Theo thống kê, ở nước ta hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường và ½ trong số này không biết mình có bệnh. WHO khuyến cáo, người trên 45 tuổi, người thừa cân béo phì, người có yếu tố tiền sử huyết áp, tim mạch,… có nguy cơ cao mắc tiểu đường, cần chủ động tầm soát hàng năm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời trong trường hợp mắc bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khoẻ và tính mạng.
Tầm soát tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường diễn tiến qua 3 giai đoạn: Kháng insulin – Tiền tiểu đường – Tiểu đường thực sự. Người mắc tiểu đường ở nước ta thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn nên đã đã phải chịu những biến chứng rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Khi càng nhiều biến chứng xuất hiện, thời gian điều trị càng kéo dài và chi phí càng cao.
Tầm soát tiểu đường là biện pháp giúp phát hiện sớm những người bị đái tháo đường nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng.
Vì vậy, chúng ta cần tầm soát tiểu đường hàng năm để phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn tiền tiểu đường, chủ động phòng ngừa, kiểm soát bệnh để làm chậm tiến triển bệnh.
Tầm soát bệnh tiểu đường sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả để làm chậm lại tiến triển của bệnh.
Vì sao phải tầm soát tiểu đường?
Việc tầm soát định kỳ đái tháo đường là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe, mang lại nhiều lợi ích to lớn. Trước hết, việc này nhằm phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa, từ đó giúp cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên hiệu quả hơn. Người bệnh khi phát hiện sớm sẽ được điều trị toàn diện nhất, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và tránh được các biến chứng nghiêm trọng như suy thận, suy mắt hoặc các vấn đề về tim mạch.
Ngoài ra, việc tầm soát tiểu đường định kỳ cũng giúp giảm thiểu hậu quả xấu của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bằng cách ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, chúng ta có thể giữ cho sức khỏe vững vàng hơn và tận hưởng cuộc sống một cách tích cực hơn. Không chỉ vậy, việc tầm soát định kỳ còn mang lại lợi ích tài chính bằng cách tiết kiệm chi phí dài hạn. Thay vì phải chi trả cho việc điều trị sau khi đã phát hiện và xử lý các biến chứng của bệnh, việc sớm phát hiện và can thiệp có thể giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí cho cá nhân và hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Tóm lại, việc tầm soát định kỳ đái tháo đường không chỉ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà còn là cơ hội để duy trì sức khỏe tốt và tăng cường chất lượng cuộc sống.
Ai nên tầm soát tiểu đường?
Ai cũng nên chủ động tầm soát bệnh tiểu đường để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, những đối tượng sau càng cần phải tầm soát sớm vì họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:
Bố mẹ, người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
Những người có lối sống kém lành mạnh như nghiện thuốc lá, nạp quá nhiều đường, chất béo, đồ ăn nhanh, không bổ sung đầy đủ chất xơ, ít vận động…
Khi cơ thể có triệu chứng mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, lơ mơ kéo dài, khô miệng, chân tay bủn rủn thì bạn cũng nên chủ động tầm soát bệnh tiểu đường sớm.
Những người thừa cân béo phì cần chủ động tầm soát bệnh tiểu đường
Các xét nghiệm tầm soát tiểu đường
Các xét nghiệm cơ bản để xác định sớm bệnh tiểu đường bao gồm: Xét nghiệm đường máu lúc đói, đo HbA1C, kiểm tra dung nạp glucose….
Xét nghiệm HbA1C: Xét nghiệm A1C đo mức đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng qua. Nếu:
A1C 5,7%: Trong giới hạn bình thường, A1C từ 5,7 - 6,4%: Tiền tiểu đường A1C > 6,5%: Đã mắc tiểu đường.
Xét nghiệm đường máu lúc đói: Thực hiện lúc đói, sau ăn 8 giờ, hoặc qua 1 đêm. Nếu mức đường huyết lúc đói là 99 mg/ dL hoặc thấp hơn là bình thường, từ 100 - 125 mg/ dL là tiền tiểu đường và 126 mg/ dL hoặc cao hơn có nghĩa bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm dung nạp glucose: Phương pháp này giúp đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống chất lỏng có chứa glucose. Bạn sẽ nhịn ăn 8 tiếng để lấy máu xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống chất lỏng chứa glucose và kiểm tra lượng đường trong máu 1 giờ, 2 giờ và có thể 3 giờ sau đó. Sau 2 giờ, lượng đường trong máu từ 140 mg/ dL trở xuống được coi là bình thường, từ 140 đến 199 mg/ dL là bị tiền tiểu đường và 200 mg/ dL hoặc cao hơn là bị tiểu đường.
Kết luận
HbA1C
Xét nghiệm đường máu lúc đói
Xét nghiệm dung nạp glucose
Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên
Tiểu đường
6.5% trở lên
126 mg/dL trở lên
200 mg/dL trở lên
200 mg/dL trở lên
Tiền tiểu đường
5.7 – 6.4%
100 – 125 mg/dL
140 – 199 mg/dL
NA
Bình thường
Dưới 5.7%
99 mg/dL trở lên
140 /dL trở lên
NA
Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên: Phương pháp giúp đo lượng đường trong máu tại thời điểm kiểm tra. Bạn có thể làm xét nghiệm bất cứ lúc nào và không cần nhịn ăn. Nếu mức đường huyết từ 200 mg/ dL trở lên nghĩa là đã mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm sàng lọc glucose: Phương pháp giúp đo lượng đường trong máu tại thời điểm bạn được kiểm tra. Bạn sẽ uống chất lỏng chứa glucose và sau đó 1 giờ sẽ được lấy máu để kiểm tra lượng đường. Kết quả bình thường là 140 mg/ dL hoặc thấp hơn. Nếu cao hơn 140 mg/ dL, bạn sẽ cần phải kiểm tra dung nạp glucose.
Tầm soát bệnh tiểu đường có cần nhịn ăn không?
Theo nguyên tắc, để xét nghiệm tiểu đường có kết quả chính xác thì người bệnh cần nhịn đói trước khi lấy máu. Thời gian nhịn ăn khoảng từ 6 – 8 tiếng.
Bởi nếu làm xét nghiệm sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, kết quả thu được sẽ không chính xác. Do đó, việc nhịn ăn là điều quan trọng trước khi làm xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, khi xét nghiệm tiểu đường nên mặc áo ngắn để việc lấy máu dễ dàng. Mặc quần áo rộng rãi sẽ phù hợp với việc thăm khám cũng như di chuyển.
Nên nhịn ăn 6 - 8 tiếng trước khi lấy máu tầm soát tiểu đường
Gói tầm soát tiểu đường tại Bệnh viện Hồng Ngọc
Hiểu rõ tầm quan trọng của tầm soát bệnh tiểu đường đối với sức khỏe, đồng thời mong muốn đem đến dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã thiết kế gói tầm soát tiểu đường phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng.
Gói tầm soát tiểu đường BV Hồng Ngọc được xây dựng bởi các bác sĩ nội tiết hàng đầu, gói khám lên tới 20 danh mục, đánh giá trên 30 chỉ số quan trọng:
Khám chuyên khoa nội tiết, khai thác bệnh sử, triệu chứng lâm sàng với chuyên gia nội tiết trên 20 năm kinh nghiệm
Tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu, chẩn đoán sức khỏe dinh dưỡng đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng tối ưu cho bệnh nhân
Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: Định lượng glucose, định lượng mỡ 4TP, Triglycerid, HbA1c, và các chỉ số quan trọng khác... phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường & các rối loạn chuyển hóa kèm theo
Thăm dò chức năng, tầm soát thể trạng: BMI, tỉ lệ mỡ, sức kéo, cơ bắp, lượng nước, đánh giá bất thường tim mạch...
Chẩn đoán hình ảnh, siêu âm đa bộ phận, đánh giá sớm, điều trị dự phòng biến chứng liên quan đến gan, thận, tim mạch…
Lưu ý: Danh mục và chi phí gói khám tầm soát bệnh tiểu đường có thể thay đổi vào thời điểm mới nhất. Vui lòng liên hệ tới 0911 858 626 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch. Bệnh viện không có trách nhiệm hoàn lại chi phí cho các dịch vụ nằm trong trọn gói do khách hàng từ chối sử dụng hoặc không được chỉ định vì lý do y tế.
Bao lâu nên tầm soát đái tháo đường một lần?
Thời gian tầm soát tiểu đường định kỳ sẽ được điều chỉnh phù hợp với thể trạng và độ tuổi của mỗi người. Cụ thể:
Đối với nhóm tuổi trên 45, đặc biệt là những người có cân nặng thừa hoặc béo phì (BMI > 25 kg/m2), việc tầm soát là cần thiết. Nếu kết quả xét nghiệm đường huyết ban đầu ổn định, nên lặp lại xét nghiệm mỗi năm một lần để đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ.
Đối với trẻ em có vấn đề về cân nặng, đặc biệt là trẻ béo phì, việc tầm soát cũng rất quan trọng. Thông thường, tầm soát lần đầu nên diễn ra khi trẻ khoảng 10 tuổi và sau đó lặp lại khi trẻ bắt đầu vào tuổi dậy thì, đặc biệt là nếu việc đào thải dịch chất béo sớm xuất hiện. Nếu kết quả ban đầu bình thường, tầm soát nên được thực hiện mỗi 2 năm một lần để theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ.
Tầm soát đái tháo đường ở đâu Hà Nội?
Để lựa chọn địa chỉ tầm soát đái tháo đường uy tín, cần các tiêu chí sau:
Cơ sở y tế được cấp phép
Bác sĩ chuyên môn cao
Trang thiết bị hiện đại
Theo đánh giá của nhiều khách hàng thì Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ tầm soát đái tháo đường uy tín tại Hà Nội với nhiều ưu điểm về chất lượng dịch vụ như:
1. Bác sĩ nội tiết trên 20 năm kinh nghiệm:
Chuyên môn cao, phân tích kỹ lưỡng từng kết quả: Ths. Bs Đào Đức Phong, Ths. Bs Hà Lương Yên, Ths. Bs Lê Thị Tâm
Từng công tác tại bệnh viện Bạch Mai với hơn 20 năm kinh nghiệm, phát hiện điều trị bệnh từ giai đoạn tiền tiểu đường, kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa diễn tiến thành tiểu đường type 2, hạn chế tối đa biến chứng.
Đào tạo bài bản về tư vấn dinh dưỡng lâm sàng cho bệnh nhân tiểu đường và rối loạn chuyển hóa
Bác sĩ nội tiết giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn
2. Trang thiết bị hiện đại:
Công nghệ chẩn đoán Hàn Quốc - Hoa Kỳ hiện đại: Máy chụp Xquang, siêu âm đa bộ phận, hệ thống xét nghiệm GLP số hóa chính xác 99%,… giúp bắt bệnh chuẩn xác, không bỏ lỡ bất thường
3. Dịch vụ xứng tầm
Gói khám tầm soát đái tháo đường được thiết kế khoa học, chi tiết dựa trên sự tham vấn chuyên môn của đội ngũ bác sĩ hàng đầu bệnh viện, phù hợp với nhiều đối tượng, từ trẻ em tới người cao tuổi.
Chi phí khám tầm soát tiểu đường được xây dựng với nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhu cầu cũng như tài chính của từng khách hàng.
Bệnh viện luôn có chính sách đặc biệt dành cho khách hàng đặt lịch trước khi khám tầm soát tiểu đường, cùng với đó là nhiều chương trình tri ân khách hàng trong năm.
Thủ tục nhanh gọn, chi phí hợp lý. Quy trình khám tuân thủ nghiệm ngặt theo quy định của Bộ y tế, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo, tư vấn tận tình
Cơ sở vật chất khang trang, sảnh chờ và phòng khám rộng rãi giúp người bệnh luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Nhiều tiện ích cho khách hàng như: wifi tốc độ cao, bãi đỗ xe miễn phí, ghế massage tại sảnh chờ khám, buffet miễn phí tại nhà hàng Hong Ngoc Eatery, quầy cafe sang trọng ngay trong bệnh viện.
Với những ưu điểm tuyệt vời về chất lượng dịch vụ, đừng chần chừ gì nữa, bạn hãy đăng ký tầm soát đái tháo đường ngay hôm nay cho bản thân và gia đình để được trải nghiệm tầm soát sức khỏe tại bệnh viện hiện đại bậc nhất thủ đô với gần 20 năm kinh nghiệm. Chủ động tầm soát tiểu đường hôm nay chính là chìa khóa giúp bạn sống vui, sống khỏe và thành công ở hiện tại và tương lai.
Để được tư vấn và đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ theo:
Theo thống kê, ở nước ta hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường và ½ trong số này không biết mình có bệnh. WHO khuyến cáo, người trên 45 tuổi, người thừa cân béo phì, người có yếu tố tiền sử huyết áp, tim mạch,… có nguy cơ cao mắc tiểu đường, cần chủ động tầm soát hàng năm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời trong trường hợp mắc bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khoẻ và tính mạng.
Tầm soát tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường diễn tiến qua 3 giai đoạn: Kháng insulin – Tiền tiểu đường – Tiểu đường thực sự. Người mắc tiểu đường ở nước ta thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn nên đã đã phải chịu những biến chứng rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Khi càng nhiều biến chứng xuất hiện, thời gian điều trị càng kéo dài và chi phí càng cao.
Tầm soát tiểu đường là biện pháp giúp phát hiện sớm những người bị đái tháo đường nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng.
Vì vậy, chúng ta cần tầm soát tiểu đường hàng năm để phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn tiền tiểu đường, chủ động phòng ngừa, kiểm soát bệnh để làm chậm tiến triển bệnh.
Tầm soát bệnh tiểu đường sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả để làm chậm lại tiến triển của bệnh.
Vì sao phải tầm soát tiểu đường?
Việc tầm soát định kỳ đái tháo đường là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe, mang lại nhiều lợi ích to lớn. Trước hết, việc này nhằm phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa, từ đó giúp cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên hiệu quả hơn. Người bệnh khi phát hiện sớm sẽ được điều trị toàn diện nhất, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và tránh được các biến chứng nghiêm trọng như suy thận, suy mắt hoặc các vấn đề về tim mạch.
Ngoài ra, việc tầm soát tiểu đường định kỳ cũng giúp giảm thiểu hậu quả xấu của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bằng cách ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, chúng ta có thể giữ cho sức khỏe vững vàng hơn và tận hưởng cuộc sống một cách tích cực hơn. Không chỉ vậy, việc tầm soát định kỳ còn mang lại lợi ích tài chính bằng cách tiết kiệm chi phí dài hạn. Thay vì phải chi trả cho việc điều trị sau khi đã phát hiện và xử lý các biến chứng của bệnh, việc sớm phát hiện và can thiệp có thể giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí cho cá nhân và hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Tóm lại, việc tầm soát định kỳ đái tháo đường không chỉ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà còn là cơ hội để duy trì sức khỏe tốt và tăng cường chất lượng cuộc sống.
Ai nên tầm soát tiểu đường?
Ai cũng nên chủ động tầm soát bệnh tiểu đường để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, những đối tượng sau càng cần phải tầm soát sớm vì họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:
Bố mẹ, người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
Những người có lối sống kém lành mạnh như nghiện thuốc lá, nạp quá nhiều đường, chất béo, đồ ăn nhanh, không bổ sung đầy đủ chất xơ, ít vận động…
Khi cơ thể có triệu chứng mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, lơ mơ kéo dài, khô miệng, chân tay bủn rủn thì bạn cũng nên chủ động tầm soát bệnh tiểu đường sớm.
Những người thừa cân béo phì cần chủ động tầm soát bệnh tiểu đường
Các xét nghiệm tầm soát tiểu đường
Các xét nghiệm cơ bản để xác định sớm bệnh tiểu đường bao gồm: Xét nghiệm đường máu lúc đói, đo HbA1C, kiểm tra dung nạp glucose….
Xét nghiệm HbA1C: Xét nghiệm A1C đo mức đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng qua. Nếu:
A1C 5,7%: Trong giới hạn bình thường, A1C từ 5,7 - 6,4%: Tiền tiểu đường A1C > 6,5%: Đã mắc tiểu đường.
Xét nghiệm đường máu lúc đói: Thực hiện lúc đói, sau ăn 8 giờ, hoặc qua 1 đêm. Nếu mức đường huyết lúc đói là 99 mg/ dL hoặc thấp hơn là bình thường, từ 100 - 125 mg/ dL là tiền tiểu đường và 126 mg/ dL hoặc cao hơn có nghĩa bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm dung nạp glucose: Phương pháp này giúp đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống chất lỏng có chứa glucose. Bạn sẽ nhịn ăn 8 tiếng để lấy máu xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống chất lỏng chứa glucose và kiểm tra lượng đường trong máu 1 giờ, 2 giờ và có thể 3 giờ sau đó. Sau 2 giờ, lượng đường trong máu từ 140 mg/ dL trở xuống được coi là bình thường, từ 140 đến 199 mg/ dL là bị tiền tiểu đường và 200 mg/ dL hoặc cao hơn là bị tiểu đường.
Kết luận
HbA1C
Xét nghiệm đường máu lúc đói
Xét nghiệm dung nạp glucose
Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên
Tiểu đường
6.5% trở lên
126 mg/dL trở lên
200 mg/dL trở lên
200 mg/dL trở lên
Tiền tiểu đường
5.7 – 6.4%
100 – 125 mg/dL
140 – 199 mg/dL
NA
Bình thường
Dưới 5.7%
99 mg/dL trở lên
140 /dL trở lên
NA
Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên: Phương pháp giúp đo lượng đường trong máu tại thời điểm kiểm tra. Bạn có thể làm xét nghiệm bất cứ lúc nào và không cần nhịn ăn. Nếu mức đường huyết từ 200 mg/ dL trở lên nghĩa là đã mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm sàng lọc glucose: Phương pháp giúp đo lượng đường trong máu tại thời điểm bạn được kiểm tra. Bạn sẽ uống chất lỏng chứa glucose và sau đó 1 giờ sẽ được lấy máu để kiểm tra lượng đường. Kết quả bình thường là 140 mg/ dL hoặc thấp hơn. Nếu cao hơn 140 mg/ dL, bạn sẽ cần phải kiểm tra dung nạp glucose.
Tầm soát bệnh tiểu đường có cần nhịn ăn không?
Theo nguyên tắc, để xét nghiệm tiểu đường có kết quả chính xác thì người bệnh cần nhịn đói trước khi lấy máu. Thời gian nhịn ăn khoảng từ 6 – 8 tiếng.
Bởi nếu làm xét nghiệm sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, kết quả thu được sẽ không chính xác. Do đó, việc nhịn ăn là điều quan trọng trước khi làm xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, khi xét nghiệm tiểu đường nên mặc áo ngắn để việc lấy máu dễ dàng. Mặc quần áo rộng rãi sẽ phù hợp với việc thăm khám cũng như di chuyển.
Nên nhịn ăn 6 - 8 tiếng trước khi lấy máu tầm soát tiểu đường
Gói tầm soát tiểu đường tại Bệnh viện Hồng Ngọc
Hiểu rõ tầm quan trọng của tầm soát bệnh tiểu đường đối với sức khỏe, đồng thời mong muốn đem đến dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã thiết kế gói tầm soát tiểu đường phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng.
Gói tầm soát tiểu đường BV Hồng Ngọc được xây dựng bởi các bác sĩ nội tiết hàng đầu, gói khám lên tới 20 danh mục, đánh giá trên 30 chỉ số quan trọng:
Khám chuyên khoa nội tiết, khai thác bệnh sử, triệu chứng lâm sàng với chuyên gia nội tiết trên 20 năm kinh nghiệm
Tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu, chẩn đoán sức khỏe dinh dưỡng đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng tối ưu cho bệnh nhân
Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: Định lượng glucose, định lượng mỡ 4TP, Triglycerid, HbA1c, và các chỉ số quan trọng khác... phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường & các rối loạn chuyển hóa kèm theo
Thăm dò chức năng, tầm soát thể trạng: BMI, tỉ lệ mỡ, sức kéo, cơ bắp, lượng nước, đánh giá bất thường tim mạch...
Chẩn đoán hình ảnh, siêu âm đa bộ phận, đánh giá sớm, điều trị dự phòng biến chứng liên quan đến gan, thận, tim mạch…
Lưu ý: Danh mục và chi phí gói khám tầm soát bệnh tiểu đường có thể thay đổi vào thời điểm mới nhất. Vui lòng liên hệ tới 0911 858 626 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch. Bệnh viện không có trách nhiệm hoàn lại chi phí cho các dịch vụ nằm trong trọn gói do khách hàng từ chối sử dụng hoặc không được chỉ định vì lý do y tế.
Bao lâu nên tầm soát đái tháo đường một lần?
Thời gian tầm soát tiểu đường định kỳ sẽ được điều chỉnh phù hợp với thể trạng và độ tuổi của mỗi người. Cụ thể:
Đối với nhóm tuổi trên 45, đặc biệt là những người có cân nặng thừa hoặc béo phì (BMI > 25 kg/m2), việc tầm soát là cần thiết. Nếu kết quả xét nghiệm đường huyết ban đầu ổn định, nên lặp lại xét nghiệm mỗi năm một lần để đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ.
Đối với trẻ em có vấn đề về cân nặng, đặc biệt là trẻ béo phì, việc tầm soát cũng rất quan trọng. Thông thường, tầm soát lần đầu nên diễn ra khi trẻ khoảng 10 tuổi và sau đó lặp lại khi trẻ bắt đầu vào tuổi dậy thì, đặc biệt là nếu việc đào thải dịch chất béo sớm xuất hiện. Nếu kết quả ban đầu bình thường, tầm soát nên được thực hiện mỗi 2 năm một lần để theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ.
Tầm soát đái tháo đường ở đâu Hà Nội?
Để lựa chọn địa chỉ tầm soát đái tháo đường uy tín, cần các tiêu chí sau:
Cơ sở y tế được cấp phép
Bác sĩ chuyên môn cao
Trang thiết bị hiện đại
Theo đánh giá của nhiều khách hàng thì Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ tầm soát đái tháo đường uy tín tại Hà Nội với nhiều ưu điểm về chất lượng dịch vụ như:
1. Bác sĩ nội tiết trên 20 năm kinh nghiệm:
Chuyên môn cao, phân tích kỹ lưỡng từng kết quả: Ths. Bs Đào Đức Phong, Ths. Bs Hà Lương Yên, Ths. Bs Lê Thị Tâm
Từng công tác tại bệnh viện Bạch Mai với hơn 20 năm kinh nghiệm, phát hiện điều trị bệnh từ giai đoạn tiền tiểu đường, kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa diễn tiến thành tiểu đường type 2, hạn chế tối đa biến chứng.
Đào tạo bài bản về tư vấn dinh dưỡng lâm sàng cho bệnh nhân tiểu đường và rối loạn chuyển hóa
Bác sĩ nội tiết giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn
2. Trang thiết bị hiện đại:
Công nghệ chẩn đoán Hàn Quốc - Hoa Kỳ hiện đại: Máy chụp Xquang, siêu âm đa bộ phận, hệ thống xét nghiệm GLP số hóa chính xác 99%,… giúp bắt bệnh chuẩn xác, không bỏ lỡ bất thường
3. Dịch vụ xứng tầm
Gói khám tầm soát đái tháo đường được thiết kế khoa học, chi tiết dựa trên sự tham vấn chuyên môn của đội ngũ bác sĩ hàng đầu bệnh viện, phù hợp với nhiều đối tượng, từ trẻ em tới người cao tuổi.
Chi phí khám tầm soát tiểu đường được xây dựng với nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhu cầu cũng như tài chính của từng khách hàng.
Bệnh viện luôn có chính sách đặc biệt dành cho khách hàng đặt lịch trước khi khám tầm soát tiểu đường, cùng với đó là nhiều chương trình tri ân khách hàng trong năm.
Thủ tục nhanh gọn, chi phí hợp lý. Quy trình khám tuân thủ nghiệm ngặt theo quy định của Bộ y tế, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo, tư vấn tận tình
Cơ sở vật chất khang trang, sảnh chờ và phòng khám rộng rãi giúp người bệnh luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Nhiều tiện ích cho khách hàng như: wifi tốc độ cao, bãi đỗ xe miễn phí, ghế massage tại sảnh chờ khám, buffet miễn phí tại nhà hàng Hong Ngoc Eatery, quầy cafe sang trọng ngay trong bệnh viện.
Với những ưu điểm tuyệt vời về chất lượng dịch vụ, đừng chần chừ gì nữa, bạn hãy đăng ký tầm soát đái tháo đường ngay hôm nay cho bản thân và gia đình để được trải nghiệm tầm soát sức khỏe tại bệnh viện hiện đại bậc nhất thủ đô với gần 20 năm kinh nghiệm. Chủ động tầm soát tiểu đường hôm nay chính là chìa khóa giúp bạn sống vui, sống khỏe và thành công ở hiện tại và tương lai.
Để được tư vấn và đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ theo:
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội