Bệnh lao ở phụ nữ mang thai vô cùng nguy hiểm và có thể lây sang thai nhi gây bệnh lao bẩm sinh. Ngoài ra, thai phụ neus mắc bệnh lao cũng có nguy cơ cao bị ngộ độc thai nghén làm tăng tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và thai nhi.
Bệnh lao là gì?
Bệnh lao là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra tại phổi. Bệnh có thể lây lan sang người khác thông qua không khí khi người mắc bệnh lao ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ. Ngoài phổi, vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis còn có thể thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết gây bệnh tại các bộ phận khác của cơ thể như thận, cột sống và não.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh lao có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay, bệnh lao được phân thành 2 loại chính là lao tiềm ẩn (có tiếp xúc với vi khuẩn lao chưa mắc bệnh cũng như không lây truyền) và bệnh lao (có các triệu chứng bệnh và dễ lây lan).
Các đối tượng dễ mắc bệnh lao bao gồm:
- Trong gia đình có người bị nhiễm bệnh lao
- Đã sống, làm việc hoặc ở lại một thời gian dài ở nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao
- Người bị thiếu cân
- Phụ thuộc vào ma túy và rượu
- Phụ nữ mang thai
Bệnh lao ở phụ nữ mang thai do đâu?
So với các đối tượng khác, phụ nữ mang thai thuộc nhóm người dễ mắc bệnh lao hơn cả. Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm:
Sự thay đổi nội tiết tố estrogen và progesteron làm cơ thể có những thay đổi đột ngột. Nếu tiếp xúc với nguồn bệnh trong thai kỳ, vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập và gây bệnh.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nội tiết tố rau thai khiến cho các cơ quan vùng chậu - hông, hệ sinh dục, da, các cơ phải tăng cường chuyển hóa chất và ngấm nhiều nước hơn. Điều này dẫn đến các cơ quan như phổi, tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, tạo cơ hội cho vi khuẩn lao dễ dàng thâm nhập và hoạt động.
Suy giảm hệ miễn dịch: Trong suốt 9 tháng của thai kỳ, cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn và hệ miễn dịch bị suy yếu vì những kháng thể đều dồn lực để bảo vệ thai nhi. Điều này vô tình làm "hàng rào" bảo vệ sức khỏe của mẹ bị yếu di trông thấy. Thêm vào đó, trong thời gian đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường thấy chán ăn, mệt mỏi, cơ thể thiếu chất tạo điều kiện để vi khuẩn lao phát triển gây bệnh lao khi mang thai.
Các triệu chứng của bệnh lao khi mang thai là gì?
Bệnh lao ở phụ nữ mang thai có các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên, ít điển hình và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác. Một vài dấu hiệu mà chị em cần quan tâm bao gồm:
Ho kéo dài dai dẳng. Hầu hết các mẹ đề ho đến 3 tuần hoặc lâu hơn. Bệnh lao khi mang thai còn làm mẹ bầu cảm thấy khó thở khi ho, đau tức lồng ngực.
Sốt kéo dài, thường sốt nhẹ vào chiều tối và thường ít sốt cao khi lao nhẹ.
Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, dễ nhầm lẫn với chứng ra mồ hôi trộm ở bà bầu
Ăn không ngon, đôi khi cảm giác như mất vị giác.
Giảm cân quá nhanh ( >1.6kg/ tuần)
Cảm giác mệt mỏi và bất thường chung
Ho ra máu, ho không kiểm soát
Sưng liên tục ở các tuyến cổ (hoặc đôi khi các tuyến khác)
Nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào kể trên, mẹ bầu cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây:
Chẩn đoán bệnh lao ở phụ nữ mang thai
Bên cạnh những dấu hiệu lâm sàng, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lao ở phụ nữ mang thai thông qua xét nghiệm với 2 phương pháp đó là:
Xét nghiệm da tuberculin (xét nghiệm tiêm dưới da): tiêm lượng nhỏ tuberculin của vi khuẩn lao vào cánh tay của bệnh nhân. Nếu xuất hiện một vết sưng đỏ tại vị trí tiêm trong vòng 2 ngày chứng tỏ bệnh nhân đã tiếp xúc với vi khuẩn lao.
Xét nghiệm máu IGRAs: sử dụng mẫu máu 1 lần duy nhất, kết quả sau 24 giờ, nếu kết quả cho dương tính thì người đó đã nhiễm vi khuẩn lao còn kết quả âm tính nghĩa là không nhiễm lao.
Ngoài 2 xét nghiệm trên, bệnh nhân có thể phải thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác. Đôi với một số trường hợp bệnh lao ở phụ nữ mang thai được chỉ định chụp X-quang để phát hiện bệnh, thai phụ nên thông báo trước với bác sĩ về tình trạng thai kỳ và yêu cầu sử dụng dụng cụ để bảo vệ bụng khỏi tia X như chì đeo bụng.
Biến chứng bệnh lao ở phụ nữ mang thai
Bệnh lao ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:
Tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong. Một số thống kê cho thấy, bệnh lao ở phụ nữ mang thai dù được điều trị cũng có thể truyền sang cho thai nhi và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do lao bẩm sinh lên tới 18.7%. Con số này thậm cí còn cao hơn nữa ở những trẻ sinh non hoặc thiếu cân.
Tác động của bệnh lao phổi làm gia tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra nhẹ cân
Mẹ mắc lao trong thai kỳ truyền sang cho bào thai làm trẻ nhỏ bị lao bẩm sinh. Các biểu hiện của bệnh ở trẻ nhỏ thường bao gồm sốt, suy hô hấp và gan to khiến trẻ li bì và vật vã.
Nếu mẹ bầu mắc bệnh lao trong 3 tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc thậm chí là tử vong ở thai phụ có thể tăng lên 4 lần.
Chính những biến chứng đáng lo ngại có thể gây ra cho cả mẹ và bé nên thông thường phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh lao sẽ không được khuyến khích mang thai và sinh con trong quá trình điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Thiếu ối ở phụ nữ mang thai và dấu hiệu nhận biết
- Tổng hợp 13 loại nước trái cây tốt cho phụ nữ mang thai
- Cảnh giác với bệnh sởi ở phụ nữ mang thai
Điều trị bệnh lao ở phụ nữ mang thai
Trước hết, để điều trị bệnh lao ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu cần được khám lao phổi để được chẩn đoán đúng bệnh. Đồng thời, thai phụ cũng sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng nhiễm bệnh.
Mắc bệnh lao ở phụ nữ mang thai cần được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị ban đầu bằng thuốc INH, rifampicin và ethambutol liên tục trong 2 tháng
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất….
Xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi sinh, nếu người mẹ vẫn còn phải điều trị bệnh lao sẽ phải cách ly với em bé để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh cho con, không cho em bé bú sữa mẹ khi mẹ bị lao phổi
Con của mẹ bị lao khi mang thai cần được theo dõi để xem có bị lao bẩm sinh không và tiêm BCG sớm phòng lao sơ nhiễm.
Chị em lưu ý không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bất cứ loại thuốc nào sử dụng trong thai kỳ đều phải được tìm hiểu rõ ràng và đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Xét nghiệm và tiêm phòng bệnh lao uy tín tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tự hào là một trong những bệnh viện đảm bảo chất lượng chuyên môn cao với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, điều dưỡng viên chuyên nghiệp và tận tình, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Bên cạnh đó Hồng Ngọc còn có dịch vụ khám, tư vấn và điều trị bệnh toàn diện trong không gian khám an toàn, tiệt trùng và đẳng cấp.
Tại Hồng Ngọc cung cấp các dịch vụ như:
Thai sản trọn gói: giải pháp giúp mẹ bầu có thể yên tâm trong thời kỳ mang thai, xét nghiệm chẩn đoán và tiêm phòng các bệnh lây nhiễm trước khi mang thai trong đó có vắc-xin phòng bệnh lao, thăm khám đều đặn để phát hiện sớm các vấn đề bất thường
Chương trình tiêm chủng trọn gói: đảm bảo nhiều loại vắc-xin đa dạng cho mọi đối tượng, trong đó có tiêm phòng vắc-xin BCG phòng bệnh lao cho trẻ.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác