Bị sỏi gan nên ăn gì, kiêng gì?

Bị sỏi gan nên ăn gì, kiêng gì?

06-08-2022

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh sỏi gan. Bị sỏi gan nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Sỏi gan là gì?

Mật từ gan tiết ra, theo các ống gan đến các ống mật lớn và ống mật nhỏ, rồi theo các ống mật chính đổ vào túi mật. Dịch mật có thể bị kết tủa tại túi mật và hình thành nên sỏi mật.

Tỉ lệ bị sỏi thận cao hơn sỏi gan chính vì lẽ đó mà bạn thường thấy sỏi thận được nhắc đến nhiều hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho biết thì sỏi gan không phải là căn bệnh hiếm gặp và chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào (nhất là ở nữ giới).

Và đặc biệt nếu không phát hiện kịp thời cũng như có cách điều trị đúng đắn thì bệnh sẽ gây nên ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Áp xe gan, ngộ độc gan, thậm chí bị suy gan.

Hiện nay có 2 loại sỏi gan chính gồm:

  • Sỏi bilirubin (thường thấy nhiều ở Việt Nam)

  • Sỏi cholesterol (gặp nhiều ở châu Âu)

Một lưu ý nữa là sỏi mật cũng có thể hình thành trong các ống gan nên gọi là sỏi gan.

Sỏi gan nên ăn gì Bệnh sỏi gan ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của người bệnh

Tại sao người bị sỏi gan phải thay đổi chế độ ăn uống?

Gan là cơ quan thải độc và sản xuất ra dịch mật hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa chất béo. Trong một số trường hợp, sự ứ trệ dịch mật, nhiễm trùng đường mật kéo dài hoặc nhiễm ký sinh trùng sẽ làm hình thành  sỏi ở đường mật trong gan, hay còn gọi là sỏi gan.

Các chuyên ra dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, chế độ ăn kém khoa học, không vệ sinh, thừa dầu mỡ và nghèo nàn chất dinh dưỡng, uống nhiều rượu chính là những yếu tố nguy hại làm ảnh hưởng đến gan, tăng nguy cơ hình thành sỏi đường mật trong gan. Lúc này, người bị sỏi gan cần phải cải thiện lại chế độ ăn uống ngay lập tức. Một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp bảo vệ chức năng gan, hỗ trợ giảm triệu chứng và hạn chế sỏi phát triển phải phẫu thuật.

Bị sỏi gan nên ăn gì?

Để làm rõ hơn câu hỏi sỏi gan nên ăn gì, hãy tìm hiểu danh sách những thực phẩm dưới đây:

  • Chất béo thực vật: Dầu dừa, trái bơ, dầu oliu rất dễ tiêu hóa bởi chúng ngay lập tức được phân hủy bởi các enzym trong nước bọt và dạ dày. Bên cạnh đó, dầu oliu nguyên chất còn giúp tăng vận động đường mật, tăng tiết dịch mật nên rất có lợi cho người sỏi gan. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi bị sỏi gan nên ăn gì.

  • Chất xơ từ các loại rau có màu xanh lá đậm, rong biển, rau mầm: Bị sỏi gan nên ăn gì? Các loại rau màu xanh thẫm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa giúp dọn dẹp các chất thải gây độc cho gan.

Bị sỏi gan nên ăn gì Người bị sỏi gan nên ăn nhiều rau xanh, trái cây
  • Ngũ cốc (bánh mì, gạo nâu, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám): Chúng là những siêu thực phẩm cho người bệnh sỏi gan nhờ thành phần chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm hấp thu đường và chất béo sau ăn. Vì thế nếu không biết bị sỏi gan nên ăn gì thì hãy bổ sung ngay những thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày.

  • Các loại quả mọng: Quả nho, quả việt quất, mâm xôi, dâu tây… chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan khỏi những tác nhân gây hại. Đồng thời chúng có chứa anthocyanin và polyphenols – những hợp chất đã được chứng minh giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan.

  • Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da và cá: Chứa lượng lớn protein và chất béo tốt cho sức khỏe. Vì thế, bị sỏi gan nên ăn gì thì người bệnh nên ăn các loại thịt và cá.

  • Nước: Đây là dung môi hòa tan các chất độc và tăng cường đào thải chúng ta khỏi cơ thể. Khi bị sỏi gan, bạn cần lưu ý uống đủ 1,8 – 2 lít nước mỗi ngày.

Bệnh sỏi gan kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng không giúp người bệnh thoát khỏi bệnh sỏi gan nhưng lại có thể làm dịu đi các triệu chứng của bệnh. Một số thực phẩm người bị sỏi gan nên kiêng như:

Thực phẩm chiên rán

Chế biến thực phẩm chiên/rán dù rất hấp dẫn bởi màu sắc lẫn mùi vị, các món như gà rán, gà chiên xù, khoai tây chiên… khiến nhiều người khó cưỡng lại. Nhưng các món ăn này có thể kích hoạt các cơn đau quặn mật, tăng nguy cơ bị đầy trướng, chậm tiêu… do thiếu dịch mật dự trữ.

Thực phẩm chế biến sẵn

Hầu như các thực phẩm chế biến sẵn đều sử dụng chất béo trans (chất béo hydro hóa một phần) không có lợi cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, sỏi mật.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Theo các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ một hàm lượng lớn đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Đặc biệt khi bị sỏi gan, người bệnh cần nên hạn chế tiêu thụ đường như: đường thực phẩm, đường tinh chế….

Bị sỏi gan nên ăn gì Ăn ít muối để ngăn ngừa sỏi gan

Thực phẩm có hàm lượng muối cao

Muối có chứa natri sẽ không được gan xử lý hoàn toàn nếu chức năng gan đang bị tổn thương. Một số thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như: thịt đóng hộp, dưa cà muối, món kho, món súp….

Chất đạm động vật

Bởi khi các tế bào gan bị tổn thương, chúng sẽ không thể chuyển hóa các protein (chất đạm). Thị đỏ, trứng, sản phẩm từ sữa… là những thực phẩm bạn nên hạn chế. Ngược lại, bạn nên tăng cường bổ sung chất đạm thực vật có trong các loại đậu.

Ngoài ra, đối với người bị thừa cân tốt nhất nên cố gắng giảm từ 0,5 – 1kg mỗi tuần bằng việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Với người bị bệnh sỏi gan nên lưu ý giữ vệ sinh trong ăn uống, tránh để bị táo báo hoặc tiêu chảy lâu ngày, nên ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống và tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

Người bệnh có thể đăng ký khám sỏi gan tại Bệnh viện Hồng Ngọc để được theo dõi tình hình tiến triển bệnh cũng như được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với thể trạng, giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Đăng ký khám tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay