Hỏi:
Chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi hiện đang làm công việc vận chuyển, thường xuyên bê vác hàng hóa nặng. Gần đây, tôi thấy đau dọc 2 bên chân nên đã đi khám thì được chẩn đoán đau thần kinh tọa. Bác sĩ cho tôi hỏi đau thần kinh tọa có chữa khỏi không và điều trị như thế nào cho hiệu quả vì cơn đau này ảnh hưởng đến công việc của tôi rất nhiều. Mong bác sĩ tư vấn và giải đáp thắc mắc của tôi. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi tới Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Khoa Cơ xương khớp- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất ở trong cơ thể con người. Vì thế khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, người bệnh sẽ luôn ở trong trạng thái đau nhức chạy dọc từ phần lưng, hông đến chân gây cản trở sinh hoạt thường ngày, thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bại liệt.
Tuy nhiên, đau thần kinh tọa vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mức độ bệnh càng nặng thì khả năng chữa khỏi sẽ ngày càng thấp. Ngoài ra, phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của người bệnh cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc đau thần kinh tọa có chữa khỏi được hay không.
Để điều trị đau thần kinh tọa đúng cách và hiệu quả, người bệnh cần được thăm khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ Cơ xương khớp. Một số phương pháp điều trị đau thần kinh tọa phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm có thể sử dụng cho người bệnh bị đau thần kinh tọa bảo gồm acetaminophen, aspirin, ibuprofen và naproxen... Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và cần sử dụng đúng liều lượng quy định. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến gan, thận và dạ dày…
Vật lý trị liệu: Có tác dụng giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh, điều chỉnh vị trí cột sống, giảm căng cứng cơ hiệu quả. Tại Hồng Ngọc, mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị đau thần kinh tọa riêng biệt, phù hợp với từng mức độ bệnh khác nhau. Đặc biệt, vật lý trị liệu của Hồng Ngọc ứng dụng công nghệ Đức với các dòng máy như điện xung, xung kích, giao thoa, thủy trị liệu,... cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp tăng kiệu quả trị liệu lên gấp 5 lần, khôi phục tầm vận động nhanh chóng.
Phẫu thuật: Khi điều trị nội khoa không còn tác dụng thì phẫu thuật được xem là phương pháp cuối cùng để điều trị đau thần kinh tọa. Có 2 kiểu phẫu thuật cho người đau thần kinh tọa đó là cắt bỏ đĩa đệm và cắt bỏ cung sau.
Tuy nhiên, vì tính chất phẫu thuật này khá xâm lấn, dễ gây ra các biến chứng nặng nề như liệt chi dưới, mất cảm giác vùng chi dưới. Do đó, bác sĩ thường khá cân nhắc khi quyết định điều trị bằng phẫu thuật cho bệnh nhân. Hiện tại, phương pháp hiệu quả và an toàn nhất dành cho hầu hết mọi lứa tuổi vẫn là điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập thể dục thể thao vừa sức cũng như hạn chế những chất có hại cho cơ thể để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Trên đây là các thông tin mà bác sĩ khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tư vấn đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này cũng như định hướng cho mình được cách điều trị phù hợp.
Hiện tại, Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị đau thần kinh tọa được nhiều khách hàng tin tưởng bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao cùng hệ thống thiết bị y tế nhập khẩu hiện đại. Bạn có thể tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp tư vấn chi tiết và lên phác đồ điều trị phù hợp nhé!
Trân trọng.
Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Địa chỉ: Bệnh viện ĐK Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Bệnh viện ĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline (trong giờ hành chính): 0889 621 046
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.