Mang thai 2 tháng đầu là một trong những trải nghiệm đáng nhớ đối với các chị em khi có một mầm sống bé nhỏ đang lớn lên từng ngày trong cơ thể. Để giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, Bệnh viện Hồng Ngọc xin chia sẻ về 8 lưu ý khi mang thai 2 tháng đầu quan trọng trong bài viết dưới đây. Mời các mẹ bầu cùng tham khảo.
Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 2 tháng đầu
Mang thai tháng thứ 2 sẽ khá giống với tháng đầu tiên của thai kỳ. Nếu thai nhi phát triển tốt, những dấu hiệu sau sẽ cho mẹ bầu biết rõ về điều đó:
Hiện tượng ốm nghén: 2 tháng đầu là giai đoạn thai nghen với mức độ nhẹ hay nặng tùy từng cơ thể mẹ bầu. Các biểu hiện ốm nghén thường là nôn và buồn nôn. Chỉ cần bị dị ứng mùi vị hoặc chán món ăn nào đó thì mẹ bầu ăn vào cũng sẽ buồn nôn.
Tăng cân nặng: Mẹ sẽ thấy cân nặng tăng dần, điều đó cho biết em bé đang hấp thụ dinh dưỡng và phát triển tốt.
Cảm giác nhức mỏi: Cơ thể nhức mỏi, đau lưng, tê chân,…là những cảm giác mà mẹ bầu cảm thấy thường xuyên khi mang thai 2 tháng đầu.
Cảm giác buồn tiểu thường xuyên: Khi thai nhi phát triển sẽ gây chèn ép một số bộ phận như thận, bàng quang, điều đó sẽ kích thích mẹ bầu buồn tiểu thường xuyên. Do vậy lưu ý khi mang thai 2 tháng đầu là lúc này mẹ cần uống nhiều nước lọc mỗi ngày. Đặc biệt là không được để mình nhịn tiểu.
Căng tức ngực: Núm vú có màu sẫm hơn, ngực trở nên căng tức vì bắt đầu quá trình tiết sữa non. Mạch máu thể hiện rõ rệt hơn trên bầu ngực.
Vòng bụng lớn dần hơn: Em bé ở trong bụng mẹ mỗi ngày đều đang lớn dần lên. Cộng thêm việc tích nước ối, thể tích máu hay bánh nhau, cân nặng tăng khiến vòng bụng mẹ bầu to hơn.
Có chỉ số phát triển bình thường: Mẹ bầu nên ghi nhớ cột mốc khám thai quan trọng trong 2 tháng đầu. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm, xét nghiệm giúp kiểm tra sức khỏe, tầm soát một số dị tật ở thai nhi. Vì vậy nếu kết quả bé hoàn toàn khỏe mạnh thì bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ biết các chỉ số cụ thể.
Đường huyết ổn định:
Nếu đường huyết ổn định, mẹ bầu có thể an tâm vì thai nhi đang phát triển tốt.
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai 2 tháng đầu
Trong 2 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi nho nhỏ. Điển hình là những dấu hiệu như sau:
Thân nhiệt mẹ sẽ cao hơn trước khi mang thai.
Thường xuyên xảy ra hiện tượng táo bón, rất hay buồn ngủ.
Tăng dịch tiết âm đạo.
Cảm thấy người bị căng ra, cạp quần chật hơn.
Tăng dịch tiết âm đạo hay chóng mặt trầm trọng.
Kích thước của tử cung tăng lên.
Bụng hay khó chịu hoặc có khi đau nhói một chút.
Có thể bạn quan tâm:
8 lưu ý khi mang thai 2 tháng đầu mà mẹ bầu nên nhớ
Mang thai 2 tháng đầu nên đi siêu âm lúc nào?
Trong 2 tháng đầu mang thai nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đều có thể đi siêu âm. Lịch khám thai trong 2 tháng đầu là tuần thứ 7 hoặc tuần tuần thứ 8. Trong thời gian này việc khám thai giúp mẹ biết tim thai em bé và những chỉ số phát triển thai nhi.
Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 2 tháng đầu nên đi khám ngay
Mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe của bản thân hàng ngày và thăm khám ngay nếu cơ thể có những bất thường dưới đây, để đảm bảo sự an toàn cho cả thai nhi và người mẹ:
- Tình trạng nôn nghén quá mức: 80% chị em phụ nữ đều xuất hiện tình trạng ốm nghén khi mang thai. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra nghiêm trọng sẽ dẫn đến mất nước, thiếu dinh dưỡng, tăng nguy cơ thai kém phát triển hoặc sinh non.
- Bị chảy máu âm đạo: Có thể xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng dưới, xuất hiện dải máu đặc là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai,…
- Âm đạo tiết quá nhiều dịch: Nếu âm đạo tiết quá nhiều dịch và kèm theo các triệu chứng như co thắt, chảy máu, mẹ bầu nên tìm sự trợ giúp của bác sĩ vì có nguy cơ sảy thai.
- Bị ngứa ở lòng bàn tay – chân: Đây có thể là dấu hiệu của biến chứng ứ mật thai kỳ. Nó làm tăng nguy cơ sinh non hay thai lưu ở mẹ bầu.
- Đi tiểu nhiều, đau buốt, đau bụng dưới, tiểu rắt: Có thể đây là những dấu hiệu cơ bản của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thị lực bị giảm sút: Nếu thị lực giảm mạnh, thường nhìn thấy những chấm sáng, thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay, vì rất có thể xảy ra tình trạng tiền sản giật.
Mang thai 2 tháng đầu nên ăn gì, uống gì?
Không chỉ ở giai đoạn đầu thai kỳ mà trong suốt hơn 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất.
Tăng cường ăn các loại trái cây như dâu tây, cam, chuối, táo, nho,…Các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt nạc, hạnh nhân, bánh mì, ngũ cốc, mộc nhĩ…
Ăn nhiều các loại rau và các loại trái cây tươi. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, axit folic, protein như yến mạch, các loại cây họ đậu, trứng, cá, sữa và các loại chế phẩm từ sữa,…Đặc biệt 2 tháng đầu mang thai mẹ nên bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, DHA, sắt, acid folic, vitamin và khoáng chất theo lời khuyên của bác sĩ.
Mang thai 2 tháng đầu kiêng ăn gì, kiêng uống gì?
Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu nên cần có chế độ ăn uống lành mạnh giúp đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất, mẹ bầu cũng nên hạn chế dung nạp những món ăn, đồ uống không có lợi như:
- Các loại cá có chứa thủy ngân như cá thu, cá ngừ,...
- Các loại thịt chế biến sẵn hoặc gan động vật
- Thực phẩm chiên xào quá nhiều dầu mỡ
- Nước ngọt, cafe và các đồ uống có cồn
- Một số loại rau như rau ngót, măng tươi, khổ qua,…
- Các loại trái cây như nên tránh như quả đu đủ xanh, quả dứa. Hoặc quả có tính nóng như vải, nhãn, táo mèo, quả đào mẹ cũng nên ăn hạn chế.
Những điều kiêng kỵ khi mang thai 2 tháng đầu
Mẹ bầu nên lưu ý đến một số điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé:
Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
Không được leo trèo hay đi lại cầu thang nhiều. Không xoa bụng hay mang vác nặng
Không được cố sức để làm việc cho xong gây nên mệt mỏi, suy nhược
Khi mang thai 2 tháng đầu cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại
Hạn chế ăn đồ chua có chứa nhiều axit như dưa chua, măng chua muối, cà muối
Bước đi chậm rãi từng bước ngắn.
Hạn chế mang giày cao gót, có thể đi các loại dép có độ bám tốt
Hạn chế đến nơi đông người, tránh nơi quá ồn ào.
Luyện tập khi mang thai 2 tháng đầu thế nào?
Việc luyện tập nhẹ nhàng giúp bà bầu cải thiện về giấc ngủ, tình trạng táo bón, đau lưng, dễ sinh thường hơn. Tuy nhiên khi mang thai 2 tháng đầu chị em nên lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn:
- Cung cấp đủ lượng calo
- Nên tham vấn ý kiến từ các bác sỹ chuyên môn
- Không lựa chọn tập các loại môn thể thao nguy hiểm
- Nên mặc các loại quần áo thể thao rộng rãi, thoải mái nhất
- Không nên tập các động tác yêu cầu tư thế nằm ngửa nhiều
- Bổ sung đủ lượng nước trước – trong – sau buổi tập
- Tránh vận động quá sức hay không nên đứng lâu một chỗ
- Nếu muốn đứng dậy nên thực hiện một cách chậm rãi
- Cần hạ nhiệt để ổn định nhịp tim sau khi tập luyện
- Luyện tập nên duy trì thường xuyên.
- Tránh tập ở môi trường có nhiệt độ quá cao hay quá thấp.
Thai giáo tháng thứ 2 mang thai như thế nào?
Trong những năm trở lại đây, thai giáo được các mẹ bầu quan tâm nhiều hơn và áp dụng thực hiện. Hiện nay có đến 2 phương pháp thai giáo chính mà nhiều mẹ bầu áp dụng, cho kết quả khả quan là: Thai giáo gián tiếp và thai giáo trực tiếp.
Sử dụng phương pháp thai giáo sẽ mang đến nhiều lợi ích cho thai nhi, thúc đẩy sự phát triển về thể chất, tinh thần, để thai nhi phát triển toàn diện hơn.
Mang thai 2 tháng đầu có dùng được mỹ phẩm không?
Mang thai 2 tháng đầu có dùng được mỹ phẩm không? Câu trả lời là có. Mẹ bầu nên chăm sóc da suốt thai kỳ và sau sinh mỗi ngày để phòng nám da, sạm da. Tuy nhiên, cần sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ hữu cơ, lành tính, không chứa hóa chất công nghiệp.
Dịch vụ thai sản trọn gói của Bệnh viện Hồng Ngọc
Việc thăm khám trong 2 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng và mẹ bầu nên ghi nhớ để không bỏ lỡ dấu mốc thăm khám tốt nhất.
Với hơn 20 ăm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Bệnh viện Hồng Ngọc dần trở thành địa chỉ được nhiều mẹ bầu tin tưởng đăng ký và trải nghiệm dịch vụ thai sản. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã chào đón hơn 40.000 em bé ra đời khỏe mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn thai phụ trong suốt thai kỳ.
Mẹ bầu có thể lựa chọn các gói thai sản phù hợp. Các bác sĩ phụ sản hàng đầu sẽ là người trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, tư vấn về những lưu ý khi mang thai 2 tháng đầu cũng như các tháng tiếp theo trong suốt quá trình mang thai.
Trang thiết bị y tế tiên tiến đến từ các thương hiệu quốc tế, cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn, dịch vụ chất lượng và tận tâm từ Bệnh viện Hồng Ngọc sẽ làm hài lòng các mẹ bầu khi thăm khám.
Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc
Mang thai 2 tháng đầu là một trong những trải nghiệm đáng nhớ đối với các chị em khi có một mầm sống bé nhỏ đang lớn lên từng ngày trong cơ thể. Để giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, Bệnh viện Hồng Ngọc xin chia sẻ về 8 lưu ý khi mang thai 2 tháng đầu quan trọng trong bài viết dưới đây. Mời các mẹ bầu cùng tham khảo.
Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 2 tháng đầu
Mang thai tháng thứ 2 sẽ khá giống với tháng đầu tiên của thai kỳ. Nếu thai nhi phát triển tốt, những dấu hiệu sau sẽ cho mẹ bầu biết rõ về điều đó:
Hiện tượng ốm nghén: 2 tháng đầu là giai đoạn thai nghen với mức độ nhẹ hay nặng tùy từng cơ thể mẹ bầu. Các biểu hiện ốm nghén thường là nôn và buồn nôn. Chỉ cần bị dị ứng mùi vị hoặc chán món ăn nào đó thì mẹ bầu ăn vào cũng sẽ buồn nôn.
Tăng cân nặng: Mẹ sẽ thấy cân nặng tăng dần, điều đó cho biết em bé đang hấp thụ dinh dưỡng và phát triển tốt.
Cảm giác nhức mỏi: Cơ thể nhức mỏi, đau lưng, tê chân,…là những cảm giác mà mẹ bầu cảm thấy thường xuyên khi mang thai 2 tháng đầu.
Cảm giác buồn tiểu thường xuyên: Khi thai nhi phát triển sẽ gây chèn ép một số bộ phận như thận, bàng quang, điều đó sẽ kích thích mẹ bầu buồn tiểu thường xuyên. Do vậy lưu ý khi mang thai 2 tháng đầu là lúc này mẹ cần uống nhiều nước lọc mỗi ngày. Đặc biệt là không được để mình nhịn tiểu.
Căng tức ngực: Núm vú có màu sẫm hơn, ngực trở nên căng tức vì bắt đầu quá trình tiết sữa non. Mạch máu thể hiện rõ rệt hơn trên bầu ngực.
Vòng bụng lớn dần hơn: Em bé ở trong bụng mẹ mỗi ngày đều đang lớn dần lên. Cộng thêm việc tích nước ối, thể tích máu hay bánh nhau, cân nặng tăng khiến vòng bụng mẹ bầu to hơn.
Có chỉ số phát triển bình thường: Mẹ bầu nên ghi nhớ cột mốc khám thai quan trọng trong 2 tháng đầu. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm, xét nghiệm giúp kiểm tra sức khỏe, tầm soát một số dị tật ở thai nhi. Vì vậy nếu kết quả bé hoàn toàn khỏe mạnh thì bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ biết các chỉ số cụ thể.
Đường huyết ổn định:
Nếu đường huyết ổn định, mẹ bầu có thể an tâm vì thai nhi đang phát triển tốt.
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai 2 tháng đầu
Trong 2 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi nho nhỏ. Điển hình là những dấu hiệu như sau:
Thân nhiệt mẹ sẽ cao hơn trước khi mang thai.
Thường xuyên xảy ra hiện tượng táo bón, rất hay buồn ngủ.
Tăng dịch tiết âm đạo.
Cảm thấy người bị căng ra, cạp quần chật hơn.
Tăng dịch tiết âm đạo hay chóng mặt trầm trọng.
Kích thước của tử cung tăng lên.
Bụng hay khó chịu hoặc có khi đau nhói một chút.
Có thể bạn quan tâm:
8 lưu ý khi mang thai 2 tháng đầu mà mẹ bầu nên nhớ
Mang thai 2 tháng đầu nên đi siêu âm lúc nào?
Trong 2 tháng đầu mang thai nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đều có thể đi siêu âm. Lịch khám thai trong 2 tháng đầu là tuần thứ 7 hoặc tuần tuần thứ 8. Trong thời gian này việc khám thai giúp mẹ biết tim thai em bé và những chỉ số phát triển thai nhi.
Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 2 tháng đầu nên đi khám ngay
Mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe của bản thân hàng ngày và thăm khám ngay nếu cơ thể có những bất thường dưới đây, để đảm bảo sự an toàn cho cả thai nhi và người mẹ:
- Tình trạng nôn nghén quá mức: 80% chị em phụ nữ đều xuất hiện tình trạng ốm nghén khi mang thai. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra nghiêm trọng sẽ dẫn đến mất nước, thiếu dinh dưỡng, tăng nguy cơ thai kém phát triển hoặc sinh non.
- Bị chảy máu âm đạo: Có thể xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng dưới, xuất hiện dải máu đặc là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai,…
- Âm đạo tiết quá nhiều dịch: Nếu âm đạo tiết quá nhiều dịch và kèm theo các triệu chứng như co thắt, chảy máu, mẹ bầu nên tìm sự trợ giúp của bác sĩ vì có nguy cơ sảy thai.
- Bị ngứa ở lòng bàn tay – chân: Đây có thể là dấu hiệu của biến chứng ứ mật thai kỳ. Nó làm tăng nguy cơ sinh non hay thai lưu ở mẹ bầu.
- Đi tiểu nhiều, đau buốt, đau bụng dưới, tiểu rắt: Có thể đây là những dấu hiệu cơ bản của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thị lực bị giảm sút: Nếu thị lực giảm mạnh, thường nhìn thấy những chấm sáng, thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay, vì rất có thể xảy ra tình trạng tiền sản giật.
Mang thai 2 tháng đầu nên ăn gì, uống gì?
Không chỉ ở giai đoạn đầu thai kỳ mà trong suốt hơn 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất.
Tăng cường ăn các loại trái cây như dâu tây, cam, chuối, táo, nho,…Các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt nạc, hạnh nhân, bánh mì, ngũ cốc, mộc nhĩ…
Ăn nhiều các loại rau và các loại trái cây tươi. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, axit folic, protein như yến mạch, các loại cây họ đậu, trứng, cá, sữa và các loại chế phẩm từ sữa,…Đặc biệt 2 tháng đầu mang thai mẹ nên bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, DHA, sắt, acid folic, vitamin và khoáng chất theo lời khuyên của bác sĩ.
Mang thai 2 tháng đầu kiêng ăn gì, kiêng uống gì?
Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu nên cần có chế độ ăn uống lành mạnh giúp đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất, mẹ bầu cũng nên hạn chế dung nạp những món ăn, đồ uống không có lợi như:
- Các loại cá có chứa thủy ngân như cá thu, cá ngừ,...
- Các loại thịt chế biến sẵn hoặc gan động vật
- Thực phẩm chiên xào quá nhiều dầu mỡ
- Nước ngọt, cafe và các đồ uống có cồn
- Một số loại rau như rau ngót, măng tươi, khổ qua,…
- Các loại trái cây như nên tránh như quả đu đủ xanh, quả dứa. Hoặc quả có tính nóng như vải, nhãn, táo mèo, quả đào mẹ cũng nên ăn hạn chế.
Những điều kiêng kỵ khi mang thai 2 tháng đầu
Mẹ bầu nên lưu ý đến một số điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé:
Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
Không được leo trèo hay đi lại cầu thang nhiều. Không xoa bụng hay mang vác nặng
Không được cố sức để làm việc cho xong gây nên mệt mỏi, suy nhược
Khi mang thai 2 tháng đầu cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại
Hạn chế ăn đồ chua có chứa nhiều axit như dưa chua, măng chua muối, cà muối
Bước đi chậm rãi từng bước ngắn.
Hạn chế mang giày cao gót, có thể đi các loại dép có độ bám tốt
Hạn chế đến nơi đông người, tránh nơi quá ồn ào.
Luyện tập khi mang thai 2 tháng đầu thế nào?
Việc luyện tập nhẹ nhàng giúp bà bầu cải thiện về giấc ngủ, tình trạng táo bón, đau lưng, dễ sinh thường hơn. Tuy nhiên khi mang thai 2 tháng đầu chị em nên lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn:
- Cung cấp đủ lượng calo
- Nên tham vấn ý kiến từ các bác sỹ chuyên môn
- Không lựa chọn tập các loại môn thể thao nguy hiểm
- Nên mặc các loại quần áo thể thao rộng rãi, thoải mái nhất
- Không nên tập các động tác yêu cầu tư thế nằm ngửa nhiều
- Bổ sung đủ lượng nước trước – trong – sau buổi tập
- Tránh vận động quá sức hay không nên đứng lâu một chỗ
- Nếu muốn đứng dậy nên thực hiện một cách chậm rãi
- Cần hạ nhiệt để ổn định nhịp tim sau khi tập luyện
- Luyện tập nên duy trì thường xuyên.
- Tránh tập ở môi trường có nhiệt độ quá cao hay quá thấp.
Thai giáo tháng thứ 2 mang thai như thế nào?
Trong những năm trở lại đây, thai giáo được các mẹ bầu quan tâm nhiều hơn và áp dụng thực hiện. Hiện nay có đến 2 phương pháp thai giáo chính mà nhiều mẹ bầu áp dụng, cho kết quả khả quan là: Thai giáo gián tiếp và thai giáo trực tiếp.
Sử dụng phương pháp thai giáo sẽ mang đến nhiều lợi ích cho thai nhi, thúc đẩy sự phát triển về thể chất, tinh thần, để thai nhi phát triển toàn diện hơn.
Mang thai 2 tháng đầu có dùng được mỹ phẩm không?
Mang thai 2 tháng đầu có dùng được mỹ phẩm không? Câu trả lời là có. Mẹ bầu nên chăm sóc da suốt thai kỳ và sau sinh mỗi ngày để phòng nám da, sạm da. Tuy nhiên, cần sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ hữu cơ, lành tính, không chứa hóa chất công nghiệp.
Dịch vụ thai sản trọn gói của Bệnh viện Hồng Ngọc
Việc thăm khám trong 2 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng và mẹ bầu nên ghi nhớ để không bỏ lỡ dấu mốc thăm khám tốt nhất.
Với hơn 20 ăm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Bệnh viện Hồng Ngọc dần trở thành địa chỉ được nhiều mẹ bầu tin tưởng đăng ký và trải nghiệm dịch vụ thai sản. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã chào đón hơn 40.000 em bé ra đời khỏe mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn thai phụ trong suốt thai kỳ.
Mẹ bầu có thể lựa chọn các gói thai sản phù hợp. Các bác sĩ phụ sản hàng đầu sẽ là người trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, tư vấn về những lưu ý khi mang thai 2 tháng đầu cũng như các tháng tiếp theo trong suốt quá trình mang thai.
Trang thiết bị y tế tiên tiến đến từ các thương hiệu quốc tế, cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn, dịch vụ chất lượng và tận tâm từ Bệnh viện Hồng Ngọc sẽ làm hài lòng các mẹ bầu khi thăm khám.
Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc