Block nhĩ thất có mấy cấp độ? Phát hiện sớm để điều trị hiệu quả

Block nhĩ thất có mấy cấp độ? Phát hiện sớm để điều trị hiệu quả

23-11-2023
Sống khỏe

Block nhĩ thất (AV block) được định nghĩa là sự gián đoạn trong việc truyền xung từ tâm nhĩ đến tâm thất. AV block có 3 loại với từng những triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau.

Block nhĩ thất là gì?

Tình trạng block nhĩ thất được đo trên điện tâm đồ

Thông thường, tín hiệu điện truyền từ buồng trên của tim (tâm nhĩ) đến buồng dưới (tâm thất). Block nhĩ thất là một cụm tế bào kết nối hoạt động điện của tim.

Ở các bệnh nhân bị block nhĩ thất, tín hiệu điện sẽ không truyền qua nút AV block đến tâm thất. Kết quả là tim không hoạt động hiệu quả. Tức là tim đập chậm hoặc lỡ nhịp. Điều này khiến tim không thể bơm máu qua các buồng như bình thường. Rối loạn dẫn truyền này có thể nhất thời hoặc vĩnh viễn.

Phân loại block nhĩ thất

Block nhĩ thất được chia ra làm 3 cấp độ:

Block nhĩ thất độ 1

Dẫn truyền chậm từ tâm nhĩ đến tâm thất, được đặc trưng là khoảng PR kéo dài > 200 mili giây. Đây là block nhĩ thất nhẹ nhất. Ở cấp độ block nhĩ thất này, hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng.

Block nhĩ thất độ 2

Dẫn truyền từ nhĩ đến tâm thất không liên tục. Block nhĩ thất độ 2 được phân loại thành Mobitz type 1 hoặc Mobitz type 2, có thể phân biệt bằng cách kiểm tra khoảng PR.

  • Mobitz type 1: Khoảng PR kéo dài dần dần, cuối cùng đạt đến đỉnh điểm là sóng P không dẫn truyền.
  • Mobitz type 2: Không giống như Mobitz loại 1, Mobitz type 2 không có sự kéo dài dần dần khoảng PR.

Block nhĩ thất độ 3 (Block nhĩ thất hoàn toàn)

Tín hiệu điện từ tâm nhĩ đến tâm thất bị chặn hoàn toàn. Block nhĩ thất độ 3 ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bơm máu ra của tim.

Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

Triệu chứng của block nhĩ thất

Các triệu chứng của AV block tương tự như hội chứng suy nút xoang (SSS). Bao gồm đánh trống ngực, hụt nhịp, chóng mặt, choáng váng, ngất (mất ý thức), mệt mỏi và suy nhược, thậm chí là đau thắt ngực.

Block nhĩ thất thường không có triệu chứng và dễ gặp ở vận động viên, thanh thiếu niên, thanh niên và những người có dây thần kinh phế vị hoạt động mạnh. Các triệu chứng của block nhĩ thất độ 3 dữ dội hơn do nhịp tim chậm. Bất kỳ triệu chứng ngất hoặc đau ngực nào đều cần được thăm khám và kiểm tra khẩn cấp.

Biến chứng nguy hiểm của block nhĩ thất là: suy tim, rối loạn nhịp tim, đau tim và có thể diễn biến thành ngừng tim đột ngột.

Nguyên nhân block nhĩ thất?

Nguyên nhân của AV Block liên quan tới các khiếm khuyết bẩm sinh và biến chứng do tổn thương tim. Bao gồm:

  • Nguy cơ mắc block nhĩ thất tăng dần theo độ tuổi.
  • Các bệnh lý về tim như bệnh động mạch vành, bệnh van tim.
  • Dị tật tim bẩm sinh.

Đối tượng mắc các bệnh tim bẩm sinh thường có nguy cơ mắc block nhĩ thất cao

Đối tượng mắc các bệnh tim bẩm sinh thường có nguy cơ mắc block nhĩ thất cao

  • Mắc các bệnh ảnh hưởng tới tim, bao gồm bệnh thấp tim, bệnh sarcoidosis.
  • Dây thần kinh phế vị hoạt động quá mức.
  • Sử dụng thuốc làm chậm quá trình dẫn truyền xung điện của tim: thuốc tim mạch (thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, digoxin), thuốc cao huyết áp, thuốc chống loạn nhịp tim; thuốc giãn cơ và thuốc an thần; thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần; thuốc lợi tiểu,…

Chẩn đoán block nhĩ thất

Trước tiên, bác sĩ tim mạch sẽ xem xét bệnh sử và tiền sử sức khỏe gia đình, chế độ ăn uống và mức độ của các triệu chứng.

Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ tim mạch sẽ lắng nghe nhịp tim hoặc kiểm tra các dấu hiệu suy tim, chẳng hạn như tích tụ chất lỏng ở bàn chân, mắt cá chân và chân.

Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán block nhĩ thất chính xác hơn: Điện tâm đồ, theo dõi Holter, siêu âm tim, xét nghiệm điện sinh lý, kiểm tra gắng sức khi vận động.

Phát hiện sớm block nhĩ thất thông qua các dấu hiệu cảnh báo và chẩn đoán chính xác bằng các xét nghiệm là yếu tố quan trọng giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều trị block nhĩ thất

Bệnh nhân mắc block nhĩ thất độ 1 không cần điều trị và nên theo dõi sức khỏe thường xuyên

Bệnh nhân mắc block nhĩ thất độ 1 không cần điều trị và nên theo dõi sức khỏe thường xuyên

Bác sĩ sẽ xác định mức độ tắc nghẽn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim và xem xét các triệu chứng để xác định cách kiểm soát tình trạng block nhĩ thất.

Thông thường, những bệnh nhân mắc block nhĩ thất cấp độ 1 hoặc cấp độ 2 Mobitz loại 1 không cần điều trị.

Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc block nhĩ thất Mobitz loại 2 và độ 3 có xu hướng bị tổn thương nghiêm trọng ở hệ thống dẫn truyền. Điều này dẫn tới nguy cơ tiến triển thành vô tâm thu, nhịp nhanh thất hoặc đột tử. Do đó, bệnh nhân cần phải nhập viện khẩn cấp để theo dõi tim. Sau đó, đánh giá và xem xét tạo nhịp tim tạm thời hay vĩnh viễn

Cần lưu ý gì khi cấy máy điều hòa nhịp tim?

Ở các bệnh nhân bị block nhĩ thất khi cấy máy điều hòa nhịp tim cần lưu ý:

  • Tránh tiếp xúc gần với các thiết bị từ tính và bất kỳ thiết bị nào phát ra điện trường (giữ khoảng cách với điện thoại di động ít nhất sáu inch).
  • Khi đi qua các trạm kiểm tra an ninh tại sân bay, hãy trao đổi với người kiểm tra an ninh.
  • Các kiểm tra y tế, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI), có thể gây trở ngại cho máy điều hòa nhịp tim. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện.

Có thể giảm thiểu những rủi ro của block nhĩ thất bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý.

Đặt lịch thăm khám với bác sĩ Chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc qua số Hotline 0911 858 616.

Thông tin liên hệ:

Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 626

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay