[Tổng quan] Bệnh hen suyễn: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

[Tổng quan] Bệnh hen suyễn: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

15-05-2023

Hen suyễn là bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ nhỏ. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh cũng như ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Hen suyễn là bệnh gì?

Hen suyễn còn được gọi là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn với đặc trưng là tình trạng tắc nghẽn đường thở do niêm mạc phế quản phù nề, tăng tiết đờm và co thắt cơ trên phế quản. Khi có tác nhân kích thích sẽ gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, khò khè, nặng ngực.

Hen suyễn là bệnh mãn tính, không thể điều trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm và đúng cách, các triệu chứng sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

Triệu chứng bệnh hen suyễn

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Ngoài ra, cũng có một vài biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về phổi khác như giãn phế quản, lao, COPD…

hen suyen Hen suyễn là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân hen suyễn:

Ho nhiều về đêm: Người bị viêm xoang, cúm, cảm lạnh… cũng có thể bị ho. Tuy nhiên, ở người bị hen suyễn, cơn ho thường kéo dài, đặc biệt ho nhiều về đêm do đường thở bị thu hẹp. 

Khó thở: Ở bệnh nhân hen suyễn, đường thở bị thu hẹp nên dẫn đến tình trạng khó thở.

Thở khò khè: Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Nguyên nhân là do không khí đi qua phổi bị cản trở bởi tình trạng phù nề ống phế quản nên tạo ra âm thành khò khè. Tình trạng khò khè nặng nề hơn khi gặp không khí lạnh.

Thở nhanh, gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều.

Đau thắt ngực: Người bệnh thường cảm thấy đau thắt như có vật gì đè nặng và siết chặt ngực.

Nhợt nhạt: Người bị hen suyễn thường có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi do cơ thể không được cung cấp đủ oxy.

Phân loại chứng bệnh hen suyễn

Dựa vào tình trạng nặng, nhẹ của các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ sắp xếp thành các mức độ bệnh khác nhau.

Hen nhẹ từng cơn: Cơn hen xuất hiện ít, dưới 2 lần/tuần. Những triệu chứng xảy ra ban đêm ít hơn 2 lần/tháng.

Hen suyễn dai dẳng mức độ nhẹ: Các cơn hen có thể xuất hiện 3 - 6 lần/tuần. Triệu chứng xuất hiện vào ban đêm khoảng 3 - 4 lần/tháng. 

Hen suyễn dai dẳng mức độ nặng: Ở mức độ này, các triệu chứng xảy ra liên tục cả ngày và đêm. Chúng ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn

Có rất nhiều nguyên nhân làm khởi phát các cơn hen. Trong đó, gồm những nguyên nhân phổ biến như:

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá gây hại cho tất cả mọi người, cả người hút và người hít phải, đặc biệt là những ai mắc bệnh hen suyễn. 

đau họng Khói thuốc lá là nguyên nhân gây khởi phát cơn hen

Không khí ô nhiễm

Ô nhiễm không khí từ khí thải nhà máy, xe cộ… có thể gây cơn hen. Vì thế, người bệnh nên xem dự báo chỉ số chất lượng không khí để xem xét các hoạt động ngoài trời.

Mạt bụi

Mạt bụi liti cũng là tác nhân gây nên các cơn hen. Vì vậy, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ chăn, gối, ga giường thường xuyên, không nên dùng gối nhồi lông, chăn lông. Bên cạnh đó, khi giặt đồ thì nên chọn chế độ nước nóng để loại bỏ tối đa mạt bụi.

Thú nuôi

Lông thú nuôi có thể làm khởi phát cơn hen. Vì vậy, tốt nhất nhà có người bị hen suyễn thì không nên nuôi thú nuôi trong nhà. Nếu có nuôi thì phải hút bụi thường xuyên, lau sàn nhà bằng khăn ẩm thường xuyên.

Dị ứng với gián

Gián, phân gián có thể gây bệnh hen. Vì vậy, cần tiêu diệt gián, lau dọn nhà cửa thường xuyên để không phải tiếp xúc với gián hoặc phân gián.

Nấm mốc

Hít thở phải nấm mốc cũng là nguyên nhân gây hen suyễn. Tốt nhất người bệnh nên sử dụng máy hút ẩm, điều hòa không khí để làm sạch nấm mốc.

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, hen suyễn có thể do nhiễm trùng, thường xuyên hít phải không khí lạnh và khô, bị trào ngược dạ dày, có cảm giác lo lắng, stress…

bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì Trào ngược dạ dày cũng có thể gây các cơn hen suyễn

Hen suyễn có nguy hiểm không?

Nếu không được kiểm soát tốt, hen suyễn có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Xẹp phổi, thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

  • Khí phế thũng, tâm phế mạn.

  • Biến dạng lồng ngực.

  • Suy hô hấp mạn tính.

  • Tràn khí màng phổi.

Phương pháp chẩn đoán hen suyễn

Hen suyễn có thể được chẩn đoán qua các cách làm phổ biến dưới đây:

Lâm sàng

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua việc hỏi han, quan sát các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của người bệnh. 

Cận lâm sàng

Một số phương pháp giúp đánh giá tình trạng hen suyễn gồm:

  • Lưu lượng định: Hỗ trợ chẩn đoán xác định cơn hen cũng như mức độ cơn hen.

  • Phép đo xoắn ốc: Giúp kiểm tra lượng khí mà người bệnh thổi ra xem tốc độ nhanh hay chậm.

  • Thử nghiệm oxit nitric thở ra: giúp đo nồng độ nitric oxide trong hơi thở. Nếu nồng độ cao thì đường thở của người bệnh có dấu hiệu viêm.

Các kiểm tra khác

Ngoài những phương pháp cận lâm sàng kể trên, người bệnh sẽ được chỉ định một số phương pháp sau:

  • X-quang phổi: Qua hình ảnh X-quang, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng viêm hoặc nhìn thấy các khối u phổi gây chèn ép lòng phế quản.

  • CT lồng ngực: Hình ảnh chụp CT giúp đánh giá toàn diện phổi, tìm ra các tổn thương trong phổi, phế nang…

trượt đốt sống thắt lưng Chụp X-quang phổi giúp chẩn đoán tình trạng hen suyễn

Phương pháp điều trị hen suyễn thường được sử dụng hiện nay

Hen suyễn là bệnh mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng và ngăn chặn tiến triển nặng hơn.

Phương pháp điều trị hen suyễn bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Có thể là thuốc uống, thuốc kiểm soát hen có corticoid dạng hít…

  • Tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bùng phát cơn hen như: khói thuốc, lông thú nuôi, khói bụi…

  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

  • Kiểm soát, theo dõi triệu chứng, mức độ cơn hen và báo với bác sĩ khi xảy ra bất thường.

  • Tái khám định kỳ.

  • Thực hiện các bài tập thở, tập thể dục đều đặn để năng cao sức khỏe hệ hô hấp.

Hen phế quản cần được phát hiện và điều trị sớm. Bên cạnh đó, cần lựa chọn địa chỉ khám và điều trị uy tín để giúp kiểm soát hen tốt hơn, hiệu quả hơn.

Tại Hà Nội, chuyên khoa Hô hấp BV Hồng Ngọc là địa chỉ khám các bệnh lý về hô hấp được nhiều bậc phụ huynh đánh giá cao. Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ hài lòng về chất lượng dịch vụ chất lượng cao với nhiều ưu điểm vượt trội:

hen suyễn Khám hen suyễn với chuyên gia 20 năm kinh nghiệm tại BV Hồng Ngọc
  • Bác sĩ chuyên môn cao với hơn 20 năm kinh nghiệm từ BV Bạch Mai và BV Phổi Trung ương

  • Thiết bị đo và đánh giá chức năng hô hấp hiện đại, máy chụp X-quang công nghệ cao, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm dị ứng da, đo lưu lượng đỉnh (PEF) bằng lưu lượng đỉnh kế phát hiện sớm bệnh lý hô hấp…

  • Kết hợp chặt chẽ giữa điều trị nội khoa và phục hồi chức năng hô hấp

  • Không gian bệnh viện rộng thoáng, hạn chế chờ đợi

  • Áp dụng thanh toán bảo hiểm

  • Khám tất cả các ngày trong tuần, không phụ phí

  • Miễn phí buffet sau khám, tiện ích bệnh viện khách sạn

Đăng ký khám và nhân tư vấn tại đây:

Thông tin liên hệ: 

KHOA HÔ HẤP – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

– 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

– Số 8 Châu Văn Liêm, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0947.616.006

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay