Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một vùng cơ tim bị chết (hoại tử). Máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng được cung cấp cho cơ tim bởi các động mạch nhỏ xuất phát từ động mạch chủ gọi là động mạch vành.
Nguyên nhân nhồi máu cơ tim
Khi một hoặc nhiều động mạch vành bị tắc cục máu đông, do mảng xơ vữa hoặc do co thắt mạch, cơ tim sẽ không được nhận đủ máu và oxy nữa, gây ra hiện tượng thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim.
Các bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường là nam giới tuổi từ 40-60, nhưng có thể gặp ở người trẻ và ở nữ giới.
Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo bệu, hút thuốc lá, gia đình có người bị nhồi máu cơ tim, suy giáp hoặc căng thẳng… dễ bị nhồi máu cơ tim hơn người bình thường.
Nhồi máu cơ tim thường có thể xuất hiện đột ngột bằng cơn đau ngực khi gắng sức, vào ban đêm hoặc lúc nghỉ ngơi.
Một nghiên cứu từ Canada năm 1998, tìm hiểu 34 bệnh nhân tử vong do nhồi máu cơ tim khi quan hệ tình dục, có 27 trường hợp trong số đó là quan hệ ngoài hôn nhân, nghiên cứu cho biết: nếu bạn tình càng trẻ thì nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở những cuộc tình ngoài hôn nhân càng cao.
Biểu hiện khi nhồi máu cơ tim: đau ngực sau xương ức, nặng ngực, bệnh nhân cảm giác như sắp chết, đau có thể lan lên cằm, ra tay trái, phía ngón nhẫn và ngón út bàn tay trái, đôi khi có thể lan ra sau lưng hoặc xuống bụng. Cơn đau này kéo dài dai dẳng trên 30 phút, không đỡ khi dùng thuốc giãn vành trinitrin dạng xịt.
Ngoài cơn đau ngực bệnh nhân có thể biểu hiện khác như khó thở, vã mồ hôi, kích động, buồn nôn, nôn, nấc, sốt nhẹ có thể xuất hiện sau triệu chứng đau ngực 24 giờ rồi lui dần… Nặng hơn có thể tụt huyết áp, khó thở dữ dội khạc bọt hồng biểu hiện của phù phổi cấp do suy tim trái cấp.
Những trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim cần phải vào cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức với sự trợ giúp của đội cấp cứu chuyên nghiệp, đội này sẽ làm điện tim đồ, men tim tại chỗ và sơ cứu bệnh nhân: thở oxy, giảm đau… rồi chuyển thẳng đến viện.
Nhồi máu cơ tim có nhiều biến chứng
Người ta chia làm 2 loại là biến chứng sớm và biến chứng muộn.
Biến chứng sớm
- Sốc không do tim hay sốc do cường phế vị, mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp do tim nhưng có thể dẫn đến tử vong
- Sốc tim nếu vùng cơ tim bị nhồi máu rộng (40-50% khối cơ tim) gây suy tim toàn bộ (gặp 10-15% các trường hợp)
- Suy tim trái cấp thường gặp trong những ngày đầu của nhồi máu cơ tim biểu hiện khó thở, sung huyết phổi và phù phổi cấp
- Rối loạn dẫn truyền do hoại tử cơ tim dẫn đến rối loạn dòng ion bình thường tham gia vào co bóp của cơ tim, các rối loạn dẫn truyền thường được gọi là blốc nhĩ thất có thể dẫn đến ngừng tim
Biến chứng muộn
- Các rối loạn nhịp tim gặp trong 90% các trường hợp nhồi máu cơ tim, ví dụ: rung thất đe dọa tử vong, tâm thất làm việc không hiệu quả dẫn đến ngừng tuần hoàn điều trị duy nhất là sốc điện, nhịp nhanh thất có thể dẫn đến suy tim cần phải làm giảm nhịp tim cấp cứu bằng thuốc chống loạn nhịp hoặc bằng sốc điện, rung nhĩ cũng cần được điều trị
- Vỡ cơ tim hiếm (0,5-1%) nhưng rất nguy kịch đòi hỏi phẫu thuật nhưng thành công cũng không cao
- Bệnh huyết khối - tắc mạch, tắc động mạch hoặc tắc mạch phổi rất thường gặp vì thế cần cho chống đông ở pha cấp của nhồi máu cơ tim
Những trường hợp nhồi máu cơ tim cần lưu ý
Ở người trẻ, không tiền sử gì đặc biệt, ngộ độc cấp amphetamin, cocain, ecstasy... có thể gây nhồi máu cơ tim. Vì vậy cần phải hỏi kỹ tiền sử và thói quen nghiện ngập.
Đau trong nhồi máu cơ tim có thể nhầm với đau của bệnh lý cấp cứu của ngực và bụng: tắc động mạch phổi, viêm màng ngoài tim, tràn khí màng phổi, viêm màng phổi, bệnh phổi cấp, phù phổi cấp, đau do sỏi mật, viêm tụy cấp, thủng tạng rỗng, nhồi máu mạc treo, phình tách động mạch chủ…
Một số trường hợp nhồi máu cơ tim có thể không đau ngực và chỉ được phát hiện bằng điện tim khi có phù phổi, trụy mạch hoặc tai biến mạch não.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim phải được khẩn trương đưa đến bệnh viện có đủ trang bị cấp cứu tim mạch. Vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương có trang bị đường truyền, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.
Điều trị cấp cứu nhồi máu cơ tim tại bệnh viện
Mục đích đầu tiên của điều trị là nhanh chóng tái thông mạch vành. Thông thường bệnh nhân nhồi máu cơ tim tim cần phải được tiếp cận càng nhanh càng tốt với các biện pháp tái tưới máu cho cơ tim tại cơ sở chuyên khoa, tuy nhiên nhiều trường hợp vào cấp cứu đã xuất hiện biến chứng ngay như rối loạn nhịp, ngừng tim... đòi hỏi phải xử trí kịp thời, nhanh chóng đúng phác đồ mới có thể giúp bệnh nhân còn cơ hội được tiếp cập với các kỹ thuật tái thông mạch vành.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một vùng cơ tim bị chết (hoại tử). Máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng được cung cấp cho cơ tim bởi các động mạch nhỏ xuất phát từ động mạch chủ gọi là động mạch vành.
Nguyên nhân nhồi máu cơ tim
Khi một hoặc nhiều động mạch vành bị tắc cục máu đông, do mảng xơ vữa hoặc do co thắt mạch, cơ tim sẽ không được nhận đủ máu và oxy nữa, gây ra hiện tượng thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim.
Các bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường là nam giới tuổi từ 40-60, nhưng có thể gặp ở người trẻ và ở nữ giới.
Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo bệu, hút thuốc lá, gia đình có người bị nhồi máu cơ tim, suy giáp hoặc căng thẳng… dễ bị nhồi máu cơ tim hơn người bình thường.
Nhồi máu cơ tim thường có thể xuất hiện đột ngột bằng cơn đau ngực khi gắng sức, vào ban đêm hoặc lúc nghỉ ngơi.
Một nghiên cứu từ Canada năm 1998, tìm hiểu 34 bệnh nhân tử vong do nhồi máu cơ tim khi quan hệ tình dục, có 27 trường hợp trong số đó là quan hệ ngoài hôn nhân, nghiên cứu cho biết: nếu bạn tình càng trẻ thì nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở những cuộc tình ngoài hôn nhân càng cao.
Biểu hiện khi nhồi máu cơ tim: đau ngực sau xương ức, nặng ngực, bệnh nhân cảm giác như sắp chết, đau có thể lan lên cằm, ra tay trái, phía ngón nhẫn và ngón út bàn tay trái, đôi khi có thể lan ra sau lưng hoặc xuống bụng. Cơn đau này kéo dài dai dẳng trên 30 phút, không đỡ khi dùng thuốc giãn vành trinitrin dạng xịt.
Ngoài cơn đau ngực bệnh nhân có thể biểu hiện khác như khó thở, vã mồ hôi, kích động, buồn nôn, nôn, nấc, sốt nhẹ có thể xuất hiện sau triệu chứng đau ngực 24 giờ rồi lui dần… Nặng hơn có thể tụt huyết áp, khó thở dữ dội khạc bọt hồng biểu hiện của phù phổi cấp do suy tim trái cấp.
Những trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim cần phải vào cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức với sự trợ giúp của đội cấp cứu chuyên nghiệp, đội này sẽ làm điện tim đồ, men tim tại chỗ và sơ cứu bệnh nhân: thở oxy, giảm đau… rồi chuyển thẳng đến viện.
Nhồi máu cơ tim có nhiều biến chứng
Người ta chia làm 2 loại là biến chứng sớm và biến chứng muộn.
Biến chứng sớm
- Sốc không do tim hay sốc do cường phế vị, mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp do tim nhưng có thể dẫn đến tử vong
- Sốc tim nếu vùng cơ tim bị nhồi máu rộng (40-50% khối cơ tim) gây suy tim toàn bộ (gặp 10-15% các trường hợp)
- Suy tim trái cấp thường gặp trong những ngày đầu của nhồi máu cơ tim biểu hiện khó thở, sung huyết phổi và phù phổi cấp
- Rối loạn dẫn truyền do hoại tử cơ tim dẫn đến rối loạn dòng ion bình thường tham gia vào co bóp của cơ tim, các rối loạn dẫn truyền thường được gọi là blốc nhĩ thất có thể dẫn đến ngừng tim
Biến chứng muộn
- Các rối loạn nhịp tim gặp trong 90% các trường hợp nhồi máu cơ tim, ví dụ: rung thất đe dọa tử vong, tâm thất làm việc không hiệu quả dẫn đến ngừng tuần hoàn điều trị duy nhất là sốc điện, nhịp nhanh thất có thể dẫn đến suy tim cần phải làm giảm nhịp tim cấp cứu bằng thuốc chống loạn nhịp hoặc bằng sốc điện, rung nhĩ cũng cần được điều trị
- Vỡ cơ tim hiếm (0,5-1%) nhưng rất nguy kịch đòi hỏi phẫu thuật nhưng thành công cũng không cao
- Bệnh huyết khối - tắc mạch, tắc động mạch hoặc tắc mạch phổi rất thường gặp vì thế cần cho chống đông ở pha cấp của nhồi máu cơ tim
Những trường hợp nhồi máu cơ tim cần lưu ý
Ở người trẻ, không tiền sử gì đặc biệt, ngộ độc cấp amphetamin, cocain, ecstasy... có thể gây nhồi máu cơ tim. Vì vậy cần phải hỏi kỹ tiền sử và thói quen nghiện ngập.
Đau trong nhồi máu cơ tim có thể nhầm với đau của bệnh lý cấp cứu của ngực và bụng: tắc động mạch phổi, viêm màng ngoài tim, tràn khí màng phổi, viêm màng phổi, bệnh phổi cấp, phù phổi cấp, đau do sỏi mật, viêm tụy cấp, thủng tạng rỗng, nhồi máu mạc treo, phình tách động mạch chủ…
Một số trường hợp nhồi máu cơ tim có thể không đau ngực và chỉ được phát hiện bằng điện tim khi có phù phổi, trụy mạch hoặc tai biến mạch não.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim phải được khẩn trương đưa đến bệnh viện có đủ trang bị cấp cứu tim mạch. Vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương có trang bị đường truyền, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.
Điều trị cấp cứu nhồi máu cơ tim tại bệnh viện
Mục đích đầu tiên của điều trị là nhanh chóng tái thông mạch vành. Thông thường bệnh nhân nhồi máu cơ tim tim cần phải được tiếp cận càng nhanh càng tốt với các biện pháp tái tưới máu cho cơ tim tại cơ sở chuyên khoa, tuy nhiên nhiều trường hợp vào cấp cứu đã xuất hiện biến chứng ngay như rối loạn nhịp, ngừng tim... đòi hỏi phải xử trí kịp thời, nhanh chóng đúng phác đồ mới có thể giúp bệnh nhân còn cơ hội được tiếp cập với các kỹ thuật tái thông mạch vành.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/