Nhịp tim là gì, khi nào được gọi là bất thường?

Nhịp tim là gì, khi nào được gọi là bất thường?

05-01-2024
Sống khỏe

Nhịp tim có thể cảnh báo nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Vì vậy, việc theo dõi nhịp tim rất quan trọng, giúp phát hiện sớm bất thường để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhịp tim là gì?

Nhịp tim là số lần tim đập trong vòng 1 phút. Việc tim đập có tác dụng bơm máu chứa oxy đi nuôi các cơ quan của cơ thể và đưa máu nghèo oxy về phổi. Nhịp tim sẽ thay đổi theo từng thời điểm để thích ứng với những chuyển động khác nhau của cơ thể cũng như phù hợp với môi trường tại từng thời điểm.

Khi hoạt động nhịp tim thường tăng nhanh hơn, khi sợ hãi hoặc quá phấn khích nhịp tim cũng tăng nhanh. Và khi nghỉ ngơi, thư giãn nhịp tim sẽ giảm vì lúc đó cơ thể không cần quá nhiều năng lượng. 

Nhịp tim là một chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe tổng thể. Nếu nhịp tim nhanh hoặc chậm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch hoặc các vấn đề sức khỏe khác nên cần theo dõi nhịp tim thường xuyên.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim?

Nhịp tim là một chỉ số có thể đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch

Nhịp tim của mỗi người chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm:

  • Hoạt động: Khi hoạt động mạnh, nhịp tim tăng nhanh. Ngược lại, nếu ngồi nghỉ ngơi thư giãn thì nhịp tim sẽ chậm hơn.

  • Tư thế: Việc thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, nhịp tim có thể thay đổi, tăng lên. Sau vài phút, nhịp tim sẽ trở về trạng thái bình thường.

  • Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ và độ ẩm tăng thì nhịp tim cũng tăng lên do nhu cầu bơm máu tăng.

  • Cảm xúc: Khi căng thẳng, hồi hộp, lo lắng hoặc hạnh phúc ngập tràn thì nhịp tim cũng tăng.

  • Trọng lượng cơ thể: Người có cân nặng cao, béo phì thường có nhịp tim cao hơn người có vóc dáng cân đối.

  • Sử dụng thuốc: Có một số loại thuốc khi sử dụng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. Ví dụ, sử dụng thuốc tuyến giáp thường làm tăng nhịp tim còn thuốc ngăn chặn adrenaline thường làm chậm nhịp tim.

Đo nhịp tim như thế nào?

Việc đo nhịp tim có thể thực hiện bởi các chuyên gia y tế, bằng máy móc hoặc có thể tự đo tại nhà.

Nếu tự đo tại nhà, hãy làm theo 2 bước dưới đây:

Bước 1: Đặt ngón trỏ và ngón giữa lên cổ tay hoặc ngay dưới xương hàm hay giữa khí quản và các cơ lớn ở cổ… Ấn nhẹ hai ngón tay vào đúng vị trí cho đến khi cảm nhận được nhịp đập của tim.

Bước 2: Đếm số nhịp đập của tim. Lúc này cần có đồng hồ bấm giờ để đếm nhịp đập trong vòng 1 phút. Số nhịp đập trong 1 phút mà bạn đếm được chính là nhịp tim của bạn.

Cách làm này khá đơn giản, tự mọi người có thể đo tại nhà. Để đo chính xác hoặc muốn kết hợp thăm khám sức khỏe thì hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Ai cũng có thể tự đo nhịp tim của mình

Nhịp tim như thế nào là bất thường?

Nhịp tim là một chỉ số cảnh báo sức khỏe. Vì vậy, việc phát hiện sớm nhịp tim bình thường hay bất thường sẽ giúp bạn phát hiện bệnh lý sớm để điều trị kịp thời. 

Nhịp tim bất thường gồm 2 loại:

Nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh đối với người trưởng thành được đánh giá khi nhịp tim trên 100 nhịp/phút lúc cơ thể ở trạng thái bình thường. Nếu bỗng nhiên nhịp tim tăng nhanh đột ngột, kèm khó thở, mệt mỏi, chóng mặt thì nên đi khám ngay.

Nhịp tim nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim, mất cân bằng điện giải, gặp các vấn đề nội tiết như bệnh tuyến giáp….

Nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm ở người trưởng thành được đánh giá khi nhịp tim ít hơn 60 nhịp/phút khi cơ thể ở trạng thái bình thường. 

Nếu nhịp tim chậm kèm các trạng thái như ngất xỉu, chóng mặt, mệt mỏi thì nên đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng hệ thống dẫn truyền của tim đang gặp vấn đề, do tác dụng phụ của thuốc, mất cân bằng điện giải…

Nhịp tim bất thường khi nào cần đi khám?

Nhịp tim bình thường có thể thay đổi khi con người có những thay đổi về cảm xúc, hành động… Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được đi khám và điều trị sớm.

Nếu có các biểu hiện sau về nhịp tim, hãy đi khám chuyên khoa tim mạch càng sớm càng tốt:

  • Loạn nhịp tim, lúc nhanh lúc chậm kèm khó thở, đau ngực.

  • Tim đập nhanh hoặc chậm bất thường kèm theo hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực.

  • Nhịp tim bình thường bỗng nhiên bị loạn nhịp, tình trạng xuất hiện khi bạn sử dụng loại thuốc nào đó.

  • Rối loạn nhịp tim

    kèm các biểu hiện bất thường như sụt cân không rõ nguyên nhân, đau đầu, vã mồ hôi, mệt mỏi kéo dài.
Hãy đi khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện bất thường về nhịp tim

Biện pháp bảo vệ nhịp tim

Nhịp tim bình thường, ổn định là điều rất cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Nhịp tim bình thường không chỉ là dấu hiệu cho thấy tim mạch khỏe mạnh mà nó còn giúp bảo vệ các cơ quan của cơ thể.

Để bảo vệ nhịp tim bình thường, hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:

Tránh stress, tiêu cực

Tâm lý bất ổn, thường xuyên căng thẳng, stress ảnh hưởng rất nặng nề đến tim. Do đó, hãy cố gắng duy trì tâm trạng vui vẻ, tích cực, tránh stress, căng thẳng thường xuyên. Năng lượng tích cực không chỉ tốt cho tim mạch mà còn là liều thuốc bổ đối với toàn bộ cơ thể.

Tránh xa rượu bia, thuốc lá

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá chưa bao giờ tốt đối với sức khỏe con người. Nicotin trong thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà nó còn gây tác động xấu đến tim mạch do nó kích thích sản sinh adrenalin khiến tim đập nhanh hơn.

Kiểm soát cân nặng

Cân nặng tăng nhanh, cơ thể mất cân đối, béo phì… gây ra các vấn đề về mỡ máu và tim mạch. Nếu trọng lượng quá lớn thì quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng của tim cũng gặp khó khăn, tim phải co bóp nhanh và mạnh hơn để tăng lưu lượng máu. Từ đó, khiến tim đập nhanh hơn.

Luyện tập thể dục đều đặn

Duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Việc tập thể dục đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp sẽ giúp bảo đảm nhịp tim bình thường và trái tim khỏe mạnh hơn.

Thăm khám tim mạch tại BV Hồng Ngọc

Ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch và tất cả các cơ quan khác trong cơ thể. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, hạn chế độ ăn dầu mỡ, nhiều cholesterol sẽ giúp tim mạch khỏe mạnh và nhịp tim cũng được duy trì ổn định.

Thăm khám tim mạch thường xuyên

Một biện pháp bảo vệ nhịp tim bình thường, ổn định khác cần thực hiện đó là nên thăm khám tim mạch thường xuyên. Việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm bất thường để điều trị kịp thời, hiệu quả. Qua thăm khám, bác sĩ cũng sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp với thể trạng mỗi người để bảo vệ tim mạch khỏe mạnh hơn.

Nếu có nhu cầu khám tim mạch với chuyên gia BV Hồng Ngọc, vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay