Trĩ ngoại là chứng bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân như chảy máu, ngứa, rát hậu môn, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, việc hiểu đúng và điều trị trĩ ngoại kịp thời vô cùng quan trọng.
Trĩ ngoại là tình trạng rối loạn tĩnh mạch ở bờ hậu môn, thường do bị táo bón hoặc tiêu chảy nghiêm trọng gây ra. Việc căng thẳng khi đi tiêu làm cản trở máu lưu thông, dẫn đến sự tích tụ máu, gây giãn các mạch ở khu vực hậu môn, khiến hậu môn bị phình to, căng giãn quá mức khi đó sẽ xuất hiện lớp da mỏng bao bọc quanh búi trĩ.
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh là rặn nhiều và rặn mạnh trong khi đại tiện, hoặc ngồi lâu (đặc biệt là những người làm văn phòng, lái xe đường dài…).
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là độ tuổi từ 18 – 60, trong đó, phụ nữ chiếm tỷ lệ mắc cao hơn nam giới.
Bên cạnh đó, một số các yếu tố nguy cơ khác của bệnh trĩ ngoại còn có thể kể đến như:
Ở giai đoạn đầu, kích thước búi trĩ chỉ nhỏ như hạt đậu, theo thời gian sẽ phát triển thành cục to, có thể ngứa, đau và chảy máu do tắc mạch. Nếu không được điều trị sớm, trĩ ngoại có thể diễn tiến rất nguy hiểm như: viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, ung thư trực tràng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Thông thường, bệnh trĩ ngoại có những triệu chứng nhận biết khá rõ ràng, cụ thể:
Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác của bệnh trĩ ngoại có thể kể đến như:
Ngứa ngáy xung quanh hậu môn là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ ngoại
Không giống như trĩ nội chia ra các cấp độ khác nhau, thông thường các bác sĩ sẽ chia trĩ ngoại thành 4 thời kỳ:
Tương tự như đối với đa số các bệnh lý khác, trĩ ngoại khi ở mức độ nhẹ, mới khởi phát sẽ dễ dàng được điều trị dứt điểm, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn cho người bệnh. Ngược lại, nếu để lâu không chữa trị hoặc tự ý điều trị hoặc can thiệp thủ thuật tại các cơ sở y tế không đảm bảo, sẽ khiến các triệu chứng tăng nặng hơn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và chi phí điều trị cũng theo đó mà tăng gấp nhiều lần so với việc được điều trị nội khoa đúng ngay từ đầu.
Khi nào cần khám trĩ?
Trĩ là bệnh nhiều người mắc phải, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, người làm văn phòng, lái xe phải ngồi nhiều, nhưng do bệnh ở vị trí nhạy cảm nên nhiều người thường e ngại đi khám. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nếu bệnh không được chữa trị đúng cách, kịp thời, bệnh sẽ ngày càng diễn tiến nặng hơn và khó tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại khoa Ngoại tiêu hóa hoặc chuyên khoa Hậu môn, trực tràng để được khám trĩ, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường của trĩ như đau rát, ngứa, ẩm ướt hậu môn; khó đi và chảy máu trong lúc đại tiện; xuất hiện tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi….
Khám bệnh trĩ là khám những gì?
Trước hết, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi một vài câu hỏi về tiền sử bệnh cũng như các yếu tố di truyền liên quan khác như:
Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám vùng hậu môn bằng cách quan sát và khám bên trong vùng hậu môn, trực tràng với mục đích kiểm tra các tổn thương và trạng thái bên trong, giúp xác định chính xác tình trạng, mức độ búi trĩ.
Ngoài ra, để có kết quả chính xác nhất, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm liên quan như xét nghiệm máu, nội soi hậu môn trực tràng.
Bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin trên, để đánh giá bệnh và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo những lưu ý của bác sĩ về chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý tái khám theo đúng chỉ định để kịp thời xử lý nếu có biến chứng hay các diễn tiến phức tạp khác.
Những lưu ý khi đi khám trĩ
Người bệnh nên vệ sinh cơ thể và vùng hậu môn sạch sẽ, mang theo giấy tờ, hồ sơ bệnh án cũ có liên quan và không nên dùng bia rượu hay chất kích thích trước khi đến thăm khám với bác sĩ.
Phương pháp thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống kết hợp điều trị nội khoa
Với những bệnh nhân có trĩ ngoại giai đoạn 1 và trĩ ngoại giai đoạn 2, thường các bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, cụ thể:
Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị nội khoa thường chỉ định bao gồm:
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị trĩ ngoại, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, hướng dẫn điều trị đúng cách, hiệu quả, từ đó điều trị bệnh dứt điểm và tiết kiệm chi phí.
Phương pháp can thiệp thủ thuật – phẫu thuật
Đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại giai đoạn 3 và trĩ ngoại giai đoạn 4, đã xuất hiện những triệu chứng như bị nhiễm trùng, sưng tấy, búi trĩ to, búi trĩ bị huyết khối gây tắc mạch cấp tính, chảy nhiều máu, đau đớn, tiết dịch liên tục, thậm chí lở loét… sẽ được các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa như: chích xơ, đốt, thắt dây thun, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo,…
Tuy nhiên, với trĩ ngoại, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên áp dụng phẫu thuật cắt trĩ vì hậu môn là vùng có nhiều cơ quan thụ cảm nên nếu áp dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa khác thì sẽ gây đau đớn nhiều trong một thời gian dài sau mổ.
Với phương châm dùng đúng phương pháp, trị đúng bệnh, Bệnh viện Hồng Ngọc hiện đang là địa chỉ được hàng ngàn bệnh nhân lựa chọn để điều trị bệnh trĩ với:
Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:
Hotline đặt lịch thăm khám với PGS Nguyễn Xuân Hùng 0911 908 856
Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556
Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.