Tự kỷ là hội chứng rối loạn phát triển thần kinh thường xuất phát ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và kéo dài cho đến hết cuộc đời của con. Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ và kịp thời can thiệp sẽ giúp trẻ cải thiện được khả năng phát triển của trẻ và giúp con hòa nhập cuộc sống tốt hơn.
Tự kỷ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Tự kỷ là hội chứng rối loạn phát triển tâm lý với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Thông thường bệnh sẽ gặp nhiều ở trẻ em, xuất hiện trong 3 năm đầu đời và kéo dài đến giai đoạn trưởng thành nếu như không kịp thời chữa trị.
Những bé mắc hội chứng này đều có điểm chung là không nhận thức tốt. Một số bé sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, có bé lại gặp vấn đề trong việc học tập. Do đó, ba mẹ nên phát hiệu sớm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ để kịp thời hỗ trợ bé về mặt tinh thần.
Đây là tình trạng khiếm khuyết duy trì và kéo dài đến suốt cuộc đời gây nên nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ xã hội, kỹ năng sống của trẻ em. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường có những vấn đề về hành vi, ngôn ngữ, giao tiếp, cách ứng xử, chậm phát triển về trí tuệ, khả năng tương tác xã hội kém,…
Tình trạng này thường sẽ tiến triển vào khoảng 3 năm đầu đời của trẻ, nó gây tổn thương đến cho trẻ và nhiều khả năng làm xuất hiện các hành vi tự gây hại cho bản thân. Các nghiên cứu khoa học gần đây nhận thấy, các hành vi xuất hiện ở trẻ tự kỷ thường là kết quả của nhiều rối loạn hình thành trong quá trình phát triển từ khi trẻ mới ra đời hoặc trong những năm đầu, chủ yếu là do thể chất chứ không xuất phát từ cách nuôi dạy của cha mẹ.
Nếu cha mẹ và người thân có thể sớm phát hiện được tình trạng bệnh và áp dụng các biện pháp cải thiện phù hợp cùng với sự hỗ trợ tốt từ gia đình sẽ có khả năng cải thiện được sự phát triển tự nhiên của trẻ, đồng thời giúp trẻ dần hòa nhập hơn với cộng đồng.
Tuy nhiên, phần lớn các gia đình chỉ phát hiện các dấu hiệu của bệnh tự kỷ khi trẻ đã được hơn 2 tuổi. Mặt khác các chuyên gia cho biết các triệu chứng của trẻ tự kỷ có thể phát hiện ngay từ lúc 6 tháng tuổi.
Vì sao trẻ sơ sinh bị tự kỷ?
Di truyền
Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ. Nhiều ý kiến cho rằng gen đóng một vai trò trong sự hình thành và phát triển của chứng trẻ tự kỷ. Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng các cặp song sinh cùng trứng có nhiều khả năng cả hai bị ảnh hưởng hơn so với cặp song sinh khác trứng.
Trong một gia đình có một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, thì nguy cơ đứa trẻ khác mắc chứng tự kỷ là khoảng 5 % – 20%, tỷ lệ cao hơn nhiều so với dân số bình thường.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng gen hoặc gen bị lỗi có thể làm cho một người dễ mắc chứng trẻ tự kỷ hơn khi có thêm các yếu tố khác tác động, chẳng hạn như mất cân bằng hóa học, virus hoặc hóa chất hoặc thiếu oxy khi sinh.
Yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm, …Trong thời kỳ mang thai là người mẹ sử dụng rượu,bia, chất kích thích gây ra ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở trẻ và dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ. Khi mang thai người mẹ tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ.
Các tác nhân môi trường có thể bao gồm flavonoid trong thực phẩm, khói thuốc lá và hầu hết thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ.
Cảnh báo 9 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ
Không giao tiếp với người thân
Thiếu kỹ năng tương tác xã hội là một trong các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà ba mẹ không nên bỏ qua. Biểu hiện tự kỷ thể hiện khi một đứa trẻ không có sự quan tâm nào đến những người xung quanh, thậm chí không có nhu cầu kết bạn với ai khác. Bé chỉ thích làm theo sở thích của mình, không để ý đến thái độ của mọi người hay sự thay đổi của môi trường. Trẻ có dấu hiệu tự kỷ thường thích chơi với đồ vật của mình thay vì tương tác với thành viên trong gia đình, bạn bè.
Không phản ứng với âm thanh
Không phản ứng khi người khác gọi tên hoặc với các âm thanh khác (như còi xe hoặc tiếng “meo meo” của con mèo).
Không thể hiện cử chỉ
Khi trẻ khoảng 9 đến 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể vẫy tay, mỉm cười, tiếp cận mọi thứ xung quanh. Nếu trẻ thiếu những biểu hiện này có thể trẻ đang mắc phải chứng tự kỷ.
Không bập bẹ học nói
Một đứa trẻ có kỹ năng nói chậm sẽ dùng cử chỉ hoặc sử dụng nét mặt biểu cảm để bù đắp cho sự chậm nói của mình. Khi trẻ tròn 1 tuổi thì đã có khả năng tự bập bè hoặc thì thầm các ngôn ngữ riêng. Do đó, nếu trẻ không có biểu hiện này, cha mẹ cũng nên chú ý và tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Không thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt
Biểu hiện trên khuôn mặt là một cách truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc không lời. Tuy, các nghiên cứu về biểu hiện cảm xúc ở trẻ tự kỷ còn hạn chế nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra người mắc ASD biểu hiện cảm xúc qua gương mặt ít hơn so với trẻ phát triển tự nhiên. Điều này không nhất thiết có nghĩa là trẻ tự kỷ cảm thấy ít cảm xúc hơn, chỉ là khuôn mặt không thể hiện điều đó.
Không thích được âu yếm
Trẻ bị tự kỷ thường có biểu hiện không thích được âu yếm, cơ thể bé có thể trở nên mềm yếu hay cứng nhắc khi được ôm.
Ít bắt chước
Những trẻ khoảng 9 tháng tuổi nhưng ít khi bắt chước nụ cười, âm thanh, nét mặt của người khác có thể là dấu hiệu nhận biết sớm của chứng bệnh tự kỷ.
Ít vận động
Những trẻ ít vận động có xu hướng bị tự kỷ cao hơn do không có những hoạt động để mở rộng khả năng thích ứng của trẻ.
Mắt kém linh hoạt
Những trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ ít hoặc không giao tiếp ánh mắt với người đối diện. Trẻ sẽ bị hạn chế về sự tương tác và biểu hiện qua lại. Đây cũng là một trong các biểu hiện đặc trưng cho biết trẻ có nguy cơ đang mắc phải hội chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Một số hành vi khác
Trẻ khó có thể thích ứng nhanh với môi trường mới, thường xuyên sắp xếp đồ vật theo đúng thứ tự nhất định và rất ngăn nắp. Trẻ tự kỷ thường xuyên xoay người theo vòng hoặc liên tục vẫy tay. Trẻ không biết vui đùa, thiếu thích thú hoặc chỉ yêu thích một số đồ vật, hoạt động nhất định nào đó. Một số trẻ nhạy cảm với mùi vị, thức ăn, âm thanh hoặc hình ảnh. Thích liếc mắt hoặc nhìn nghiêm khi ngắm đồ vật nào đó.
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tự kỷ?
Chăm sóc tại nhà
Sau khi phát hiện các dấu hiệu trẻ tự kỷ, ngoài việc tìm đến bác sĩ thì ba mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé vượt qua hội chứng này. Cụ thể ba mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc cho bé vì trẻ tự kỷ rất cần sự quan tâm từ gia đình. Không nên bỏ rơi trẻ mà hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để bé cảm thấy mình được quan tâm.
Cách trị liệu tâm lý tốt cho trẻ tự kỷ đó là giúp bé cải thiện khả năng giao tiếp của mình. Khi dạy bé tập nói, nên lựa chọn từ ngữ đơn giản và khuyến khích bé lặp lại câu nói của ba mẹ.
Ngoài ra, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trị liệu tâm lý mà ba mẹ nên biết. Ví dụ, dạy cho trẻ cách gật đầu, lắc đầu để thể hiện sự đồng ý hoặc phản đối,… Đây là cách để giúp bé tương tác với thế giới bên ngoài vì cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ là một trong các yếu tố hình thành nên kỹ năng giao tiếp.
Đưa trẻ đi khám
Khi thấy trẻ có một hoặc một số dấu hiệu này nhận biết trẻ tự kỷ, bạn cần nhanh chóng phát hiện và có sự quan tâm phù hợp, có biện pháp xử lý đúng cách giúp trẻ nói nhiều hơn, giao tiếp nhiều hơn,… bằng kinh nghiệm và sự hướng dẫn của bác sĩ tâm lý.
Với mong muốn đồng hành cùng các gia đình có trẻ mắc tự kỷ, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thăm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ và nhận được nhiều tin tưởng của các bậc phụ huynh.
Trực tiếp thăm khám và điều trị tự kỷ cho trẻ tại Hồng Ngọc là BSCKII Phạm Đức Thịnh với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa; hơn 10 năm công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em (còn gọi là Trung tâm Nguyễn Khắc Viện).
Sau khi trở thành Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bác sĩ Thịnh vẫn trực tiếp tham gia chẩn đoán, tư vấn và trị liệu cho trẻ em có vấn đề tâm lý như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi…
Với trình độ chuyên môn cao về Nhi khoa và Tâm lý trẻ em cùng sự tận tâm với bệnh nhi BS Thịnh đã đồng hành cùng rất nhiều gia đình có trẻ tự kỷ trị liệu thành công.
Thông tin liên hệ và đặt lịch khám
Tel: 024 3927 5568 (máy lẻ 8)
Hotline: 0916 690 018
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/