Nguyên nhân và cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Nguyên nhân và cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt

27-02-2020

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé nhưng nếu mẹ biết một số mẹo chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ giúp bé thấy thoải mái hơn rất nhiều. 

Nấc cụt là hiện tượng xuất hiện những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành, các cơn này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại. nhiều lần. Chữa nấc cụt cho người lớn khá đơn giản, nhưng ở trẻ sơ sinh thì cần cẩn thận hơn vì cơ thể của bé còn khá non nớt. Ba mẹ cần chú ý tránh các động tác quá mạnh tay hoặc dùng các biện pháp không phù hợp như cho bé uống nhiều nước... Vậy đâu là nguyên nhân và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do một vài nguyên nhân sau:

- Trẻ không được giữ ấm đúng cách, bị trào ngược khí gây nấc cụt.

- Trẻ uống sữa không đúng cách. Khi uống quá nhiều, sữa ngưng tụ lại không tiêu hóa được. Hoặc khi uống sữa lạnh, khí ngừng trệ không thể lưu thông. Kéo theo đó, chức năng dạ dày của bé bị suy yếu, khí cơ tăng giảm thất thường, làm trào ngược khí, gây ra nấc cụt.

- Trẻ bú sữa mẹ quá nhanh hoặc vừa khi bé vừa khóc xong mẹ đã cho uống sữa liền, gây nghẹt thở và dẫn đến nấc cụt.

Tuy nhiên tình trạng nấc cụt này chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút rồi cơ thể sẽ tự cân bằng và hết nấc. Nếu mẹ sốt ruột có thể tham khảo cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh bên dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt Tình trạng nấc cụt rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Để khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt không bị khó chịu cũng như mẹ bớt lo thì gia đình có thể áp dụng ngay cách làm bên dưới. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý rằng không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời cũng tránh để bé bú quá no. Sau khi ăn, bế trẻ giữ cao đầu trong khoảng 10 phút.

- Dùng hai ngón tay trỏ nhét vào lỗ tai bé khoảng nửa phút, hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi bé, đồng thời giữ miệng bé khép lại trong 2-3 giây. Lặp lại trong 15-20 lần, khoảng cách giữa mỗi lần khoảng 3 giây.

- Thay đổi tư thế cho con bú. Nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong thì mẹ nên đổi tay hoặc đổi cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé. Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của bé, một cách nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi ra được thì bé sẽ hết nấc.

- Ba mẹ cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, khoảng 2,5ml là đủ.

- Nếu bé đang ở độ tuổi ăn dặm thì mẹ có thể cho một ít đường vào lưỡi bé. Vị ngọt của đường sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.

- Tránh dùng núm vú quá lớn vì đây có thể là nguyên nhân làm bé nuốt nhiều không khí khi bú.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt Mẹ có thể thay đổi tư thế bú sữa để giảm nấc cụt cho bé

Ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Nấc cụt không chỉ khiến bé khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình ăn/uống sữa của mẹ. Vì vậy, mẹ nên áp dụng những biện pháp dưới đây để đề phòng tình trạng nấc cụt xảy ra đối với con yêu:

- Mẹ cần giữ nhiệt độ không khí trong phòng bé được ổn định, tránh để bé bị lạnh. Mẹ có thể choàng thêm 1 chiếc khăn xô vào cổ cho bé để tránh gió. Khép bớt các cửa sổ để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.

- Có thể cho bé ngậm kẹo gừng nếu bé có thể ngậm được, hoặc bôi chút dầu gió vào vùng cổ tay, gáy, 2 dái tai bé.

- Lưu ý khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Mùa đông lạnh thì cần bật quạt sưởi để phòng ấm hơn. 

- Để phòng ngừa nấc cụt, mẹ không nên cho bé ăn khi bé quá đói cũng không nên cho bé ăn hoặc bú quá no. Khi cho bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh khiến dạ dày bị dãn hơi. Sau khi cho bé ăn nên bế cao đầu khoảng 10 phút.

Cơn nất cụt không ảnh hưởng quá nhiều đối với sức khỏe của bé nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bé nấc liên tục trong một thời gian dài thì có thể báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa. Cách tốt nhất, ba mẹ hãy đưa bé đến khám ở cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân gây nấc cụt và được bác sĩ tư vẫn phương pháp chữa trị hiệu quả.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay