Ung thư gan có lây không? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh này? Những thắc mắc liên quan đến bệnh lý sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ung thư gan là bệnh lý ác tính nguy hiểm, khó có thể phát hiện trong giai đoạn sớm và có thể gây nguy cơ tử vong rất cao. Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan có thể do nhiễm virus viêm gan B, viêm gan siêu vi C, uống nhiều rượu bia, nhiễm độc hóa chất…
Giai đoạn đầu của ung thư gan thường không có biểu hiện rõ ràng nên người bệnh rất khó để phát hiện. Tuy nhiên bạn cũng không nên bỏ qua những biểu hiện điển hình của bệnh dưới đây để có thể chủ động nhận biết và đi thăm khám kịp thời:
Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm, khó phát hiện trong giai đoạn đầu
Ung thư gan có lây không là thắc mắc của không ít người hiện nay. Nhiều người lầm tưởng bệnh lý có thể lây nhiễm qua các con đường như dùng chung bữa, tiếp xúc gần, hít thở chung bầu không khí…. Tuy nhiên, bệnh lý này không lây lan từ người sang người dù ở bất kỳ giai đoạn nào.
Các tế bào ung thư trong cơ thể người này sẽ không thể sinh sống trong cơ thể của người khỏe mạnh khác. Hệ thống miễn dịch sẽ tự động tìm đến, tiêu diệt các tế bào lạ xâm nhập bất thường vào cơ thể, bao gồm cả tế bào ung thư của người khác. Do đó, bạn không cần lo lắng về việc lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người bị ung thư gan.
Ung thư gan không lây nhiễm từ người sang người
Phần nội dung trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “ung thư gan có lây không?”. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều tình huống dẫn đến hiểu lầm này. Nguyên nhân là do:
Ung thư không thể lây lan nhưng virus gây bệnh viêm gan – yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư có thể lây lan. Virus viêm gan B và viêm gan C có thể lây nhiễm qua đường máu khi bạn tiếp xúc trực tiếp với kim tiêm đã bị nhiễm bệnh. Cụ thể, các con đường lây nhiễm viêm gan B, C gồm có đường tình dục, đường máu, lây từ mẹ sang con, dùng chung các vật dùng có dính máu hoặc dịch của người bệnh.
Bệnh lý không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện virus gây bệnh qua xét nghiệm máu, tư vấn các điều trị an toàn và mang đến hiệu quả tốt cho người bệnh.
Dưới đây là 4 nhận định sai lầm về viêm gan B, người bệnh có thể tham khảo thêm:
Tỷ lệ di truyền bệnh lý từ bố mẹ sang con khá thấp, chỉ khoảng 10%. Nếu người bệnh được chẩn đoán ung thư sau 50 tuổi thì khả năng di truyền rất thấp.
Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến ung thư gan của các thành viên trong gia đình có do lối sống sinh hoạt thiếu khoa học, uống nhiều rượu bia… Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách điều chỉnh lại lối sống và tầm soát ung thư sớm để dự đoán khả năng mắc bệnh.
Yếu tố di truyền không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh gan
Một vài trường hợp cấy ghép gan có thể bị ung thư gan do quá trình nhận nội tạng từ người hiến tạng đã từng bị ung thư trong quá khứ. Hệ thống miễn dịch của người nhận tạng vẫn còn suy yếu, kết hợp với việc sử dụng thuốc chống thải ghép nên tế bào ung thư vẫn có thể phát triển được.
Tuy nhiên, nguy cơ bị ung thư gan do quá trình cấy ghép nội tạng rất thấp. Bệnh viện luôn có bước sàng lọc trước khi cấy ghép gan nên việc lây nhiễm tế bào ung thư giữa các ca ghép gan gần như không có.
Tỉ lệ lây nhiễm ung thư gan do cấy ghép tạng rất thấp
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị ung thư gan nếu mọi người không có sự phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tốt. Dưới đây là những nhóm đối tượng có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn so với người bình thường bạn nên biết thêm:
Uống rượu bia nhiều có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư gan
Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể như sau:
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư gan ở người bệnh là do nhiễm virus viêm gan B hoặc viêm gan C. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn nên chủ động tiêm phòng vacxin định kỳ.
Trẻ sơ sinh cần được tiêm vacxin trong vòng 24h sau sinh. Người lớn có thể tiêm 3 mũi theo khuyến cáo trong vòng 6 tháng. Đặc biệt, bạn cần chú ý tiêm nhắc lại vacxin định kỳ để đảm bảo có đủ kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan.
Tiêm nhắc lại vacxin viêm gan B định kỳ để hạn chế nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan
Xây dựng một lối sống lạnh mạnh không chỉ có tác dụng hạn chế nguy cơ bị ung thư gan mà còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn, chống lại nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp xây dựng lối sống khoa học dưới đây bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và người thân:
Tập luyện thể thao giúp cải thiện sức đề kháng tốt hơn
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư gan. Chính vì vậy, bạn cần chú ý đến các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Uống trà xanh mỗi ngày để ngăn chặn sự tấn công của tế bào ung thư
Tầm soát ung thư gan định kỳ là điều cần thiết để bạn có thể bảo vệ cho sức khỏe của chính mình tốt hơn. Việc chủ tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện các triệu chứng sớm, nâng cao tỷ lệ điều trị thành công, kéo dài thời gian sống và tối ưu về chi phí.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những cơ sở y tế được các bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn trong việc tầm soát, phát hiện ung thư gan bởi:
Đặt lịch khám & điều trị bệnh lý về Gan với chuyên gia Gan – Mật đầu ngành vui lòng xin vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.