Sỏi thận được hình thành từ sự kết tinh của các cặn khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng lại. Kích thước viên sỏi càng to thì càng tăng nguy cơ gây biến chứng cho người bệnh. Vậy sỏi thận 8mm có nguy hiểm không? Cách điều trị sỏi thận 8mm thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Tổng quan về kích thước sỏi
Kích thước sỏi thận rất đa dạng. Khi mới hình thành, sỏi có thể chỉ nhỏ bằng hạt cát. Lúc này, người bệnh chưa cảm nhận được sự bất thường của cơ thể. Chỉ khi sỏi có kích thước lớn hơn, xuất hiện những cơn đau hay các biến chứng khác về mặt sức khỏe thì người bệnh mới đi kiểm tra và được phát hiện sỏi thận.
Kích thước sỏi được xác định theo đường kính của viên sỏi. Hầu hết các trường hợp sỏi dưới 5mm được coi là sỏi nhỏ và có thể tự đào thải ra ngoài theo dòng nước tiểu. Ngược lại, với những viên sỏi có kích thước trên 5mm thì khả năng tự đào thải gần như rất thấp nên sỏi hay đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quang... Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khởi phát. Lúc này, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và hình dáng của sỏi, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà hay phải mổ. Chính vì vậy, nhiều trường hợp dù sỏi có kích thước to nhưng chưa cần mổ và ngược lại có trường hợp bệnh nhân sỏi nhỏ nhưng cần phải được phẫu thuật.
Kích thước sỏi thận quyết định đến cách điều trị
Kích thước sỏi thận là yếu tố chính quyết định xem liệu sỏi có thể tự đào thải tự nhiên qua đường tiểu được hay không. Viên sỏi đủ lớn có thể mắc kẹt trong niệu quản dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. 80% sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm đều được hệ tiết niệu đẩy ra ngoài. Thông thường, mất khoảng 1 tháng để sỏi thận tự di chuyển ra ngoài qua đường tiểu.
Đối với những viên sỏi có kích thước trên 5mm, người bệnh mới cần điều trị. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ của biến chứng bệnh mà người bệnh có thể tự điều trị hoặc cần được điều trị y tế để loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể. Chỉ có khoảng 20% sỏi có kích thước này có thể đào thải một cách tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian đào thải thường rất lâu, có thể mất đến một năm.
Vậy sỏi thận 8mm có nguy hiểm không?
Sỏi thận 8mm có nguy hiểm không?
Dựa vào thông tin trên có thể thấy sỏi thận 8mm thuộc loại sỏi có kích thước lớn, cần được thăm khám và điều trị y tế tránh để sỏi phát triển gây những biến chứng khôn lường. Khi đó, không chỉ có thận mà các bộ phận khác có liên quan cũng sẽ bị ảnh hưởng, phải đối mặt với những biến chứng như:
Tắc nghẽn đường tiểu
Sỏi thường di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu, vì thế khi sỏi 8mm rơi từ thận xuống đường ống niệu quản hoàn toàn có thể gây tắc nghẽn. Khiến nước tiểu bị ứ đọng lại. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, có thể cả tiểu buốt.
Giãn đài bể thận
Nhiều trường hợp sỏi có kích thước lớn tồn tại ở bể thận khiến đài bể thận giãn nở theo. Khi sỏi càng lớn dần, đạt tới một mức độ nhất định sẽ khiến đài bể thận giãn nở quá mức, gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là rách đài bể.
Chảy máu đường tiết niệu
Khi sỏi thận có kích thước lớn, hình dạng bất thường sẽ cọ xát vào đường tiết niệu gây nên tình trạng chảy máu vô cùng nguy hiểm. Lúc này, khi người bệnh đi tiểu sẽ thấy có lẫn máu trong nước tiểu.
Viêm tiết niệu
Tình trạng sỏi cọ xát vào đường tiết niệu gây ra các vết xước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm. Nếu kéo dài tình trạng này, người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ và biến chứng nguy hiểm.
Vỡ thận
Sỏi không chỉ xuất hiện đơn lẻ mà còn có khả năng xuất hiện theo chùm với nhiều viên sỏi khác nhau, đủ hình dạng, kích thước trong thận. Khi số lượng sỏi càng nhiều và lớn dần sẽ gây áp lực cho thận. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phải kể đến đó là vỡ thận gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Sỏi thận 8mm có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm:
- 9+ cách chữa trị sỏi thận tại nhà mà không cần dùng thuốc
- Bị sỏi thận không chữa thì sao? Biến chứng của sỏi thận
- Chi phí phẫu thuật nội soi sỏi thận mới nhất 2022
Nếu có các dấu hiệu của bệnh sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo và cần tư vấn về phương pháp tán sỏi phù hợp, bạn có thể đặt lịch khám cùng chuyên gia qua hotline 0912.002.131 hoặc điền thông tin TẠI ĐÂY.
Cách điều trị sỏi thận 8mm hiệu quả
Cách điều trị sỏi thận 8mm phụ thuộc vào trình trạng của bệnh. Để đánh giá được điều này cần có sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa, từ đó chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Có thể được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp tăng lượng nước tiểu đào thải để tạo áp lực đẩy sỏi ra ngoài hoặc cũng có thể người bệnh được chỉ định mổ.
Tán sỏi công nghệ cao
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật sỏi thận hiện đại và ít gây biến chứng, tỉ lệ thành công cao như phương pháp nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm…
Tán sỏi ngoài cơ thể
Đây là phương pháp tán sỏi được giới chuyên gia đánh giá là an toàn và hiệu quả với các trường hợp sỏi thận 1 cm. Bệnh nhân không phải can thiệp bằng phẫu thuật, không phải chịu bất kỳ một tác động nào từ dao kéo. Thay vào đó, phương pháp sử dụng sóng xung kích hội tụ, xuyên qua da vào vị trí có sỏi và phá vỡ chúng.
Bệnh nhân sinh hoạt hoàn toàn bình thường sau 30 phút nghỉ ngơi. Các mảnh vụn sỏi đã bị phá vỡ sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể theo đường tự nhiên sau 1-2 tuần.
Nội soi tán sỏi qua da
Căn cứ vào tính chất sỏi và mức độ sỏi thận gây biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp nội soi tán sỏi qua da (hay gọi là nội soi tán sỏi qua đường hầm nhỏ). Thông qua một lỗ thông nhỏ chỉ 5mm dẫn từ hông lưng đến thận, ống nội soi tiếp cận chính xác đên vị trí sỏi dưới hướng dẫn của siêu âm. Bác sĩ tiến hành tiến hành tán vỡ các viên sỏi bằng tia laser và đưa mảnh vụn sỏi ra ngoài cơ thể.
Phương pháp tán sỏi qua da đem lại hiệu quả cao trong tán sỏi thận
Nội soi tán sỏi ống mềm
Phương pháp này giúp tán sạch sỏi bằng cách đưa ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản - bể thận, vào các đài thận và phá vỡ sỏi bằng Laser mà không phải tạo bất kỳ vết rạch nào trên cơ thể người bệnh.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh sỏi thận cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý giúp ngăn ngừa sỏi phát triển và hình thành sỏi mới.
- Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, làm loãng nước tiểu, loại bỏ được những cặn chất tích tụ trong nước tiểu. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm các loại nước các loại quả có múi như cam, chanh,... cũng rất tốt cho cơ thể.
- Không ăn mặn, hạn chế các thực phẩm đóng sẵn, đồ ăn nhanh, đồ hộp… Thay vào đó, bổ sung nhiều chất xơ, thực phẩm tươi mới là tốt nhất.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... Hạn chế đồ uống có ga và nước ngọt.
- Nên hạn chế thực phẩm giàu oxalat và canxi.
- Tăng cường vận động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, tương cường sức đề kháng.
- Không lạm dụng thuốc và các thực phẩm chức năng. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến việc điều trị sỏi thận 8mm
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.