Hiện tượng rối loạn buồng trứng
Hiểu một cách đơn giản, rối loạn buồng trứng chính là thuật ngữ dùng để chỉ những rối loạn, “trục trặc” của các nội tiết tố trong buồng trứng. Bình thường, khi đã đến tuổi dậy thì, những quả trứng trong buồng trứng của bạn cũng trưởng thành và rụng hàng tháng để thụ tinh khi gặp tinh trùng hoặc được thải ra bên ngoài cơ thể qua hình thức máu ''nguyệt san'' và tạo thành chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Cùng với đó, buồng trứng còn đóng vai trò một loại tuyến nội tiết chịu trách nhiệm tiết ra các hoóc môn giới tính nữ nhất định (progesteron và estrogen) kiểm soát sự phát triển các hoóc môn tình dục tại thời điểm dậy thì.Một khi hoạt động nội tiết của buồng trứng trở nên bất thường (rối loạn, đảo lộn…) do nguyên nhân nào đó, biểu hiện bằng việc kinh nguyệt không đều, mất kinh…hay cơ thể có những biến đổi nhanh, chậm khác nhau, chẳng hạn như mặt “dày đặc” mụn trứng cá, mọc nhiều lông hơn các bạn nữ khác, “lun phun” ria mép trong khi ngực kém phát triển, thân hình không cân đối…; thậm chí xuất hiện những rối loạn không mang tính hệ thống như không rụng trứng…thì có thể bạn đang bị rối loạn buồng trứng.
Và một khi mắc chứng bệnh này, nếu không có biện pháp điều hòa trở lại hoạt động của buồng trứng, nguy cơ bị các chứng như ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú… hoặc hiếm muộn, vô sinh ở bạn sẽ rất cao.
Những nguyên nhân có thể gây rối loạn buồng trứng
Do nếp sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng của bạn không khoa học, ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động nội tiết bên trong cơ thể.
Do mỡ bám ở buồng trứng, thường xảy ra ở những phụ nữ béo phì
.Do nhiễm virus gây rối loạn phụ khoa như u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng…Đây có thể nói là tác động song song bởi nếu vì lý do nào đó, buồng trứng bị rối loạn, bạn sẽ dễ mắc các chứng bệnh kể trên và ngược lại, nếu cơ thể bị nhiễm virus gây ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng…thì đương nhiên, hoạt động của buồng trứng trong cơ thể bạn sẽ bị đảo lộn, mất sự cân bằng vốn có của nó.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động nội tiết bên trong cơ thể
Phòng tránh rối loạn buồng trứng
Trước hết phải xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, “thiết kế” một chế độ ăn, ngủ nghỉ và vận động thật hợp lý để tăng cường sức đề kháng, giúp cho cơ thể và các hoạt động nội tiết luôn cân bằng, hài hòa.
Vệ sinh thân thể hàng ngày sạch sẽ, nhất là vệ sinh bộ phận sinh dục và thực hiện tình dục an toàn để tránh những viêm nhiễm, virus, vi khuẩn có hại gây bệnh liên quan đến buồng trứng.
Luôn luôn kiểm soát vấn đề cân nặng, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, không để bị béo phì, dẫn đến những bất lợi cho hoạt động của buồng trứng.
Có thể sử dụng thuốc điều kinh nhằm ổn định chu kỳ kinh nguyệt của bạn và hạn chế những “tiêu cực” có thể xảy ra khi hành kinh như đau bụng, nổi mụn trứng cá…
Nếu bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của rối loạn buồng trứng, bạn không nên tự ý chữa bệnh mà hãy đến cơ sở y tế thăm khám, nếu cần thiết hãy làm các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm nội tiết… để có phương pháp hỗ trợ cụ thể, điều trị bệnh một cách dứt điểm.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: