Trĩ hỗn hợp: dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Trĩ hỗn hợp: dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả

17-03-2023

Trĩ hỗn hợp được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao nhất so với hai loại trĩ còn lại là trĩ nội và trĩ ngoại. Vậy trĩ hỗn hợp là gì? Gây nguy hiểm như thế nào? Phương pháp điều trị bệnh tốt nhất hiện nay là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ở nội dung bài viết dưới đây.

Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là một biến thể phức tạp của bệnh trĩ, bao gồm các búi trĩ nội và các búi trĩ ngoại nằm xen kẽ với nhau.

Trĩ hỗn hợp dấu hiệu nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng này được giải thích là do người bệnh vừa bị trĩ nội, vừa bị trĩ ngoại, đến giai đoạn búi trĩ nội sa xuống, kết dính với khối trĩ ngoại bên ngoài, tạo thành 1 khối kéo dài từ ống hậu môn ra bên ngoài hậu môn, gọi là khối trĩ hỗn hợp. Theo ý kiến của các chuyên gia, việc điều trị trĩ hỗn hợp thường phức tạp và khó khăn hơn các loại trĩ đơn khác. Thông thường, bác sĩ sẽ phải kết hợp giữa các phương pháp ngoại khoa và nội khoa cùng một lúc để giúp nâng cao hiệu quả điều trị. 

Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ hỗn hợp

Vì trĩ hỗn hợp bao gồm cả búi trĩ nội và trĩ ngoại nằm xen kẽ với nhau, nên thường bệnh nhân sẽ vừa có các triệu chứng của cả trĩ nội và trĩ ngoại, khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Một số triệu chứng điển hình có thể kể đến như:

  • Đi ngoài ra máu

    : Thường là máu đỏ tươi chính là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất của bệnh. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chỉ nhận biết được khi đi đại tiện thấy có máu dính ở trên giấy. Càng để lâu hiện tượng ra máu này sẽ càng nghiêm trọng hơn, khi đến giai đoạn nặng hơn, máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia. Một số trường hợp bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp do chảy máu nhiều dẫn đến thiếu máu nặng, da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi vận động…
Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ hỗn hợp Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ hỗn hợp
  • Dịch nhầy chảy ra từ hậu môn: Triệu chứng này thường xuất hiện khi trĩ hỗn hợp ở giai đoạn nặng, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy ướt át, khó chịu, đôi khi còn kèm theo mùi hôi.

  • Ngứa hậu môn: Dịch nhầy cùng sự hình thành của búi trĩ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu và gây cảm giác khó chịu, dễ tức giận. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp còn có thể gặp phải tình trạng bị nứt kẽ hậu môn.

  • Búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi vệ sinh: Búi trĩ có thể tự động thụt lên, có thể phải dùng tay đẩy lên, cũng có thể không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn

  • Đau rát hậu môn: Do người bệnh mắc trĩ hỗn hợp thường xuyên bị táo bón dẫn đến phần hậu môn có thể bị trầy xước gây đau rát,, khó chịu và có cảm giác hơi nóng bỏng vùng hậu môn.

Dựa theo sự phát triển của búi trĩ mà bệnh có thể chia thành các cấp độ:

  • Trĩ hỗn hợp độ 1: Đây là giai đoạn hình thành búi trĩ, búi trĩ  nội bên trong làm máu ở hậu môn chảy lẫn với phân khi đi đại tiện, người bệnh có thể thấy được máu trên giấy sau khi đi đại tiện. Cùng lúc đó, búi trĩ ngoại cũng phát triển bên ngoài làm bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, cộm và không thoải mái ở vùng hậu môn.

  • Trĩ hỗn hợp độ 2: Bước sang độ 2, những triệu chứng của độ 1 có dấu hiệu nặng hơn, máu chảy ra theo phân khi đại tiện với lượng nhiều hơn, dễ thấy hơn. Cùng với đó hậu môn bắt đầu có cảm giác đau rát, vùng da hậu môn hơi sưng, mỏng, trơn nhẵn. Vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu.

  • Trĩ hỗn hợp độ 3: Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ tình trạng nhẹ đến tình trạng nặng, búi trĩ bên trong hậu môn phát triển, gặp búi trĩ bên ngoài hậu môn thì kết hợp thành dải trĩ dài sa ra ngoài hậu môn, có thể tự thụt vào hoặc phải dùng tay ấn búi trĩ quay trở lại hậu môn. Ở hậu môn có cảm giác rất đau do búi trĩ phát triển to và chịu sự co thắt của các cơ vòng hậu môn. Lượng máu chảy ra khi đi đại tiện có thể chảy thành giọt.

  • Trĩ hỗn hợp độ 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong 4 giai đoạn, khi trĩ đã biến chứng đến độ 4, các búi trĩ sẽ có kích thước lớn, sa gần hết ra ngoài hậu môn, xuất hiện tình trạng xuất huyết ồ ạt mỗi khi đi đại tiện.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hỗn hợp

Cũng giống như bệnh trĩ nói chung, hiện vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng để giải thích cho sự phát sinh của bệnh trĩ hỗn hợp, tuy nhiên một số yếu tố thuận lợi cho bệnh có thể kể đến như:

  • Thường xuyên bị táo bón

    : sẽ dẫn đến các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ như các cơ vòng, cơ nâng, các dây chằng quanh hậu môn sẽ bị giãn dần, trở nên lỏng lẻo giảm khả năng đàn hồi. Tình trạng kéo dài bệnh nhân dễ có nguy cơ hình thành các búi trĩ bên trong và bên ngoài hậu môn, tạo thành thể trĩ hỗn hợp.
  • Ngồi nhiều, ít vận động hoặc thường xuyên phải mang vác vật nặng: khiến cho chức năng của  động mạch, tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị ảnh hưởng. Sự chèn ép xảy ra sẽ gây tắc nghẽn các búi tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn tạo nên các búi trĩ sưng to, phồng.

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các búi trĩ. Những thói quen ăn nhiều thịt nhưng ít rau, quả, bổ sung không đủ chất xơ sẽ gây tình trạng táo bón kéo dài và từ đó là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Sử dụng thực phẩm không an toàn vệ sinh cũng có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, gây áp lực vùng hậu môn. Kết quả gây ảnh hưởng tới các tĩnh mạch vùng trực tràng, làm tăng tiết dịch ở khu vực hậu môn và gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

  • Uống ít nước: Nhiều người do quên nên thường chỉ khi nào khát mới uống nước. Cơ thể không đủ nước dẫn đến tình trạng phân cứng và to hơn, khiến táo bón nặng nề hơn. Tình trạng kéo dài có thể gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

  • Tâm lý chủ quan không điều trị trĩ nội, trĩ ngoại triệt để: Vì bệnh ở khu vực nhạy cảm nên nhiều người thường có tâm lý ngại không đi khám với bác sĩ mà tự mua thuốc hoặc nghe theo lời “mách bảo” sử dụng các phương thuốc dân gian, khiến bệnh có thể diễn tiến nặng hơn, phát triển thành trĩ hỗn hợp

  • Phụ nữ mang thai, sau sinh: Khoảng 80% phụ nữ mang thai mắc bệnh này, điều này được giải thích là do khi mang thai máu sẽ lưu thông nhiều hơn để có thể cung cấp đủ lượng máu cho thai nhi. Bên cạnh đó, vì trọng lượng của thai nhi, vùng chậu sẽ chịu sức ép rất lớn làm cho những tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng xuất hiện tình trạng sưng phù, lồi tĩnh mạch gây nên bệnh trĩ. Khi sinh thường các mẹ phải dùng sức lớn để đưa thai nhi ra ngoài, điều đó cũng khiến cho các tĩnh mạch, mao mạch vùng chậu bị tác động rất lớn, khiến cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị trĩ như, tình trạng béo phì, tuổi cao, tâm lý thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi…

Bệnh trĩ hỗn hợp có nguy hiểm như thế nào?

Theo các chuyên gia, bởi trĩ hỗn hợp là trĩ nội và trĩ ngoại xảy ra cùng một thời điểm, do đó bệnh cũng nguy hiểm hơn so với khi mắc phải trĩ đơn loại. Tùy theo tình trạng của người bệnh mà mức độ biến chứng sẽ khác nhau, bệnh càng nặng thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao.

  • Nhiễm trùng hậu môn

    : Khi mắc trĩ hỗn hợp, hậu môn sẽ sưng lên rõ rệt, nhiễm trùng và tạo ra viêm nhiễm ở niêm mạc dưới xung quanh hậu môn. Nếu tình trạng viêm nhiễm mà không được chữa trị có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm, hoại tử hậu môn.

  • Gây đau đớn cho người bệnh

    : Sa trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn muộn nên bệnh gây đau đớn, viêm nhiễm hậu môn, tắc nghẽn búi trĩ… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

  • Gây thiếu máu

    : Trĩ hỗn hợp thường gây ra chảy máu, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ. Người bệnh thường sẽ có những biểu hiện như: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt thường xuyên…

  • Sa nghẹt búi trĩ

    : Khi búi trĩ bị sa ra ngoài, các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn có thể bị chèn ép, lượng máu bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ra ngoài. Nếu không được chữa trị đúng cách, búi trĩ sẽ ngày càng sưng to, phù nề và có thể xuất hiện những cục máu đông.

  • Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa

    (thường gặp ở phụ nữ)

    : Do âm đạo có cấu tạo gần với vùng hậu môn, do đó, nếu bệnh nhân (nữ) bị viêm nhiễm hậu môn không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách có thể gây viêm nhiễm phụ khoa: viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung….

Xem thêm video chi tiết về bến chứng bệnh trĩ, tư vấn bởi TTND. PGS. BS Nguyễn Xuân Hùng:

Cần làm gì để phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp

Từ những nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp đã kể trên, có thể thấy để phòng tránh bệnh trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp nói riêng, mỗi người đều nên thực hiện những phương pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước, hạn chế ăn những thức ăn khó tiêu, thực phẩm chứa nhiều đạm vào buổi tối.

  • Đối với những người làm văn phòng, tính chất công việc ngồi nhiều, cần đứng lên đi lại cách nhau 30 phút hay một tiếng/lần.

  • Tập thói quen đi vệ sinh ngày ít nhất một lần và duy trì đều đặn, đúng giờ, tốt nhất là khoảng thời gian buổi sáng sau khi thức dậy.

  • Chăm chỉ vận động và rèn luyện thể thao, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, thoáng mát, tránh mặc những quần bó sát, không thoải mái cho cơ thể.

  • Không rặn mạnh và dùng thuốc điều trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi xuất hiện những biểu hiện bất thường như: đi ngoài ra máu, đau tức, ngứa ngáy vùng hậu môn, xuất hiện cục thịt thừa ở hậu môn….

 Bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước giúp phòng ngừa bệnh trĩ hỗn hợp Bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước giúp phòng ngừa bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp có thể chữa khỏi được không?

Trị hỗn hợp có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng thuốc tại nhà vì trĩ hỗn hợp có tính chất phức tạp, cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Tùy theo mức độ của bệnh mà bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả điều trị thoát trĩ cao:

Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống bao gồm:

  • Uống các loại thuốc tiêu trĩ giúp co búi trĩ, kháng viêm, kháng sưng

  • Kết hợp sử dụng thuốc đắp/bôi lên phần trĩ nhằm làm tiêu giảm búi trĩ nhanh chóng. 

  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm chất xơ từ rau, củ, quả,

  • Uống đủ nước mỗi ngày

  • Tập thể dục thường xuyên từ 30 phút - 1 giờ/ ngày, 5 - 7 ngày/ tuần…

  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn mỗi ngày, sau khi đi đại tiện

Khi bệnh ở giai đoạn trung bình, thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thủ thuật với điểm chung là làm teo hoặc làm rụng búi trĩ

  • Tiêm xơ: Tiêm dung dịch kích thích phản ứng viêm ở lớp dưới niêm mạc nơi có các mạch trĩ để tạo tổ chức xơ sẹo, từ đó giảm sự tưới máu và cố định niêm mạc trĩ vào trong cơ thắt.

  • Thắt búi trĩ: Thắt bằng vòng cao su ở cổ búi trĩ để máu không truyền được tới búi trĩ, nhờ đó búi trĩ sẽ rụng sau 5-7 ngày.

Khi bệnh đã diễn biến ở mức độ nặng, gây đau đớn, chảy máu nhiều, hoặc đã xuất hiện những biến chứng viêm hậu môn, phù nề bờ hậu môn thậm chí là hoại tử: bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt trĩ. Hiện nay phương pháp cắt búi trĩ bằng tia laser rồi khâu treo (PPH) và phương pháp dùng sóng cao tần làm đông máu quanh búi trĩ rồi cắt (HCPT) là hai phương pháp phổ biến được áp dụng cho phẫu thuật cắt trĩ hỗn hợp.

Phương pháp cắt trĩ bằng tia Laser Phương pháp cắt trĩ bằng tia Laser

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần được đánh giá cẩn thận dựa trên tình trạng búi trĩ cũng như khả năng đáp ứng của cơ thể người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra phương điều trị tối ưu. 

Bên cạnh đó, việc người bệnh cần làm là tuân thủ theo phác đồ điều trị, điều chỉnh lối sống và tái khám thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra hiệu quả và an toàn nhất. Người bệnh không nên vì e ngại mà tự ý dùng thuốc, hoặc đến các cơ sở y tế nhỏ lẻ, không đảm bảo để thăm khám hay thực hiện thủ thuật/phẫu thuật để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Khám và điều trị trĩ hỗn hợp ở đâu uy tín và hiệu quả

Trĩ hỗn hợp là một biến thể phức tạp của bệnh trĩ, chính vì vậy việc chẩn đoán và điều trị đúng cách đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp người bệnh có thể thoát trĩ hoàn toàn. Với uy tín trên 20 năm, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã và đang một địa chỉ  tin cậy dành cho bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp:

  • Chẩn đoán chính xác, điều trị dứt điểm cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: TTND. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng -  Nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh môn, BV Hữu Nghị Việt Đức, Phó Chủ tịch hội Hậu môn - Đại trực tràng Việt Nam, Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng - Hậu môn của Cộng hoà Pháp; TTUT. TS. BSCKII Phạm Văn Cường, gần 40 năm kinh nghiệm, hội viên Hội Phẫu thuật Nội soi và Ngoại khoa Việt Nam.

Trĩ hỗn hợp dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

  • Phương pháp phẫu thuật hiện đại,

    ứng dụng công nghệ điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp hiện đại như: cắt trĩ bằng sóng cao tần, cắt trĩ bằng phương pháp PPH, cắt trĩ bằng công nghệ Longo,...

  • Phẫu thuật loại bỏ trĩ không đau

    với quy trình kiểm soát đau trước - trong và sau mổ được xây dựng bởi ThS.BS Nguyễn Thị Thu Ba - đào tạo nội trú chuyên sâu tại Pháp. Đội ngũ bác sĩ gây mê chuyên môn cao theo dõi sát sao trong suốt quá trình phẫu thuật
  • Chiến lược dự phòng đau: bệnh nhân được khám tiền mê nghiêm ngặt, theo dõi trong suốt ca mổ, kiểm soát cơn đau ngay khi chưa khởi phát

  • Phương pháp phẫu thuật hiện đại, can thiệp vào vùng không đau, hạn chế tổn thương

  • Đội ngũ hỗ trợ 24/7 chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân trong suốt thời gian lưu viện

  • Không gian lưu viện rộng thoáng, đầy đủ tiện nghi khách sạn

Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:

Hotline đặt lịch thăm khám với chuyên gia: 0911 908 856

Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556

Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:

**Lưu ýNhững thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc  để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay