5 lưu ý giúp người mắc tiểu đường vui tết trọn vẹn

5 lưu ý giúp người mắc tiểu đường vui tết trọn vẹn

23-01-2025

Chế độ sinh hoạt thay đổi dịp Tết Nguyên Đán khiến người mắc tiểu đường phải đối mặt với tình trạng tăng/ hạ đường huyết bất thường, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chuyên gia nội tiết & dinh dưỡng BV Hồng Ngọc chỉ ra 5 lưu ý quan trọng giúp bệnh nhân tiểu đường đón xuân Ất Tỵ an vui & vẫn đảm bảo sức khỏe.

2 kinh nghiệm tự theo dõi & ổn định đường huyết dịp Tết từ chuyên gia nội tiết 

Tết Nguyên Đán là kỳ nghỉ lễ dài ngày, do đó thói quen ăn uống, tập luyện, duy trì sử dụng thuốc của người mắc đái tháo đường bị đảo lộn, dẫn đến tình trạng tăng/ hạ đường huyết bất thường. Bên cạnh đó, tâm lý ngại đến viện vào dịp Tết khiến không ít người bệnh chủ quan không xử lý tức thì & gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như hôn mê tăng áp lực thẩm thấu hoặc toan ceton. 

Theo đó, THS.BSNT Phùng Quốc Toản - Khoa Nội tiết - BVĐK Hồng Ngọc đưa ra hai lưu ý quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường trong dịp Tết Ất Tỵ 2025: 

Thứ nhất, để đón xuân mới khỏe mạnh và an toàn, người bệnh cần duy trì lối sống gần như hằng ngày: “Ngày tết, không thể thiếu bánh chưng, chén rượu nhưng gạo nếp có chỉ số đường huyết rất cao nên người bị tiểu đường tốt nhất không nên ăn đồ nếp (nếu ăn chỉ ăn 1 phần nhỏ), hạn chế tối đa rượu bia, tích cực tăng cường thêm rau xanh trước mỗi bữa ăn. Ngoài ra, người bệnh vẫn cần duy trì thói quen tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn hằng ngày” - THS.BSNT Phùng Quốc Toản khuyến cáo. 

Thứ 2, người mắc đái tháo đường cần phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị trong dịp Tết: “Điều quan trọng nhất là không được quên uống thuốc hoặc tiêm insulin và luôn theo dõi chặt chẽ chỉ số đường huyết tại nhà bằng các thiết bị y tế chuyên dụng cho người bệnh. Nếu người bệnh có triệu chứng của tăng đường huyết như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi thì cần xem xét lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để điều chỉnh ngay”. - THS.BSNT Phùng Quốc Toản cho biết. 

Bác sĩ Phùng Quốc Toản thăm khám cho BN tiểu đường trước dịp Tết

Cũng theo THS.BSNT Phùng Quốc Toản, khi người bệnh có triệu chứng hạ đường huyết, nếu còn tỉnh táo thì ngay lập tức uống khoảng 150ml nước ngọt/ nước hoa quả, hoặc uống  3-4 thìa đường/ 1 thìa mật ong pha loãng với nước, đồng thời liên hệ bác sĩ điều trị để được điều chỉnh phác đồ phù hợp. Trong trường hợp tình trạng đường huyết tăng cao/ giảm đột ngột, người bệnh rối loạn ý thức/ hôn mê…thì cần nhập viện điều trị ngay. 

Có thể bạn quan tâm:

3 lời khuyên dinh dưỡng cho người tiểu đường trong ngày Tết

Theo THS.BSNT Vũ Thị Hà - Trưởng khoa dinh dưỡng - BVĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, mâm cơm ngày Tết thường giàu chất đạm, chất béo và tinh bột từ các món ăn truyền thống như bánh chưng, thịt kho, giò chả…Do đó, người mắc tiểu đường dễ gặp thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch… nếu không kiểm soát chế độ dinh dưỡng chặt chẽ. 

Tuy nhiên, THS.BS Vũ Thị Hà khẳng định “người mắc tiểu đường hoàn toàn có thể tận hưởng không khí Tết trọn vẹn nếu biết cách kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt và lắng nghe cơ thể.” Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý 3 điều sau: 

  • Thay đổi cách chế biến: ưu tiên các món hấp/ luộc, hạn chế các món chiên, xào, sử dụng nhiều dầu mỡ. 

  • Ăn uống khoa học: người bệnh nên ăn đủ năng lượng theo nhu cầu, giảm carbohydrate, tăng chất xơ (20-25g/ ngày) ăn đúng bữa, uống đủ nước, ăn nhạt, ăn rau và đạm trước tinh bột... và đặc biệt cần tuân thủ theo nguyên tắc dinh dưỡng đã được tư vấn theo phác đồ điều trị của cá nhân. 

  • Chọn thực phẩm phù hợp: hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như xôi, bánh chưng và thay bằng gạo lứt, bánh mì đen. Ưu tiên đạm từ thịt nạc, cá, trứng, gia cầm, thủy hải sản, hạn chế chất béo từ động vật. Thay bánh kẹo ngọt bằng sữa chua, hoa quả ít ngọt....

THS. BSNT Vũ Thị Hà thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho BN tiểu đường trước dịp Tết

Bác sĩ Vũ Thị Hà cũng lưu ý thêm: các loại hạt phổ biến ngày tết như bí, hướng dương, điều, hạt macca, hạt dẻ...đều giàu năng lượng (600 - 700 calo/100g) và chứa carbohydrate. Do đó, người mắc đái tháo đường không nên ăn quá nhiều, chỉ nên dùng 30 - 40g/ bữa phụ để tránh tăng đường huyết. 

Tóm lại, việc tuân thủ dùng thuốc cũng như có một chế độ ăn uống khoa học, vận động là hết sức quan trọng. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám trước Tết, kiểm tra đường huyết, mỡ máu, các bệnh lý kèm theo (nếu có) để được bác sĩ tư vấn, kê đơn, đưa ra các lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe trong dịp Tết. Luôn giữ liên lạc với bác sĩ trong những ngày nghỉ Tết để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

 

Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc áp dụng mô hình chuyên môn cao trong sàng lọc và điều trị đái tháo đường:

- Bác sĩ nội tiết 20 năm kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về bệnh lý nội tiết như béo phì, tiểu đường, chuyên khoa dinh dưỡng, hô hấp, tâm lý...

- Cập nhật và áp dụng những phác đồ mới nhất trong điều trị tiểu đường như: truyền dinh dưỡng tĩnh mạch, phác đồ điều trị nội khoa, phác đồ phối hợp dinh dưỡng,...

- Quy trình thăm khám sát sao, chặt chẽ, các bác sĩ và nhân viên y tế hỗ trợ thường xuyên trong quá trình theo dõi bệnh.

Hotline: 0911 858 626

Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội 

 

 

Đọc tiếp
Quay lại

Hỏi đáp Bác sĩ

Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay