Đau bụng trên rốn bên cạnh những nguyên nhân lành tính, cũng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý về hệ tiêu hóa nguy hiểm cho sức khỏe tuyệt đối không thể xem thường.
Đau bụng trên rốn là gì?
Đau bụng trên rốn dưới ức còn gọi là đau bụng vùng thượng vị. Đây là tình trạng có thể gặp ở mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, giới tính.
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng đau bụng trên rốn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những nguyên nhân từ lối sống, sinh hoạt như: ăn quá no, ăn quá nhanh, vận động mạnh sau ăn, lạm dụng rượu bia hay ăn nhiều các thực phẩm khó tiêu… hoặc đau bụng do bệnh lý.
Thông thường đối với những trường hợp đau sinh lý, cơn đau sẽ thuyên giảm sau vài giờ, không tái phát người bệnh không cần quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ ăn uống là có thể phòng tránh tình trạng này.
Tuy nhiên, vùng bụng trên rốn có nhiều cơ quan quan trọng như: dạ dày, gan, thận,, niệu quản, túi mật, tụy… cơn đau bụng trên rốn có thể do các cơ quan này bị tổn thương. Phụ thuộc vào nguyên nhân, cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau quằn quại, co thắt từng cơn hoặc đau nhói lan từ trước ra sau lưng…
Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm
Đau bụng trên rốn do nguyên nhân bệnh lý tiêu hóa
Nếu đau bụng trên rốn đi kèm với các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, chướng hơi…. bệnh nhân có thể đang gặp phải các vấn đề tiêu hoá:
Chướng hơi
Là tình trạng trong đường tiêu hóa có nhiều khí hơn bình thường, khí có thể thoát ra khỏi cơ thể bằng đường miệng khi ợ hơi hoặc qua đường hậu môn khi xì hơi.
Các dấu hiệu thường gặp phải do chướng hơi gây ra, bao gồm:
- Đau bụng theo từng đợt
- Căng, tức ở bụng
- Cảm thấy có gì đó di chuyển bên trong dạ dày
- Ợ hoặc xì hơi
- Tiêu chảy hoặc táo bón
Trong trường hợp bị nhiễm trùng, virus, tiêu chảy hay táo bón, người bệnh có thể sẽ phải chịu đựng những cơn đau bụng dữ dội.
Đau bụng trên rốn do chướng hơi thường không nghiêm trọng, có thể tự thuyên giảm trong vài giờ sau đó hoặc điều trị bằng thuốc không kê đơn. Để phòng tránh hiện tượng này, người bệnh nên thực hiện ăn chậm, nhai kỹ để tránh nuốt phải không khí. Đồng thời, hạn chế ăn một số thực phẩm có khả năng làm tăng khí trong bụng như: thực phẩm chiên rán, đồ ăn sẵn, ngũ cốc nguyên hạt, đồ uống có gas, kẹo cao su…
Ngoài ra, nếu bệnh nhân thấy có đi kèm với các triệu chứng như sốt, nôn không kiểm soát hay đau bụng dữ dội… thì nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Khó tiêu
Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau ở các bộ phận của đường tiêu hóa trên như: thực quản, dạ dày, tá tràng, đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy cơn đau bắt nguồn từ ngực. Đây là hiện tượng xuất hiện khi trong dạ dày có quá nhiều axit hoặc sau khi người bệnh ăn các thực phẩm có tính axit cao như: thịt đỏ, bánh mì trắng, phô mai và các chế phẩm từ sữa, trái cây họ cam quýt, cà chua…
Đối với tình trạng này, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn, thay đổi chế độ ăn uống để tránh tái phát. Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát thường xuyên, hoặc gây đau bụng dữ dội, thì người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân, giải quyết triệt để, tránh để tình trạng diễn biến xấu hơn.
Giun ký sinh trong ruột
Nếu đau bụng trên rốn ở người trẻ, người bệnh có thể nghi ngờ nguyên nhân là do giun. Thông thường, cơn đau chỉ ở quanh rốn nhưng một vài trường hợp người bệnh cũng có thể cảm thấy cơn đau ở vùng trên rốn. Đặc biệt, khi giun chui vào ống mật, cơn đau sẽ càng trở nên dữ dội. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể kể đến như: rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn, trẻ nhỏ nhiễm giun ký sinh thường biếng ăn, khó ngủ, hay quấy khóc….
Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng nhiễm giun và từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Đối với các trường hợp đau bụng trên rốn do giun ký sinh trong cơ thể người đa phần được điều trị bằng thuốc tẩy giun 1 liều, ít độc, tác dụng với nhiều loại giun. Tuy nhiên, trong nếu giun ký sinh quá nhiều gây tắc ruột, người bệnh sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ.
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là khiến cho niêm mạc dạ dày bị sưng và gây ra triệu chứng đau bụng trên rốn. Viêm dạ dày có thể xảy ra với tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trong khoảng từ 20 - 40 tuổi. Một số nguyên nhân gây ra bệnh có thể kể đến như: vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), lạm dụng rượu bia, uống nhiều thuốc giảm đau, căng thẳng, chế độ ăn uống không hợp lý…..
Bên cạnh triệu chứng điển hình là đau bụng trên rốn, thì bệnh còn còn có thể gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, ợ chua, ợ hơi, trướng bụng sau ăn…
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi người bệnh gặp những triệu chứng kể trên cần đến bệnh viện và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân, tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý, giúp phục hồi chức năng dạ dày và chữa lành tổn thương.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng nhiễm trùng tại ruột thừa. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân có thể cảm thấy cơn đau âm ỉ xung quanh rốn, sau đó cơn đau lan đến bụng trên rốn. Khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, cơn đau di chuyển sang phía bụng dưới bên phải.
Viêm ruột thừa là tình trạng yêu cầu cần được cấp cứu nhanh chóng. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa để điều trị.
Các bệnh lý gan, mật hoặc tuyến tụy
Gan, tụy và túi mật nằm ở phía trên bên phải của dạ dày, phối hợp với nhau để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Bệnh gan (ví dụ như viêm gan) hoặc viêm tụy thậm chí một số bệnh ít gặp hơn như ung thư gan hoặc ung thư tụy có thể gây đau gan, đau bụng trên rốn.
Bên cạnh triệu chứng cơn đau bụng trên rốn ngày càng nghiêm trọng, các triệu chứng khác của các vấn đề về gan hoặc tuyến tụy bao gồm:
- Vàng da, vàng mắt
- Nước tiểu đậm
- Buồn nôn và nôn
Để điều trị các vấn đề về gan, mật hoặc tuyến tụy, bác sĩ sẽ cân nhắc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý bất kể nguyên nhân gây đau ở gan hoặc tuyến tụy là gì thì việc chẩn đoán và điều trị sớm chính là yếu tố tiên quyết để tăng khả năng cứu sống người bệnh.
Đau bụng trên rốn phía bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan mật
Tắc ruột
Tắc ruột là hội chứng ruột bị tắc nghẽn cơ năng hoặc cơ học, khiến hơi và dịch tiêu hoá ngừng lưu thông trong lòng ruột, gây khó tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Ngoài đau bụng trên rốn gần ức, đau bụng co thắt dữ dội các triệu chứng tắc ruột khác bao gồm:
- Đầy bụng
- Giảm vị giác
- Buồn nôn, nôn
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Sưng phù bụng
Ngoài ra, triệu chứng tắc ruột có thể phụ thuộc vào vị trí ruột bị tắc, ví dụ như nôn là một dấu hiệu sớm của tắc ruột non, nếu chỗ tắc tại ruột già triệu chứng này sẽ xuất hiện muộn hơn. Tiêu chảy sẽ xuất hiện khi tắc ruột một phần trong khi tắc ruột hoàn toàn lại gây ra táo bón. Trong trường hợp ruột bị thủng có thể gây ra sốt cao.
Người bệnh bị tắc ruột cần được cấp cứu sớm vì ruột có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chị bị thủng. Các phương pháp điều trị tắc ruột thường được bác sĩ chỉ định có thể kể đến như dùng thuốc, chất lỏng và thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn.
Sỏi mật
Túi mật là một cơ quan nằm ở dưới gan, phía bên phải ổ bụng. Túi mật có chức năng chứa mật được hình thành từ các tế bào gan, từ đó đưa mật vào tá tràng và ruột non để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Các thành phần cơ bản trong dịch mật bao gồm: cholesterol, bilirubin và muối mật. Do sự mất cân bằng giữa các thành phần này đã tạo nên những hạt có dạng nhầy như bùn hoặc cứng như đá, gọi là sỏi mật.
Sỏi mật gây tắc nghẽn túi mật khiến người bệnh có những cơn đau dữ dội ở vùng hạ sườn phải, kèm theo một số triệu chứng như nôn mửa, mệt mỏi và kiệt sức.
Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi mật sẽ cản trở hoạt động của các bộ phận quan trọng như gan hay tuyến tụy, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Bởi bệnh nhân vẫn có thể sống bình mà không cần túi mật, nên phương pháp điều trị sỏi mật thường được chỉ định là cắt bỏ túi mật.
Để giảm nguy cơ xuất hiện hoặc tái phát sỏi mật, bệnh nhân nên xây dựng một lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh như ăn ít chất béo và tập thể dục thường xuyên.
Đau bụng trên rốn có thể là triệu chứng cuả bệnh sỏi mật
Ung thư dạ dày
Đau bụng vùng trên rốn đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư dạ dày đặc biệt nguy hiểm. Đây là bệnh phổ biến trên thế giới với tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam giới và thứ 4 ở nữ giới.
Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu có các triệu chứng ban đầu khá mơ hồ, không đặc hiệu. Hầu hết người bệnh sẽ có các triệu chứng như: đau bụng trên rốn, ợ chua, nóng ruột, chướng bụng… nên rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường khác.
Đến giai đoạn muộn hơn, khi khối u phát triển lớn hơn, bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy cơn đau bụng trên rốn ngày càng dữ dội hơn, kèm theo đó là các triệu chứng như đi ngoài phân đen, đại tiện ra máu, sút cân, mệt mỏi, nôn ói…
Có thể thấy, bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý thông thường, đau bụng trên rốn cũng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, khi có tình trạng đau bụng trên rốn, người bệnh không nên chủ quan mà nên quan sát các dấu hiệu bất thường đi kèm, và chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời, triệt để
Ngoài ra, để phòng tránh nguy cơ gây đau bụng trên rốn cũng như các bệnh lý tiêu hóa, chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người bệnh nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ăn chín uống sôi, ăn nhiều chất xơ, ít chất béo, ít thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm cây nóng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ hệ tiêu hóa - gan mật mỗi 6 tháng - 1 năm/lần.
Cách xử trí khi bị đau bụng trên rốn
Nếu những cơn đau bụng ở vùng trên rốn không quá khó chịu và không khiến bệnh nhân mệt mỏi, không ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống thì bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp giúp hỗ trợ giảm đau:
- Chườm ấm vùng bị đau sẽ giúp cho cơ trơn dạ dày được làm dịu, mao mạch được giãn ra nên sẽ giảm đau rất tốt.
- Uống trà gừng ấm giúp cải thiện cơn đau do dạ dày, rối loạn tiêu hóa... gây ra.
- Không sử dụng thuốc giảm đau hay áp dụng bài thuốc dân gian khi chưa biết chính xác nguyên nhân
- Massage vùng bụng bị đau theo chuyển động tròn có thể giảm đau khá tốt. Khi massage người bệnh nên chú ý chỉ dụng lực vừa phải để tránh kích thích đến các cơ quan bị tổn thương.
Hơn hết, người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh cùng những triệu chứng đi kèm và đến các cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sớm để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Đau bụng trên rốn khi nào cần thăm khám với bác sĩ
Trong hầu hết trường hợp, nếu hiện tượng đau bụng trên rốn biến mất sau 1 vài giờ, hoặc 1-2 ngày hoặc xác định được nguyên nhân do chế độ ăn uống, thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà, không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân và có phương án điều trị thích hợp.
Cụ thể, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ nếu các cơn đau bụng trên rốn kéo dài dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác như:
- Nôn kéo dài trong 12 giờ
- Sốt
- Đau bụng xảy ra sau một chấn thương, va đập vào vùng bụng
- Đau bụng sau khi dùng một loại thuốc mới
Đặc biệt, cần cấp cứu khẩn cấp nếu người bệnh có các biểu hiện sau:
- Đau dữ dội ở bụng trên bên phải
- Đau quằn quại khiến người bệnh không thể chịu được
- Đau bụng dữ dội kèm với phân trắng
- Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng nhưng không đi tiểu, chóng mặt hoặc mắt trũng, da khô
- Đau bụng kèm nôn kéo dài hoặc sốt cao
Đối với người bệnh đã từng có tiền sử bị viêm đại tràng, ngoài đau bụng trên rốn kéo dài người bệnh cần chủ động thăm khám nếu có các triệu chứng:
- Đau quặn bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, kèm cứng bụng, đầy hơi…
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân nát hoặc toàn nước, có thể lẫn máu, nhất là sau khi ăn đồ tanh…
- Người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, sức khỏe suy giảm…
Chẩn đoán đau bụng trên rốn như thế nào?
Bên cạnh việc khai thác thông tin về tình trạng bệnh hay thăm khám tại chỗ, bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như:
- Xét nghiệm công thức máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Siêu âm
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Nội soi dạ dày, ruột
Bị đau bụng trên rốn do bệnh lý tiêu hóa - gan mật nên thăm khám ở đâu?
Hiện tại, Trung tâm Tiêu hóa - Gan Mật - BVĐK Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày với:
- Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – Hội viên Hội Tiêu hóa Gan mật Thái Bình Dương, Ths. BS Lê Thị Vân Anh - hơn 30 năm kinh nghiệm từ BV Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến nhất hiện nay giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
- Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn
- Khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định
- Dịch vụ chất lượng cao trong thăm khám tiêu hóa và thực hiện các ca tiểu phẫu như nội soi cắt trĩ; cắt polyp dạ dày, đại tràng, trực tràng; lấy dị vật đường tiêu hóa hay những ca đại phẫu như khâu lỗ thủng dạ dày, ruột non; cắt ruột thừa, túi mật; mở ống mật chủ lấy sỏi; cắt nang ống mật chủ; phẫu thuật nối mật ruột…
- Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*
- Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo
Nội soi dạ dày - đại tràng là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng trên rốn
Trung tâm Tiêu hóa - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:
BV Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
BVĐK Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Đặt lịch trước để chọn Bác sĩ miễn phí và nhận ưu đãi riêng
Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.