán thông liên nhĩ dựa trên các triệu chứng và các kết quả xét nghiệm lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng.
Thông liên nhĩ có biểu hiện gì?
Các triệu chứng của thông liên nhĩ thể hiện rõ ràng ở độ tuổi trưởng thành, bao gồm:
Khó thở, đặc biệt khi gắng sức
Mệt mỏi
Tăng cân chậm
Nhịp tim đập nhanh
Sưng chân, mắt cá chân.
Lâm sàng
Bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu của thông liên nhĩ thông qua khám lâm sàng, nghe tim và phổi để xác định bệnh:
Nghe tiếng T2 tách đôi, rộng, cố định.
Âm thổi của tăng lưu lượng phổi gây hẹp chức năng động mạch phổi.
Khi áp lực động mạch phổi tăng cao có thể nghe thấy âm thổi tâm thu của hở van 3 lá.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Siêu âm doppler màu tim phát hiện thông liên nhĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Khi nghi ngờ trẻ bị tim bẩm sinh, các bác sĩ thường yêu cầu kiểm tra cận lâm sàng: X- quang tim phổi, điện tâm đồ và chẩn đoán chính xác bởi siêu âm tim 2 chiều, siêu âm màu và siêu âm Doppler tim.
Siêu âm tim: Là phương pháp chính trong chẩn đoán thông liên nhĩ. Bệnh nhân nhỏ tuổi áp dụng kỹ thuật siêu âm qua thành ngực và siêu âm qua thực quản với người lớn. Dựa trên kết quả siêu âm để đánh giá chính xác chức năng, cấu trúc, vị trí, kích thước của lỗ thông,... giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và cách điều trị thông liên nhĩ phù hợp.
X- quang tim phổi: Đánh giá chính xác kích thước của tim và phát hiện các bất thường trong phổi.
Điện tâm đồ: Có thể ghi lại hoạt động điện của tim và phát hiện các rối loạn nhịp tim do thông liên nhĩ gây ra.
Bệnh tim thông liên nhĩ có nguy hiểm không?
Bệnh thông liên nhĩ có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Với các lỗ thông liên nhĩ có kích thước >20mm sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, như: suy tim, hở van hai lá và hở van ba lá, nguy cơ tai biến mạch máu não, suy tim, rối loạn nhịp tim.
Do đó, mức độ nguy hiểm của thông liên nhĩ phụ thuộc vào kích thước của các lỗ thông trên vách ngăn của tâm nhĩ. Thông thường, các lỗ thông liên nhĩ nhỏ sẽ có khả năng tự bít lại khi trẻ còn trong bào thai hoặc trong giai đoạn từ 1 – 4 tuổi.
Tuy nhiên, nếu lỗ hở lớn (10 – 30mm), kèm theo các triệu chứng rõ ràng có nguy cơ làm tăng áp lực động mạch phổi do lượng máu được bơm quá mức vào động mạch phổi, cần được can thiệp kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị thông liên nhĩ hiệu quả phụ thuộc vào việc xác định chính xác kích thước, tình trạng thông liên nhĩ, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, độ tuổi.
Một số trường hợp mắc thông liên nhĩ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp bằng phẫu thuật:
Điều trị nội khoa
Điều trị thông liên nhĩ bằng thuốc nhằm mục đích ổn định sức khỏe chờ phẫu thuật
Với trẻ em dưới 2 tuổi có biểu hiện thông liên nhĩ từ sớm như: suy dinh dưỡng, khó thở, điều trị nội khoa chỉ mang tính hỗ trợ, chống bội nhiễm và giúp nâng cao thể trạng sức khỏe để chờ phẫu thuật.
Ở người lớn, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị thông liên nhĩ như dãn mạch, tăng co cơ tim, lợi tiểu.
Các trường hợp có biểu hiện lâm sàng muộn (20 – 30 tuổi), với các triệu chứng hồi hộp, liên quan tới rối loạn nhịp, thuốc điều trị nội khoa có tác dụng chống loạn nhịp như: chẹn beta, chẹn canxi.
Phẫu thuật/ thủ thuật
Phẫu thuật thông liên nhĩ thường được thực hiện khi trẻ từ 2 – 4 tuổi. Có hai phương pháp can thiệp thông liên nhĩ chính: phẫu thuật tim hở ( mở ngực để tiếp cận trực tiếp với tim) và thông tim ( sử dụng ống thông luồn qua mạch máu từ bẹn hoặc cổ tay đến tim để bít lỗ thông ở vách ngăn liên nhĩ).
Mổ thông liên nhĩ ở người lớn
Mổ vá lỗ thông liên nhĩ ở người lớn dưới sự hỗ trợ của máy tim phổi nhân tạo được chỉ định trong những trường hợp như: Thông liên nhĩ không phải lỗ thứ phát đều có chỉ định mổ (bao gồm thông liên nhõ thứ 1, lỗ xoang vành, lỗ tĩnh mạch cửa dưới và thông liên nhĩ có luồng thông lớn).
Phòng ngừa thông liên nhĩ
Kiểm tra thai định kỳ để phát hiện và kịp thời điều trị các vấn đề nhiễm trùng
Thông liên nhĩ là một dị tật bẩm sinh, vì vậy chưa có cách để ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, việc kiểm soát và chăm sóc sức khỏe khi mang thai sẽ giúp giảm các yếu tố nguy cơ:
Điều trị nhiễm trùng thai kỳ: Cần khám sức khỏe thường xuyên trong thai kỳ để kiểm tra và phát hiện các vấn đề nhiễm trùng như: Rubella, cytomegalovirus.
Tránh tiếp xúc với các tác nhân có hại cho thai nhi: Một số loại thuốc men, hóa chất hoặc người đang mắc bệnh truyền nhiễm.
Sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ trong suốt thời kỳ mang thai. Đồng thời, tiêm phòng vacxin đầy đủ.
Các biện pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh cho thai nhi.
Chăm sóc sau bít dù thông liên nhĩ
Tái khám thường xuyên để theo dõi tình hình sức khỏe sau điều trị
Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị thông liên nhĩ cần được thực hiện kỹ càng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật. Bao gồm:
Ngay sau khi mổ thông liên nhĩ ở người lớn, bệnh nhân nằm theo dõi trong phòng hồi sức và tránh nằm thẳng hoặc gập chân để phòng hiện tượng chảy máu. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau và thuốc chóng đông máu.
Để đánh giá thành công của quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng như điện tim, siêu âm tim.
Ngoài ra, bệnh nhân bị thông liên nhĩ cần xây dựng chế độ chăm sóc đặc biệt tại nhà để đảm bảo quá trình hồi phục nhanh.
Cụ thể:
Sử dụng thuốc, chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh nhân thông liên nhĩ cần tái khám sức khỏe thường xuyên.
Đến ngay cơ sở y tế nếu xuất hiện các vấn đề sung nề, chảy dịch, máu,…hoặc các bất thường khác sau bít dù thông liên nhĩ.
Cần thông báo với bác sĩ tiền sử mắc thông liên nhĩ trước khi thực hiện các thủ thuật nha khoa và y tế để bác sĩ cân nhắc về việc dùng kháng sinh.
Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành, cùng trang thiết bị máy móc hiện đại giúp phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan tới tim mạch, trong đó có vấn đề thông liên nhĩ.
Trẻ gặp vấn đề thông liên nhĩ cần được theo dõi thường xuyên và can thiệp kịp thời để phát triển khỏe mạnh. Bố mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát tim mạch định kỳ hoặc kiểm tra ngay khi nghi ngờ các dấu hiệu bất thường.
**Lưu ý:Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Thông liên nhĩ là một lỗ hở ở vách liên nhĩ. Dị tật tim bẩm sinh này gây ra shunt trái sang phải, cùng tình trạng quá tải thể tích tâm nhĩ phải, tâm thất phải. Nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ không gây biến chứng tới sức khỏe. Làm thế nào để phát hiện tình trạng này và cách điều trị thông liên nhĩ ra sao?
Thông liên nhĩ là bệnh gì?
Cơ chế hoạt động của tim gồm bốn buồng: hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới. Thông liên nhĩ xảy ra khi vách ngăn giữa hai tâm thất bị hở.
Vách ngăn này có vai trò ngăn cách máu giàu oxy từ tâm thất trái với máu nghèo oxy từ tâm thất phải. Khi xuất hiện lỗ hở, máu giàu oxy sẽ chảy ngược trở lại tâm thất phải làm tăng áp lực cho phổi, khiến tim phải làm việc quá sức và gây ra các vấn đề khác bao gồm nhịp tim bất thường, tăng nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân mắc thông liên nhĩ
Tuy chưa xác định được nguyên nhân gây thông liên nhĩ nhưng loại dị tật tim bẩm sinh này có tính di truyền. Do đó, các yếu tố bất thường trong thai kỳ dưới đây có thể làm tăng khả năng mắc bệnh:
Nhiễm trùng rubella: Tình trạng này thường xảy ra trong các tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật tim cho thai nhi.
Ảnh hưởng từ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… tác động xấu tới thai nhi.
Biến chứng từ bệnh tiểu đường hoặc lupus ban đỏ.
Chẩn đoán thông liên nhĩ bằng cách nào?
Thông liên nhĩ thường rất khó phát hiện ở trẻ sơ sinh. Việc chẩn đoán thông liên nhĩ dựa trên các triệu chứng và các kết quả xét nghiệm lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng.
Thông liên nhĩ có biểu hiện gì?
Các triệu chứng của thông liên nhĩ thể hiện rõ ràng ở độ tuổi trưởng thành, bao gồm:
Khó thở, đặc biệt khi gắng sức
Mệt mỏi
Tăng cân chậm
Nhịp tim đập nhanh
Sưng chân, mắt cá chân.
Lâm sàng
Bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu của thông liên nhĩ thông qua khám lâm sàng, nghe tim và phổi để xác định bệnh:
Nghe tiếng T2 tách đôi, rộng, cố định.
Âm thổi của tăng lưu lượng phổi gây hẹp chức năng động mạch phổi.
Khi áp lực động mạch phổi tăng cao có thể nghe thấy âm thổi tâm thu của hở van 3 lá.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Siêu âm doppler màu tim phát hiện thông liên nhĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Khi nghi ngờ trẻ bị tim bẩm sinh, các bác sĩ thường yêu cầu kiểm tra cận lâm sàng: X- quang tim phổi, điện tâm đồ và chẩn đoán chính xác bởi siêu âm tim 2 chiều, siêu âm màu và siêu âm Doppler tim.
Siêu âm tim: Là phương pháp chính trong chẩn đoán thông liên nhĩ. Bệnh nhân nhỏ tuổi áp dụng kỹ thuật siêu âm qua thành ngực và siêu âm qua thực quản với người lớn. Dựa trên kết quả siêu âm để đánh giá chính xác chức năng, cấu trúc, vị trí, kích thước của lỗ thông,... giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và cách điều trị thông liên nhĩ phù hợp.
X- quang tim phổi: Đánh giá chính xác kích thước của tim và phát hiện các bất thường trong phổi.
Điện tâm đồ: Có thể ghi lại hoạt động điện của tim và phát hiện các rối loạn nhịp tim do thông liên nhĩ gây ra.
Bệnh tim thông liên nhĩ có nguy hiểm không?
Bệnh thông liên nhĩ có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Với các lỗ thông liên nhĩ có kích thước >20mm sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, như: suy tim, hở van hai lá và hở van ba lá, nguy cơ tai biến mạch máu não, suy tim, rối loạn nhịp tim.
Do đó, mức độ nguy hiểm của thông liên nhĩ phụ thuộc vào kích thước của các lỗ thông trên vách ngăn của tâm nhĩ. Thông thường, các lỗ thông liên nhĩ nhỏ sẽ có khả năng tự bít lại khi trẻ còn trong bào thai hoặc trong giai đoạn từ 1 – 4 tuổi.
Tuy nhiên, nếu lỗ hở lớn (10 – 30mm), kèm theo các triệu chứng rõ ràng có nguy cơ làm tăng áp lực động mạch phổi do lượng máu được bơm quá mức vào động mạch phổi, cần được can thiệp kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị thông liên nhĩ hiệu quả phụ thuộc vào việc xác định chính xác kích thước, tình trạng thông liên nhĩ, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, độ tuổi.
Một số trường hợp mắc thông liên nhĩ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp bằng phẫu thuật:
Điều trị nội khoa
Điều trị thông liên nhĩ bằng thuốc nhằm mục đích ổn định sức khỏe chờ phẫu thuật
Với trẻ em dưới 2 tuổi có biểu hiện thông liên nhĩ từ sớm như: suy dinh dưỡng, khó thở, điều trị nội khoa chỉ mang tính hỗ trợ, chống bội nhiễm và giúp nâng cao thể trạng sức khỏe để chờ phẫu thuật.
Ở người lớn, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị thông liên nhĩ như dãn mạch, tăng co cơ tim, lợi tiểu.
Các trường hợp có biểu hiện lâm sàng muộn (20 – 30 tuổi), với các triệu chứng hồi hộp, liên quan tới rối loạn nhịp, thuốc điều trị nội khoa có tác dụng chống loạn nhịp như: chẹn beta, chẹn canxi.
Phẫu thuật/ thủ thuật
Phẫu thuật thông liên nhĩ thường được thực hiện khi trẻ từ 2 – 4 tuổi. Có hai phương pháp can thiệp thông liên nhĩ chính: phẫu thuật tim hở ( mở ngực để tiếp cận trực tiếp với tim) và thông tim ( sử dụng ống thông luồn qua mạch máu từ bẹn hoặc cổ tay đến tim để bít lỗ thông ở vách ngăn liên nhĩ).
Mổ thông liên nhĩ ở người lớn
Mổ vá lỗ thông liên nhĩ ở người lớn dưới sự hỗ trợ của máy tim phổi nhân tạo được chỉ định trong những trường hợp như: Thông liên nhĩ không phải lỗ thứ phát đều có chỉ định mổ (bao gồm thông liên nhõ thứ 1, lỗ xoang vành, lỗ tĩnh mạch cửa dưới và thông liên nhĩ có luồng thông lớn).
Phòng ngừa thông liên nhĩ
Kiểm tra thai định kỳ để phát hiện và kịp thời điều trị các vấn đề nhiễm trùng
Thông liên nhĩ là một dị tật bẩm sinh, vì vậy chưa có cách để ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, việc kiểm soát và chăm sóc sức khỏe khi mang thai sẽ giúp giảm các yếu tố nguy cơ:
Điều trị nhiễm trùng thai kỳ: Cần khám sức khỏe thường xuyên trong thai kỳ để kiểm tra và phát hiện các vấn đề nhiễm trùng như: Rubella, cytomegalovirus.
Tránh tiếp xúc với các tác nhân có hại cho thai nhi: Một số loại thuốc men, hóa chất hoặc người đang mắc bệnh truyền nhiễm.
Sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ trong suốt thời kỳ mang thai. Đồng thời, tiêm phòng vacxin đầy đủ.
Các biện pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh cho thai nhi.
Chăm sóc sau bít dù thông liên nhĩ
Tái khám thường xuyên để theo dõi tình hình sức khỏe sau điều trị
Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị thông liên nhĩ cần được thực hiện kỹ càng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật. Bao gồm:
Ngay sau khi mổ thông liên nhĩ ở người lớn, bệnh nhân nằm theo dõi trong phòng hồi sức và tránh nằm thẳng hoặc gập chân để phòng hiện tượng chảy máu. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau và thuốc chóng đông máu.
Để đánh giá thành công của quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng như điện tim, siêu âm tim.
Ngoài ra, bệnh nhân bị thông liên nhĩ cần xây dựng chế độ chăm sóc đặc biệt tại nhà để đảm bảo quá trình hồi phục nhanh.
Cụ thể:
Sử dụng thuốc, chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh nhân thông liên nhĩ cần tái khám sức khỏe thường xuyên.
Đến ngay cơ sở y tế nếu xuất hiện các vấn đề sung nề, chảy dịch, máu,…hoặc các bất thường khác sau bít dù thông liên nhĩ.
Cần thông báo với bác sĩ tiền sử mắc thông liên nhĩ trước khi thực hiện các thủ thuật nha khoa và y tế để bác sĩ cân nhắc về việc dùng kháng sinh.
Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành, cùng trang thiết bị máy móc hiện đại giúp phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan tới tim mạch, trong đó có vấn đề thông liên nhĩ.
Trẻ gặp vấn đề thông liên nhĩ cần được theo dõi thường xuyên và can thiệp kịp thời để phát triển khỏe mạnh. Bố mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát tim mạch định kỳ hoặc kiểm tra ngay khi nghi ngờ các dấu hiệu bất thường.
**Lưu ý:Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội