Thoái hóa khớp gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu dẫn đến suy giảm khả năng vận động, thậm chí bại liệt, tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Do đó, ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh, cần xác định đúng nguyên nhân thoái hóa khớp để có phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân thoái hóa khớp
Nguyên nhân nguyên phát
Nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp là do lớp sụn ở giữa khớp xương bị thiếu chất nhờn dẫn đến ăn mòn, thoái hóa. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức khi cử động hoặc vận động, đặc biệt là vào sáng sớm hay ban đêm. Khi xuất hiện tình trạng viêm, các khớp có thể sưng lên và cơn đau nhức sẽ trở nên nặng nề hơn rất nhiều.
Khi bước vào tuổi tứ tuần, các chất collagen trong cơ thể bị thiếu hụt làm giảm sự bài tiết chất nhờn bôi trơn và dinh dưỡng cho sụn khớp. Theo thời gian, sự vận động khiến phần sụn này bị tổn thương, rạn nứt, bong tróc thậm chí là tiêu biến sụn, làm gia tăng ma sát giữa các khớp gây nên đau và thoái hóa khớp ở người cao tuổi.
Nguyên nhân thứ phát
Thừa cân, béo phì
Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây ra nhiều loại bệnh trong đó có thoái hóa khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trọng lượng của cơ thể càng nặng càng dễ gây áp lực cho hệ thống xương khớp, khiến dây chằng bị tổn thương và suy thoái dẫn đến thoái hóa khớp, nhất là đối với các vùng khớp chịu lực nhiều như cột sống và 2 đầu gối. Trong sinh hoạt hay trong lao động, vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tổn thương khớp
Những người lao động thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, lặp đi lặp lại một động tác mà phải sử dụng nhiều đến lực của khớp sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Chẳng hạn như mang vác vật nặng,… hệ thống xương khớp của họ phải liên tục chịu những áp lực lớn và rất dễ bị tổn thương.
Trẻ em phải lao động nặng quá sớm khi hệ thống xương còn đang trong giai đoạn phát triển, có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển hệ xương khớp. Trong tương lai, các em có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng thoái hóa xương khớp từ rất sớm.
Dị dạng bẩm sinh về khớp
Những người sinh ra đã có tật về khớp hoặc khớp có bất thường lúc trẻ có nguy cơ thoái hóa khớp sớm và trầm trọng hơn bình thường.
Yếu tố di truyền
Một số đối tượng có gen di truyền chức năng hình thành sụn bị khiếm khuyết thường dễ bị thoái hóa khớp. Nếu bố mẹ mắc phải các bệnh về xương khớp thì con cái cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Trên thực tế có nhiều trường hợp cũng mắc thoái hóa khớp bẩm sinh do yếu tố di truyền.
Chấn thương khớp
Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay hoạt động thể chất với cường độ mạnh,… cũng có thể khiến cho khớp bị tổn thương, nguy cơ gây viêm và sưng khớp là rất cao. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân thoái hóa khớp khá phổ biến.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học, lành mạnh
Canxi và vitamin D có vai trò quan trọng đối với cơ thể trong việc phát triển hệ thống xương luôn chắc khỏe. Đối với những trường hợp không cung cấp đủ những dưỡng chất quan trọng này sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng loãng xương, thoái hóa khớp và một số bệnh lý về xương khớp khác.
Ngoài ra, việc thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến cho xương khớp suy yếu, gia tăng nguy cơ thoái hóa. Thêm vào đó, những người hay ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ có thể gây tăng cân, béo phì và gây hại cho xương khớp.
Có thể bạn quan tâm:
Một số nguyên nhân thoái hóa khớp khác
Tư thế sinh hoạt và lao động cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp. Lối sống ít vận động, sinh hoạt sai tư thế, thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, ít vận động hay chạy nhảy quá nhiều cũng có thể gây áp lực lên các khớp và dễ dẫn đến thoái hóa khớp, nhất là đối tượng nhân viên văn phòng hay công nhân lao động,…
Những người mắc các bệnh lý khác như loãng xương, nhiễm trùng khớp, viêm khớp dạng thấp… cũng làm gia tăng tỷ lệ thoái hóa khớp.
Thuốc: Các loại thuốc chống viêm giảm đau có chứa corticoid cũng có thể là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng thoái hóa khớp gối. Thực tế có rất nhiều người khi đau khớp gối tự tìm các cơ sở điều trị tại nhà tiêm trực tiếp corticoid vào khớp. Hoặc uống các thuốc nam thuốc bắc hoặc thuốc có chứa corticoid một cách bừa bãi. Việc này trước mắt có thể giúp giảm đau giảm viêm nhanh. Nhưng nếu lạm dụng corticoid thì dần dần sẽ dẫn đến tình trạng giòn xương và thoái hóa khớp càng nặng hơn.
Như vậy, điểm lại các nguyên nhân nêu trên có thể thấy thóa hóa khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta kiên trì và tuân thủ các nguyên tắc phòng tránh.
Phòng tránh thoái hóa khớp
Để phòng ngừa khớp bị thoái hóa, mỗi người cần tạo lập cho mình thói quen sống khoa học, lành mạnh:
- Thường xuyên tập luyện thể thao phù hợp với thể trạng để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp. Những môn thể thao phù hợp với người bị thoái hóa khớp đó là: yoga, đi bộ, bơi lội…
- Sinh hoạt, vận động đúng tư thế, tránh gây tổn thương cho hệ xương khớp.
- Hạn chế mang vác nặng hoặc làm việc tác quá sức.
- Thường xuyên thay đổi tư thế sinh hoạt, tránh nằm, ngồi hoặc đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý giúp làm giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ thống dây chằng và xương khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu canxi, glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin D, vitamin B…
- Phòng tránh chấn thương bằng cách chuẩn bị dụng cụ, khởi động kỹ lưỡng trước khi tham gia các hoạt động thể lực, đi giày vừa vặn với chân, tập luyện trong môi trường đủ điều kiện. Nếu không may bị chấn thương, nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để điều trị kịp thời.
- Hạn chế bia rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
- Không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn hãy nhờ người khác giúp đỡ.
- Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để theo dõi và phát hiện các bất thường càng sớm càng tốt.
Khi xuất hiện những triệu chứng như đau khớp, cứng khớp, giảm khả năng vận động,... người bệnh có thể đến ngay Chuyên khoa Cơ xương khớp BV Hồng Ngọc để được thăm khám và điều trị:
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từng công tác tại các bệnh viện lớn trong & ngoài nước: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Royal North Shore Úc...
- Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ của Mỹ: Máy MRI SIGNA Prime, Máy CT 128 dãy (Mỹ), máy đo loãng xương Hologic (Mỹ), máy siêu âm khớp Logiq P7,... cho hình ảnh sắc nét, phát hiện chính xác khối u, tổn thương xương khớp... ở giai đoạn khởi phát.
- Khoa còn kết hợp với Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng trong điều trị, sử dụng hệ thống máy trị liệu của Đức cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp bệnh nhân lấy lại vận động nhanh chóng, giảm đau nhức do thoái hóa khớp.
Bên cạnh đó là vô vàn các tiện ích hiện đại khác như:
- Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân
- Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…
- Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí
- Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân
Với những ưu điểm như trên, BVĐK Hồng Ngọc xứng đáng là địa chỉ đáng tin cậy trong khám và điều trị các bệnh lý về xương khớp nói chung, cũng như điều trị thoái hóa khớp nói riêng.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: