Sau khi sinh cân nặng không thể tự nhiên giảm xuống được thậm chí nhiều mẹ bỉm sữa còn bị tăng cân sau sinh rất nhiều khiến bản thân tự ti và trầm cảm về vóc dáng.
Nguyên nhân tăng cân sau sinh
Tăng cân nhiều trong thời kỳ mang thai
Trong thai kỳ việc tăng cân sẽ cho mẹ biết được sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Một bà mẹ trung bình sẽ tăng từ 12 – 15 kg trong quá trình mang thai. Việc điều chỉnh cân nặng khi mang thai cũng hết sức quan trọng nên các mẹ bầu cũng cần lưu ý.
Thời gian mang thai nếu tăng cân quá nhiều sẽ khiến mẹ có thể phải sinh mổ, bị tiểu đường thai kỳ và rất khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Ăn nhiều để có sữa cho con bú
Để có sữa cho con bú, các mẹ sau sinh thường ăn nhiều những món ăn bổ dưỡng nhưng lại ít vận động, điều này tạo rao một lượng mỡ lớn tích trữ trong cơ thể ở các vị trí như vùng đùi, bụng.
Việc ăn nhiều chưa chắc đã nhiều sữa nhưng việc mẹ tăng cân chắc chắn sẽ xảy ra. Nên đòi hỏi các mẹ bỉm cần lựa chọn chế độ ăn cho phù hợp.
Các nguyên nhân khác
Lười vận động: việc chăm con cả ngày và công việc nhà khiến nhiều chị em không còn thời gian để vận động, chỉ muốn nghỉ ngơi khiến cân nặng ngày một tăng
Mất ngủ, căng thẳng sau sinh: khi con ra đời, mẹ bỉm sẽ phải trải qua việc thức đêm chăm con, cho con bú, thay tã, ru con ngủ… khiến cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, tâm lý thay đổi thất thường.
Tác hại của việc tăng cân sau sinh
Bắp tay, bắp chân sẽ to ra, mỡ ở phần đùi và bụng sẽ nhiều lên khi tăng cân sau sinh. Trọng lượng cơ thể thay đổi sẽ khiến mẹ bỉm tự ti, không dám soi gương.
Bên cạnh đó, việc tăng cân sau sinh còn tiềm ẩn những tác hại khôn lường như:
Giảm ham muốn tình dục
Một thân hình thừa cân, ngoại hình không được chăm chút sẽ khiến các mẹ bỉm sữa trở nên tự ti và các anh chồng cũng chán nản không còn hứng thứ trong chuyện “yêu”.
Trầm cảm sau sinh
Tăng cân sau sinh, chăm con nhỏ mệt mỏi đều là yếu tố tác động gây nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh.
Nguy cơ mắc bệnh
Các bệnh nội tiết tố, tim mạch, ung thư sẽ gia tăng khi tăng cân không kiểm soát.
Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng
Tỉ lệ thụ thai, kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tăng cân sau sinh.
Có thể bạn quan tâm:
Phương pháp giảm cân sau sinh an toàn và hiệu quả
Vận động sau sinh
Những mẹ sinh thường sau 6 tiếng là có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng và sau 2 ngày có thể đi lại nhẹ nhàng và thay tã cho con.
Những mẹ sinh mổ thì việc vận động càng quan trọng hơn để tránh nguy cơ dính ruột và táo bón nên cần tập đi lại càng sớm càng tốt.
1 tháng sau sinh, sản phụ có thể tập luyện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
Cho con bú
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh để bé phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn đầu đời.
Đồng thời việc cho con bú cũng là một cách để mẹ bỉm tránh được việc tăng cân hiệu quả nhờ đốt cháy được calo hằng ngày và chuyển hóa được một lượng dinh dưỡng, chất béo thành sữa mẹ.
Ăn đúng và đủ chất, không ăn những thực phẩm dễ gây tăng cân sau sinh
Mẹ cần nghiên cứu kĩ những loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng không thừa chất béo gây tăng cân, cần lưu ý tránh xa những loại đồ ăn nhanh, có hại cho sức khỏe lại gây tăng cân sau sinh.
Hạn chế căng thẳng, stress
Tâm lý mệt mỏi căng thẳng có thể sẽ khiến các chị em ăn nhiều hơn nên dễ tăng cân. Mẹ nên nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng để hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: