Câu hỏi:
Cháu năm nay 26 tuổi, từ nhỏ cháu rất hay bị bệnh răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng và cả sâu, mòn cổ răng. Xin hỏi nguyên nhân do đâu? Có phải do cơ thể cháu thiếu chất không? - Phạm Thị Ngà (Thái Bình)
Trả lời:
Cơ thể là một khối thống nhất. Giữa các cơ quan trong cơ thể khi hoạt động đều có sự phối hợp qua lại lẫn nhau. Một khi xuất hiện bệnh lý ở một cơ quan này thì có thể ít nhiều ảnh hưởng đến một hay nhiều cơ quan khác.
Bệnh răng miệng cũng vậy, sẽ liên quan tới nhiều bệnh khác, trong đó một số bệnh thường được nhắc đến là cơ thể thiếu vitamin, chẳng hạn:
- Thiếu vitamin C gây chảy máu lợi và dễ bị viêm lợi do sức đề kháng giảm.
- Thiếu vitamin A làm niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô.
- Thiếu vitamin D khiến xương hàm bị biến dạng (vẩu), răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc; thiếu vitamin B1gây rối loạn chuyển hoá albumin làm cho mức độ vững chắc của răng kém đi.
- Thiếu một số chất như canxi, fluor cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng, dễ gây sâu răng, mòn cổ răng.
Ở thời kỳ có kinh nguyệt thường gây tăng tiết nước bọt nên dễ bị viêm tuyến nước bọt và có thể chốc mép, viêm niêm mạc miệng, có mụn herpes ở mép, viêm lợi.
Ngoài ra, nguyên nhân chính gây viêm lợi và viêm quanh răng là do vi khuẩn ở các mảng bám răng (còn gọi cao răng)
Ngược lại, các bệnh lý ở răng và vùng quanh răng gây ra các bệnh ở đường tiêu hoá như tiêu hoá kém, hấp thu giảm, viêm loét đường tiêu hoá.
Vì vậy vệ sinh răng miệng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Tốt nhất bạn nên đi khám sức khỏe toàn thể, từ đó xác định nguyên nhân liên quan tới bệnh răng miệng. Định kỳ khám răng và lấy cao răng 6 tháng/lần. Nếu răng sâu, cổ răng mòn phải hàn hoặc trám bít ngay để tránh mất răng.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Câu hỏi:
Cháu năm nay 26 tuổi, từ nhỏ cháu rất hay bị bệnh răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng và cả sâu, mòn cổ răng. Xin hỏi nguyên nhân do đâu? Có phải do cơ thể cháu thiếu chất không? - Phạm Thị Ngà (Thái Bình)
Trả lời:
Cơ thể là một khối thống nhất. Giữa các cơ quan trong cơ thể khi hoạt động đều có sự phối hợp qua lại lẫn nhau. Một khi xuất hiện bệnh lý ở một cơ quan này thì có thể ít nhiều ảnh hưởng đến một hay nhiều cơ quan khác.
Bệnh răng miệng cũng vậy, sẽ liên quan tới nhiều bệnh khác, trong đó một số bệnh thường được nhắc đến là cơ thể thiếu vitamin, chẳng hạn:
- Thiếu vitamin C gây chảy máu lợi và dễ bị viêm lợi do sức đề kháng giảm.
- Thiếu vitamin A làm niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô.
- Thiếu vitamin D khiến xương hàm bị biến dạng (vẩu), răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc; thiếu vitamin B1gây rối loạn chuyển hoá albumin làm cho mức độ vững chắc của răng kém đi.
- Thiếu một số chất như canxi, fluor cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng, dễ gây sâu răng, mòn cổ răng.
Ở thời kỳ có kinh nguyệt thường gây tăng tiết nước bọt nên dễ bị viêm tuyến nước bọt và có thể chốc mép, viêm niêm mạc miệng, có mụn herpes ở mép, viêm lợi.
Ngoài ra, nguyên nhân chính gây viêm lợi và viêm quanh răng là do vi khuẩn ở các mảng bám răng (còn gọi cao răng)
Ngược lại, các bệnh lý ở răng và vùng quanh răng gây ra các bệnh ở đường tiêu hoá như tiêu hoá kém, hấp thu giảm, viêm loét đường tiêu hoá.
Vì vậy vệ sinh răng miệng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Tốt nhất bạn nên đi khám sức khỏe toàn thể, từ đó xác định nguyên nhân liên quan tới bệnh răng miệng. Định kỳ khám răng và lấy cao răng 6 tháng/lần. Nếu răng sâu, cổ răng mòn phải hàn hoặc trám bít ngay để tránh mất răng.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/