Chỉ số ALT là một chỉ số về men gan, được sử dụng để đánh giá tình trạng tổn thương gan và các vấn đề liên quan. Sự gia tăng bất thường của chỉ số này là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ các thắc mắc của người bệnh về ALT.
ALT (SGPT) là gì?
ALT hay Alanine aminotransferase được biết đến là 1 loại enzyme đặc trưng được tìm thấy đa số trong các tế bào gan, một số lượng ít tại thận, tim, cơ xương.
Với người khỏe mạnh bình thường thì nồng độ ALT trong máu thấp. Tuy nhiên do tác động nào đó gây tổn thương cho gan thì ALT được giải phóng vào máu và nồng độ ALT trong máu sẽ tăng cao.
Bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm ALT để phát hiện các tổn thương gan do bệnh lý, chấn thương hoặc sử dụng thuốc. Nếu nồng độ ALT trong máu càng cao, đồng nghĩa với việc gan bị tổn thương càng nghiêm trọng. Xét nghiệm này thường được chỉ định kết hợp với AST, là bộ xét nghiệm quan trọng để đánh giá chức năng và tổn thương gan.
Thời điểm cần xét nghiệm ALT
Khi nào cần xét nghiệm ALT là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Thông thường, qua quá trình thăm hỏi tiền sử bệnh, khám lâm sàng, người bệnh được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm ALT nếu có những biểu hiện về suy giảm chức năng gan như:
Chán ăn, buồn nôn, ăn không ngon miệng
Mệt mỏi, sốt, suy nhược cơ thể
Đau bụng, đặc biệt là hạ vùng hạ sườn phải
Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu hơn bình thường
Ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt…
Một số đối tượng khác cũng được chỉ định xét nghiệm ALT như người thường xuyên sử dụng rượu, bia, hút thuốc, béo phì, tiếp xúc với hóa chất độc hại, người có tiền sử bệnh gan, viêm gan do virus A, B, C…
Ngoài ra, kiểm tra chỉ số ALT cũng được áp dụng trong các trường hợp như
Theo dõi tình hình diễn biến của các bệnh lý về gan (viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… )
Xác định thời điểm áp dụng các phương pháp điều trị bệnh gan
Đánh giá hiệu quả điều trị trong liệu trình điều trị đang được áp dụng
Gan bị tổn thương sẽ khiến nồng độ ALT trong máu tăng lên. Tuy nhiên xét nghiệm ALT đơn lẻ chưa thể kết luận chính xác mức độ cũng như nguyên nhân của bệnh gan. Vì vậy người bệnh sẽ được chỉ định thêm các phương pháp kiểm tra chuyên biệt khác để chẩn đoán chính xác tình trạng tổn thương gan.
Chỉ số ALT trong máu có ý nghĩa gì?
Nhiều người bệnh khi được chỉ định xét nghiệm ALT chưa hiểu rõ ý nghĩa của xét nghiệm này là gì. Câu trả lời được giải thích như sau:
ALT là chỉ số đặc hiệu về men gan để chẩn đoán đánh giá tình trạng tổn thương gan và các vấn đề liên quan. Chỉ số ALT trong máu nếu nằm trong giới hạn cho phép tức là chức năng gan bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Nhưng nếu chỉ số ALT tăng, tùy theo mức độ tăng nhẹ hay tăng cao cũng đều là dấu hiệu cảnh báo cho người bệnh về chức năng gan đang bị tổn thương. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nặng thêm, biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chỉ số ALT tăng nhẹ đến trung bình
Nồng độ ALT trong máu của các bệnh nhân viêm gan cấp, nhẹ, viêm gan mạn tính, xơ gan, … được cho là tăng nhẹ đến trung bình nếu chỉ số xét nghiệm ALT gấp dưới 4 lần so với mức bình thường (chỉ số bình thường từ 0-37). Ở mức tăng này, tổn thương gan được đánh giá là nhẹ. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà vẫn phải thường xuyên theo dõi, xét nghiệm.
Nguyên nhân khiến nồng độ ALT trong máu tăng nhẹ đến trung bình là do tắc nghẽn ống mật, gan nhiễm mỡ… Ngoài ra còn xuất hiện ở những trường hợp lạm dụng rượu, bia, tổn thương tim, hay có khối u trong gan… cũng là nguyên nhân dẫn đến chỉ số ALT trong máu tăng.
Chỉ số ALT cao
Chỉ số ALT tăng cao hoặc rất cao nếu nồng đồ ALT trong máu gấp 100 lần chỉ số bình thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan nghiêm trọng như viêm gan virus cấp hoặc mạn tính, tổn thương do thuốc, hóa chất, hoại tử tế bào gan, trụy mạch kéo dài. Đặc biệt chỉ số ALT có thể tăng đến 5.000 UI/L trong trường hợp người bệnh bị suy gan cấp hay sốc gan.
Đối với bệnh nhân viêm gan cấp tính, chỉ số ALT có thể duy trì tăng cao trong khoảng từ 1 đến 2 tháng, sau khi được điều trị, trong khoảng từ 3 đến 6 tháng, chỉ số này sẽ giảm dần và trở về mức bình thường.
Bên cạnh AST (viết tắt từ aspartate aminotransferase), thì xét nghiệm ALT là một hạng mục rất cần thiết trong phần trong kiểm tra chức năng gan, giúp chẩn đoán và phát hiện những bất thường xay ra đối với chức năng gan, cảnh báo những bệnh lý liên quan đến gan.
Yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm ALT
Ngoài nguyên chính do gan thì còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nồng độ ALT trong máu. Do đó, cần loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng sau để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Yếu tố thuốc điều trị: các thuốc chống co giật, tâm thần, ức chế lên men chuyển hóa angiotensin, thuốc loại thiazide lợi tiểu, thuốc tránh thai, metronidazol, acetaminophen, allopurinol, trifluoperazine… là những loại thuốc gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả xét nghiệm ALT
Yếu tố khác như thực phẩm chức năng, thuốc bổ cũng là một trong những yếu tố dẫn đến nồng độ ALT tăng
Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ ra, việc dùng thuốc tiêm vào mô cơ, tập thể dục gắng sức hay các chấn thương ở cơ xương, tim cũng là các yếu tố gây tăng nồng độ ALT.
Như vậy, để có được kết quả xét nghiệm ALT, cũng như chẩn đoán các bệnh lý về gan chính xác nhất, trước khi được chỉ định xét nghiệm, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thuốc bổ mình đang dung.
Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm ALT
Các chất có trong thực phẩm và thuốc có thể làm ảnh hưởng dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm ALT nói riêng và các xét nghiệm chức năng gan khác nói chung. Vì vậy người bệnh cần lưu ý chuẩn bị trước khi thực hiện xét nghiệm ALT như:
Nên xét nghiệm vào buổi sáng, nhịn ăn trước 4-6 giờ đồng hồ
Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thuốc bổ đang dung (nếu có) để có tư vấn chính xác từ bác sĩ.
Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
Xét nghiệm ALT ở đâu?
Đây là xét nghiệm phổ biến vì vậy tất cả các cơ sở y tế công lập hay tư nhân đều thực hiện được xét nghiệm này. Tuy nhiên, người bệnh cần sáng suốt lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tiến hành xét nghiệm. Trong đó Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một địa chỉ đáng tin cậy.
Với đội ngũ y bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, có chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị máy móc xét nghiệm tiên tiến hiện đại cho kết quả nhanh nhất, chính xác nhất. Ngoài ra, đội ngũ lễ tân, điều dưỡng, kĩ thuật viên xét nghiệm có kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo… Với những thế mạnh trên, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi thăm khám và thực hiện xét nghiệm tại Bệnh viện Hồng Ngọc và các chi nhánh của bệnh viện.
Đăng kí khám TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Chỉ số ALT là một chỉ số về men gan, được sử dụng để đánh giá tình trạng tổn thương gan và các vấn đề liên quan. Sự gia tăng bất thường của chỉ số này là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ các thắc mắc của người bệnh về ALT.
ALT (SGPT) là gì?
ALT hay Alanine aminotransferase được biết đến là 1 loại enzyme đặc trưng được tìm thấy đa số trong các tế bào gan, một số lượng ít tại thận, tim, cơ xương.
Với người khỏe mạnh bình thường thì nồng độ ALT trong máu thấp. Tuy nhiên do tác động nào đó gây tổn thương cho gan thì ALT được giải phóng vào máu và nồng độ ALT trong máu sẽ tăng cao.
Bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm ALT để phát hiện các tổn thương gan do bệnh lý, chấn thương hoặc sử dụng thuốc. Nếu nồng độ ALT trong máu càng cao, đồng nghĩa với việc gan bị tổn thương càng nghiêm trọng. Xét nghiệm này thường được chỉ định kết hợp với AST, là bộ xét nghiệm quan trọng để đánh giá chức năng và tổn thương gan.
Thời điểm cần xét nghiệm ALT
Khi nào cần xét nghiệm ALT là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Thông thường, qua quá trình thăm hỏi tiền sử bệnh, khám lâm sàng, người bệnh được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm ALT nếu có những biểu hiện về suy giảm chức năng gan như:
Chán ăn, buồn nôn, ăn không ngon miệng
Mệt mỏi, sốt, suy nhược cơ thể
Đau bụng, đặc biệt là hạ vùng hạ sườn phải
Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu hơn bình thường
Ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt…
Một số đối tượng khác cũng được chỉ định xét nghiệm ALT như người thường xuyên sử dụng rượu, bia, hút thuốc, béo phì, tiếp xúc với hóa chất độc hại, người có tiền sử bệnh gan, viêm gan do virus A, B, C…
Ngoài ra, kiểm tra chỉ số ALT cũng được áp dụng trong các trường hợp như
Theo dõi tình hình diễn biến của các bệnh lý về gan (viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… )
Xác định thời điểm áp dụng các phương pháp điều trị bệnh gan
Đánh giá hiệu quả điều trị trong liệu trình điều trị đang được áp dụng
Gan bị tổn thương sẽ khiến nồng độ ALT trong máu tăng lên. Tuy nhiên xét nghiệm ALT đơn lẻ chưa thể kết luận chính xác mức độ cũng như nguyên nhân của bệnh gan. Vì vậy người bệnh sẽ được chỉ định thêm các phương pháp kiểm tra chuyên biệt khác để chẩn đoán chính xác tình trạng tổn thương gan.
Chỉ số ALT trong máu có ý nghĩa gì?
Nhiều người bệnh khi được chỉ định xét nghiệm ALT chưa hiểu rõ ý nghĩa của xét nghiệm này là gì. Câu trả lời được giải thích như sau:
ALT là chỉ số đặc hiệu về men gan để chẩn đoán đánh giá tình trạng tổn thương gan và các vấn đề liên quan. Chỉ số ALT trong máu nếu nằm trong giới hạn cho phép tức là chức năng gan bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Nhưng nếu chỉ số ALT tăng, tùy theo mức độ tăng nhẹ hay tăng cao cũng đều là dấu hiệu cảnh báo cho người bệnh về chức năng gan đang bị tổn thương. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nặng thêm, biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chỉ số ALT tăng nhẹ đến trung bình
Nồng độ ALT trong máu của các bệnh nhân viêm gan cấp, nhẹ, viêm gan mạn tính, xơ gan, … được cho là tăng nhẹ đến trung bình nếu chỉ số xét nghiệm ALT gấp dưới 4 lần so với mức bình thường (chỉ số bình thường từ 0-37). Ở mức tăng này, tổn thương gan được đánh giá là nhẹ. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà vẫn phải thường xuyên theo dõi, xét nghiệm.
Nguyên nhân khiến nồng độ ALT trong máu tăng nhẹ đến trung bình là do tắc nghẽn ống mật, gan nhiễm mỡ… Ngoài ra còn xuất hiện ở những trường hợp lạm dụng rượu, bia, tổn thương tim, hay có khối u trong gan… cũng là nguyên nhân dẫn đến chỉ số ALT trong máu tăng.
Chỉ số ALT cao
Chỉ số ALT tăng cao hoặc rất cao nếu nồng đồ ALT trong máu gấp 100 lần chỉ số bình thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan nghiêm trọng như viêm gan virus cấp hoặc mạn tính, tổn thương do thuốc, hóa chất, hoại tử tế bào gan, trụy mạch kéo dài. Đặc biệt chỉ số ALT có thể tăng đến 5.000 UI/L trong trường hợp người bệnh bị suy gan cấp hay sốc gan.
Đối với bệnh nhân viêm gan cấp tính, chỉ số ALT có thể duy trì tăng cao trong khoảng từ 1 đến 2 tháng, sau khi được điều trị, trong khoảng từ 3 đến 6 tháng, chỉ số này sẽ giảm dần và trở về mức bình thường.
Bên cạnh AST (viết tắt từ aspartate aminotransferase), thì xét nghiệm ALT là một hạng mục rất cần thiết trong phần trong kiểm tra chức năng gan, giúp chẩn đoán và phát hiện những bất thường xay ra đối với chức năng gan, cảnh báo những bệnh lý liên quan đến gan.
Yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm ALT
Ngoài nguyên chính do gan thì còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nồng độ ALT trong máu. Do đó, cần loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng sau để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Yếu tố thuốc điều trị: các thuốc chống co giật, tâm thần, ức chế lên men chuyển hóa angiotensin, thuốc loại thiazide lợi tiểu, thuốc tránh thai, metronidazol, acetaminophen, allopurinol, trifluoperazine… là những loại thuốc gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả xét nghiệm ALT
Yếu tố khác như thực phẩm chức năng, thuốc bổ cũng là một trong những yếu tố dẫn đến nồng độ ALT tăng
Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ ra, việc dùng thuốc tiêm vào mô cơ, tập thể dục gắng sức hay các chấn thương ở cơ xương, tim cũng là các yếu tố gây tăng nồng độ ALT.
Như vậy, để có được kết quả xét nghiệm ALT, cũng như chẩn đoán các bệnh lý về gan chính xác nhất, trước khi được chỉ định xét nghiệm, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thuốc bổ mình đang dung.
Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm ALT
Các chất có trong thực phẩm và thuốc có thể làm ảnh hưởng dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm ALT nói riêng và các xét nghiệm chức năng gan khác nói chung. Vì vậy người bệnh cần lưu ý chuẩn bị trước khi thực hiện xét nghiệm ALT như:
Nên xét nghiệm vào buổi sáng, nhịn ăn trước 4-6 giờ đồng hồ
Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thuốc bổ đang dung (nếu có) để có tư vấn chính xác từ bác sĩ.
Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
Xét nghiệm ALT ở đâu?
Đây là xét nghiệm phổ biến vì vậy tất cả các cơ sở y tế công lập hay tư nhân đều thực hiện được xét nghiệm này. Tuy nhiên, người bệnh cần sáng suốt lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tiến hành xét nghiệm. Trong đó Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một địa chỉ đáng tin cậy.
Với đội ngũ y bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, có chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị máy móc xét nghiệm tiên tiến hiện đại cho kết quả nhanh nhất, chính xác nhất. Ngoài ra, đội ngũ lễ tân, điều dưỡng, kĩ thuật viên xét nghiệm có kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo… Với những thế mạnh trên, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi thăm khám và thực hiện xét nghiệm tại Bệnh viện Hồng Ngọc và các chi nhánh của bệnh viện.
Đăng kí khám TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc