Sỏi túi mật ở trẻ em: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Sỏi túi mật ở trẻ em: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

03-06-2020

Sỏi túi mật ở trẻ tuy không thường phổ biến nhưng có nguy cơ cao đối với một số đối tượng đặc biệt. Sỏi túi mật ở trẻ em biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn vì vậy cần phát hiện và điều trị kịp thời.

Sỏi là kết quả tích tụ của một số chất như Cholesterol, chất béo, muối và protein hoặc cũng có thể chứa bilirubin. Gan tạo ra mật được dự trữ trong túi mật sau đó đổ vào ruột non hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Một khi sỏi mật hình thành sẽ cản trở sự lưu thông bình thường của mật gây tắc nghẽn khiến mật bị viêm và ảnh hưởng đến chu trình tiêu hóa.

Các loại sỏi túi mật ở trẻ em

  • Sỏi cholesterol chiếm khoảng 25% ở trẻ em (tỷ lệ này ở người lớn là 75%);

  • Sỏi sắc tố đen chiếm gần 50% sỏi mật ở trẻ em. Chúng được hình thành khi mật trở nên bão hòa với canxi bilirubin và thường được hình thành trong một số rối loạn máu;

  • Sỏi canxi cacbonat chiếm khoảng 25% sỏi mật ở trẻ em (hiếm gặp ở người lớn);

  • Sỏi mật protein: khoảng 5% trẻ em bị.

Minh họa sỏi cholesterol túi mật Minh họa sỏi cholesterol túi mật

Triệu chứng sỏi túi mật ở trẻ em

Trẻ nhỏ

Đôi khi sỏi mật không gây ra triệu chứng hoặc khó xác định triệu chứng do trẻ còn nhỏ. Phổ biến nhất là đau bụng đặc biệt là sau bữa ăn khiến trẻ quằn quại oằn mình, gào khóc không rõ nguyên nhân. Trẻ buồn nôn và nôn có thể xảy ra khiến trẻ trớ sữa, thức ăn.

Nhưng tin vui là không có mấy trẻ nhỏ lại bị sỏi mật nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Trẻ lớn hơn

Đối với những trẻ đã lớn, có thể tả lại cảm giác của bản thân thì những triệu chứng dưới đây giống với triệu chứng do sỏi túi mật gây nên.

  • Trẻ đau ở bụng trên bên phải hoặc ở giữa bên trên;

  • Cơn đau trải ra phía sau hoặc giữa xương bả vai;

  • Cơn đau như chuột rút, cơn đau ngừng rồi sau đó đau lại sau mỗi bữa ăn;

  • Cơn đau mạnh mẽ hơn sau khi ăn thức ăn béo hoặc nhiều dầu mỡ;

  • Trẻ buồn nôn, nôn;

  • Trẻ sốt, ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi;

  • Vàng da, vàng mắt.

Nguyên nhân sỏi túi mật ở trẻ

Ở trẻ em, nguyên nhân hình thành sỏi mật không rõ ràng. Tuy nhiên, những trẻ sau đây có những yếu tố rủi ro cao hơn trẻ bình thường:

  • Rối loạn tế bào hồng cầu do di truyền: chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh spherocytosis;

  • Trẻ bị béo phì

    ;
  • Trẻ có tiền sử gia đình bị sỏi mật;

  • Trẻ phải dùng nhiều thuốc hoặc tiêm dinh dưỡng qua tĩnh mạch trong thời gian dài;

  • Trẻ mắc bệnh Crohn

    ;
  • Trẻ bị suy thận, nhịn ăn kéo dài và sụt cân mạnh;

Trẻ béo phì có nguy cơ cao mắc sỏi túi mật

Phương pháp chẩn đoán sỏi túi mật ở trẻ

Sỏi mật và các rối loạn túi mật thường được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:

  • Siêu âm;

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan);

  • Nội soi mật ngược dòng (ERCP) cho phép chẩn đoán, đánh giá và đôi khi điều trị các vấn đề về gan, túi mật, ống mật và tuyến tụy. Phương pháp này kết hợp X-quang và sử dụng máy nội soi;

  • Chụp cộng hưởng từ (MRCP): Đây là kỹ thuật sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để hình dung các ống mật và tụy và phát hiện xem có sỏi mật trong ống dẫn xung quanh túi mật hay không;

  • Quét DISIDA (gan mật): còn được gọi là quét gan là một xét nghiệm của túi mật và hệ thống gan mật (ống dẫn nối túi mật với gan và ruột non). Phương pháp có sử dụng thuốc cản quang.

Điều trị sỏi túi mật ở trẻ em

Điều trị sỏi túi mật có thể có một số phương pháp như sau:

Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ túi mật bằng  phẫu thuật nội soi, còn được gọi là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.

Phương pháp này giúp loại bỏ túi mật mà ít để lại sẹo, đau đớn, thời gian hồi phục nhanh.

Sau phẫu thuật nội soi, trẻ có thể cần ở lại bệnh viện từ 1 đến 2 ngày để theo dõi. Sau khi trẻ trở về nhà, trẻ cần phải hạn chế hoạt động trong vài ngày, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật mở

Trong những trường hợp hiếm hoi, trẻ em cần phải phẫu thuật mở (với một vết mổ lớn) thay vì phẫu thuật nội soi.

Phương pháp này khiến trẻ hồi phục lâu hơn. Thường áp dụng với trẻ em đã từng phẫu thuật hoặc gặp phải vấn đề nào đó không thể phẫu thuật nội soi.

Sau khi phẫu thuật mở, Trẻ ở lại bệnh viện trong 2 đến 7 ngày để theo dõi và cần phải hạn chế hoạt động trong vài tuần để nhanh chóng phục hồi.

Đồng thời, trẻ cần được giữ vết mổ sạch và khô ráo, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Tán sỏi bằng nội soi đường mật ngược dòng

Trong một số trường hợp, trẻ được nội soi đường mật ngược dòng để tán sỏi ERCP.

ERCP thường giúp tránh cho trẻ phải thực hiện một ca phẫu thuật.

Khoảng 2 đến 3 tuần sau phẫu thuật, trẻ cần tái khám để đánh giá trạng thái phục hồi.

Trẻ không có túi mật có sao không?

Nếu trẻ không có túi mật, mật sẽ chỉ chảy từ gan trực tiếp vào ruột non.

Trẻ vẫn có thể ăn uống bình thường và tiếp tục các hoạt động bình thường sau khi cắt bỏ túi mật.

Triệu chứng phổ biến nhất sau khi loại bỏ túi mật là phân lỏng, đặc biệt là sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo. Trẻ sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật được khuyến cáo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh ít chất béo, gia vị như đường muối.

Phòng ngừa sỏi túi mật ở trẻ

Có nhiều cách để dễ dàng ngăn chặn sự hình thành sỏi mật ở trẻ. Điều này có thể đạt được bằng cách tuân thủ một số thói quen đơn giản hàng ngày.

Ăn đúng bữa, đủ lượng, tuân thủ lịch trình bữa ăn

Trẻ không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn chính nào khiến dịch mật trong cơ thể bị xáo trộn làm tăng cơ hội hình thành sỏi mật.

Ngay cả việc nhịn ăn cũng có thể dẫn đến điều tương tự, điều này rất nên tránh cho trẻ em.

Trẻ cần ăn đúng bữa, đủ bữa và ăn đủ no.

Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh

Lượng cholesterol nên được kiểm soát ngay từ thời thơ ấu. Sự liên quan đến thức ăn nhanh có thể làm tăng mức cholesterol và hình thành sỏi mật.

Đối với những đứa trẻ đã béo phì, một lịch trình tập thể dục để giữ cân nặng trong tầm kiểm soát cũng có lợi đối với sự phát triển thể chất và chống lại sự hình thành sỏi mật./.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016 Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay