Trẻ bị hen suyễn có chữa được không? phòng ngừa như thế nào?

Trẻ bị hen suyễn có chữa được không? phòng ngừa như thế nào?

16-05-2023

Rất nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh hen suyễn, với các triệu chứng ho khan, khó thở rất khó chịu. Trẻ bị hen suyễn có chữa được không là vấn đề các bậc phụ huynh quan tâm, để có thể tìm được phương pháp chữa trị hiệu quả nhất giúp con mau khỏi bệnh.

Bệnh hen suyễn là gì? Các tác nhân gây bệnh

Hen suyễn còn được gọi là hen phế quản, là bệnh mạn tính của phổi. Khi bị bệnh, đường thở bị viêm và thu hẹp, dẫn đến khó thở, thở khò khè. Bệnh hen suyễn nặng có thể gây khó khăn ngay cả khi nói chuyện, hoạt động thường ngày.

Khi bị hen suyễn, cơ thể trẻ sẽ phản ứng với một số tác nhân gây hen. Những tác nhân này gây ra các triệu chứng hoặc khiến bệnh ngày càng tồi tệ. Chúng gồm:

  • Các chất gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông thú, nấm mốc…

  • Nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm, viêm xoang.

  • Khói thuốc lá.

  • Thay đổi thời tiết, không khí lạnh hoặc nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột.

  • Thuốc aspirin.

  • Chất bảo quản thực phẩm sulfite, được tìm thấy trong bia rượu, nước chanh đóng chai, dưa muối chua, tôm. trái cây khô…

  • Trào ngược dạ dày thực quản.

viêm đa xoang ở trẻ em Khói thuốc lá rất độc hại đối với trẻ em

Các yếu tố nguy cơ gây hen phế quản ở trẻ

Trước khi tìm hiểu trẻ bị hen suyễn có chữa được không, bạn cũng nên biết các yếu tố nguy cơ gây bệnh này ở trẻ. 

  • Di truyền: Nếu bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh hen suyễn thì trẻ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

  • Trẻ nam có khả năng bị hen phế quản nhiều hơn nữ.

  • Tiền sử nhiễm virus: Nếu đã từng nhiễm virus nghiêm trọng (như RSV) vào giai đoạn trước thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Trẻ bị béo phì, nhiễm trùng phổi.

  • Trong gen có yếu tố hen suyễn.

  • Tình trạng dị ứng, nhiễm trùng phôi.

Hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ em có tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản cao gấp đôi người lớn. Khoảng 10% trẻ mắc bệnh này trong khi người lớn là 5%. Hen phế quản không chỉ gây ra các biểu hiện khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày mà nó còn có thể biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Các biến chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ gồm:

  • Xẹp phổi: Biến chứng thường gặp nhất. Nếu cơn hen được kiểm soát thì phổi sẽ được cải thiện.

  • Suy hô hấp: Thường gặp ở những trẻ bị hen ác tính hoặc hen cấp tính nặng. Biểu hiện là bệnh nhi khó thở liên tục, đôi lúc ngừng thở, tím tái và phải nhờ đến sự trợ giúp của máy thở. Biến chứng này rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

  • Tràn khí màng phổi: Phế nang của trẻ bị hen phế quản bị giãn rộng, áp lực trong phế nang tăng. Vì thế, trẻ dễ bị tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất khi chạy nhảy nhiều, hoạt động mạnh.

  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Khi trẻ bị hen suyễn, sự đàn hồi của phế nang suy giảm theo thời gian, từ đó gây ra giảm thể tích khí thở và khí cặn tăng.

tre-bi-hen-suyen-co-chua-duoc-khong Biến chứng của hen suyễn có thể khiến bé bị suy hô hấp

Trẻ bị hen suyễn có chữa được không?

Đây là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Trẻ bị hen suyễn có chữa được không? Chữa bằng cách nào? Hen phế quản là bệnh mãn tính, hiện tại chưa có loại thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh lý này. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Thay vì ngồi băn khoăn làm sao để hen suyễn ở trẻ có thể khỏi hẳn, ba mẹ hãy tuân thủ điều trị cho con theo phác đồ của bác sĩ đưa ra, sử dụng đúng thuốc, đúng liều, cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, hãy cho con tránh xa những yếu tố kích thích phát cơn hen như: môi trường ô nhiễm, khói bụi, thức ăn gây dị ứng, khói thuốc lá, thay đổi thời tiết…

Tuy hen suyễn ở trẻ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu có thể chữa dứt điểm nhưng cũng có một số trường hợp bệnh hen có thể tự khỏi.

  • ½ trẻ bị hen suyễn khi còn nhỏ có thể hết hẳn triệu chứng vào tuổi trưởng thành.

  • ¼ trường hợp vẫn còn triệu chứng nhưng ở mức nhẹ.

Từ 10 tuổi trở đi, nếu diễn tiến tốt thì các triệu chứng của hen suyễn sẽ nhẹ và thưa dần.

Các phương pháp điều trị hen phế quản ở trẻ

Các phương pháp dưới đây sẽ giúp triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm, không tiến triển nặng.

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh suyễn cho trẻ cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, khi ra ngoài, ba mẹ nên mang thuốc theo người để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Thuốc điều trị hen suyễn thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc cắt cơn: Là loại thuốc đường hít, có tác dụng làm giảm triệu chứng nhanh chóng.

  • Thuốc kiểm soát dài hạn: Người bệnh sử dụng hằng ngày để phòng ngừa nguy cơ xảy ra triệu chứng bệnh.

tre-bi-hen-suyen-co-chua-duoc-khong Khám sức khỏe định kỳ cho bé để nắm bắt tình trạng sức khỏe và diễn tiến của bệnh

Tái khám định kỳ

Cho trẻ tái khám định kỳ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Nhiều trường hợp có thể thay đổi loại thuốc và điều chỉnh lượng thuốc để phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại, nhằm đem lại hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Sử dụng thuốc xịt, thuốc hít lâu có ảnh hưởng gì không?

Nhiều ba mẹ quan tâm liệu sử dụng các loại thuốc xịt hen suyễn, thuốc hít có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của bé không.

Những loại thuốc thường được sử dụng là corticoid hít, thuốc giãn phế quản… Chúng có tác dụng kiểm soát bệnh, giảm triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ diễn tiến nặng nhưng lại gây ra một số tác dụng phụ nhất định. 

Tuy nhiên, ba mẹ không cần quá lo lắng vì những loại thuốc này chỉ sử dụng với liều lượng nhỏ, xịt vào đường hô hấp nên không gây nhiều tác dụng phụ đối với những cơ quan khác so với các loại thuốc uống, tiêm.

Các biện pháp khắc phục hen suyễn ở trẻ tại nhà

Để làm giảm triệu chứng của bệnh, ba mẹ nên:

  • Cần tránh xa trẻ với những tác nhân gây hen suyễn: khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng, chất kích thích, hóa chất độc hại…

  • Cho trẻ vận động, tập luyện thể dục mỗi ngày.

  • Giữ cân nặng của trẻ hợp lý, tránh béo phì.

  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé, tăng cường cung cấp vitamin bằng rau xanh, trái cây giúp nâng cao hệ miễn dịch.

  • Hướng dẫn trẻ các bài tập thở để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Như vậy, bệnh hen suyễn ở trẻ không chữa dứt điểm được nhưng các triệu chứng có thể được cải thiện nếu biết chăm sóc và điều trị đúng cách.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích kháchttps://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay