Bệnh polyp túi mật và cách điều trị

Bệnh polyp túi mật và cách điều trị

26-05-2020

Đa phần polyp túi mật là lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nhỏ sẽ nguy cơ phát triển thành ung thư hóa nên khi thấy các dấu hiệu của polyp túi mật người bệnh cần đến khám và điều trị ngay. 

Thế nào là bệnh polyp túi mật?

Polyp túi mật là tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, là hình thái tổ chức xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi mật.

Polyp túi mật xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng sẽ chru yếu gặp ở mọi lứa tuổi, phụ nữ dễ mắc hơn nam giới, nhất là trong độ tuổi 30-50.

polyp túi mật Hình ảnh polyp túi mật trong gan

Nguyên nhân gây polyp túi mật

Polyp thể cholesterol

Đa phần polyp túi mật đều thuộc dạng polyp thể cholesterol, có đường kính dưới 10 mm và đa polyps. Sự lắng đọng cholesterol trên thành túi mật là nguyên nhân hình thành polyp, siêu âm rất dễ phát hiện thể polyp dạng này.

Polyp thể viêm

Polyp thể viêm có bản chất la dạng mô sơ sẹo bởi các tổn thương viêm mạn tính trên thành túi mật gây nên. Đường kính polyp thường nhỏ hơn 10 mm, chân rộng và không gây ung thư nên người bệnh hoàn toàn yên tâm.

Polyp thể u tuyến

Polyp thể u tuyến là 1 dạng tổn thương tiền ung thư, có kích thước từ 5-20mm, có cuống hoặc không cuống, xuất hiện đơn lẻ và liên quan đến bệnh lý sỏi túi mật hoặc tình trạng viêm túi mật mạn tính.

Polyp này hiếm gặp và chỉ được phát hiện tình cờ qua chẩn đoán hình ảnh hoặc hình thành sau khi cắt túi mật.

Polyp thể phì đại cơ tuyến

Đối tượng có nguy cơ mắc phải polyp thể phì đại cơ tuyến là người trưởng thành, tỷ lệ tăng dần theo tuổi. Polyp này thường xuất hiện đơn lẻ và nằm ở đáy túi mật, có khả năng phát triển thành ung thư.

Triệu chứng polyp túi mật

Polyp túi mật sẽ gây rối loạn bài tiết, bài xuất dịch mất tại lòng túi mật, có sỏi túi mật hoặc viêm túi mật kèm theo.

Người bệnh sẽ đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị, đau sau khi ăn, cảm giác đầy bụng, khó tiêu và nôn, buồn nôn.

polyp túi mật Đau hạ sườn phải là triệu chứng của polyp túi mật

Bị polyp túi mật có nguy hiểm không?

Đa phần polyp túi mật là lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nhỏ sẽ nguy cơ phát triển thành ung thư hóa trong các trường hợp như: kích thước polyp lớn hơn 1cm, đa polyp, polyp không chân, kích thước polyp tăng quá nhanh trong một thời gian ngắn. Các yếu tố tăng khả năng polyp ác tính như sau:

Tuổi: Polyp túi mật sẽ có nguy cơ ác tính cao hơn ở những bệnh nhân trên 50 tuổi

Kích thước polyp:

+ ≤ 10mm:  polyp lành tính nên không cần phẫu thuật, bệnh nhân hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với polyp. Chỉ cần theo dõi hàng năm bằng siêu âm ổ bụng để quan sát kích thước polyp có phát triển hay không.

+ 11 ≤ d ≤ 17mm: polyp lành tính nhưng có thể chuyển thành ác tính nên xét phẫu thuật.

+ d ≥ 18mm nguy cơ ác tính cao nên chỉ định phẫu thuật tuyệt đối.

Hình dạng: Các polyps không có cuống có nguy cơ ác tính cao hơn polyps có cuống.

Số lượng: Polyp ác tính thường xuất hiện đơn lẻ, trong khi các polyp lành tính thường là đa polyps. Tuy nhiên đây chỉ là giả thiết chứ chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh polyp túi mật đơn độc có nguy cơ ác tính cao hơn đa polyp.

Xuất hiện kèm sỏi túi mật

Viêm túi mật mạn tính: Nếu bị viêm túi mật mạn tính, nên phẫu thuật polyp túi mật càng sớm càng tốt dù với kích thước hoặc hình dạng nào.

Chẩn đoán polyp túi mật

Siêu âm

Tỷ lệ chẩn đoán chính xác của siêu âm đối với polyp túi mật là trên 90%. Siêu âm giúp xác định được polyp túi mật từ vị trí, kích thước, hình dạng và theo dõi tiến triển để có phương pháp điều trị thích hợp.

Chụp CT bụng

CT có bơm thuốc cản quang giúp chẩn đoán chính xác gần 90% trong các trường hợp polyp to có nguy có ác tính

Chụp CT bụng

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ được chỉ định khi tổn thương polyp nghi ngờ ác tính. Trên phim MRI polyp là khối tăng tín hiệu ở thì T2.

Cách điều trị polyp túi mật

Khi nào cần phẫu thuật polyp túi mật?

Có nên phẫu thuật cắt polyp hay không phụ thuộc vào kích thước polyp, với những polyp kích thước lớn hơn 10mm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật để ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Ngoài ra, nếu nghi ngờ polyp chuyển biến thành ung thư trong thời gian theo dõi cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay:

  • Polyp phát triển nhanh về số lượng, kích thước sau vài tháng, hình thái bất thường: chân lan rộng, hình dáng xù xì

  • Polyp túi mật mắc kèm với sỏi mật, đa polyp

Đối với những polyp nhỏ hơn 10 mm, chỉ cần siêu âm định kỳ 6 tháng/lần trong thời gian từ 1,5 năm - 2 năm, nếu polyp không thay đổi hoặc biến mất sau thời gian theo dõi thì sẽ được xác định là lành tính và không cần can thiệp.

Thực phẩm nên ăn

  • Hoa quả giàu vitamin (B, C, D, E), chất khoáng giúp tăng cường sức khỏe gan mật, hạn chế nguy cơ hình thành và phát triển polyp

  • Rau xanh, củ quả giàu chất xơ giúp hạn chế sự hấp thu chất béo ở ruột, ngăn ngừa các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu

  • Sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, hạnh nhân, hướng dương…

Thực phẩm nên tránh

  • Chất béo bão hòa như mỡ động vật, thức ăn chiên xào, rán, thức ăn nhanh…

  • Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, pho mai…

  • Thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, tinh bột tinh chế

Siêu âm định kỳ

Nếu trường hợp polyp chưa cần phẫu thuật, người bệnh cần tái khám định kỳ để theo dõi diễn biến của polyp:

  • Polyp có kích thước nhỏ hơn 6mm: định kỳ tái khám sức khỏe 6–9 tháng/lần.

  • Polyp có kích thước từ 6–9mm trở lên: đi khám khoảng 3 tháng/lần.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau hạ sườn phải thường xuyên, nôn, sốt… thì nên sớm tái khám và báo ngay với bác sĩ điều trị.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016 Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay