Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa nhiều người mắc phải và gây nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt, thậm chí gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị qua bài viết dưới đây.
Trào ngược dạ dày (hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản – GERD) là tình trạng axit dạ dày bị trào ngược vào trong thực quản (ống nối giữa miệng và dạ dày). Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên, đa số trường hợp mắc bệnh thường gặp ở người lớn. Theo thống kê, có khoảng 10-20% người lớn đã từng có những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời.
Đa số những trường hợp bị trào ngược dạ dày không quá nguy hiểm, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống tập luyện kết hợp với điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thực quản bị tổn thương nặng, người bệnh có thể sẽ cần thăm khám với bác sĩ, dùng các thuốc mạnh hơn hoặc thậm chí sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày bị trào ngược vào trong thực quản
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng trào ngược dạ dày xuất phát từ một số nguyên nhân bao gồm:
Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới: Cơ thắt thực quản dưới (LES) có vai trò giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi cơ thắt này bị suy giảm chức năng, không đóng hoàn toàn có thể khiến axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
Bệnh dạ dày: một số bệnh lý tại dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày… khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.
Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh bị ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng gây ra áp lực lớn cho ổ bụng khiến axit làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
Béo phì hoặc tăng cân đột ngột: khiến áp lực lên dạ dày tăng lên, làm cho các triệu chứng trào ngược trở nên trầm trọng hơn.
Căng thẳng, stress: trong công việc hoặc cuộc sống kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol, làm tăng lượng axit HCl và pepsin gây ra tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản. Bên cạnh đó, hormone cortisol còn tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này bị suy giảm chức năng và không có khả năng ngăn axit hoặc thức ăn trào ngược.
Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc như: thuốc kháng cholinergic, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh… nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: những người thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, ăn quá no, thường xuyên ăn đêm, ăn chanh, cam khi đói, uống rượu, cafe… có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.
Phụ nữ mang thai: sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong khi mang thai làm giãn cơ thắt thực quản dưới, cùng với trạng thái chèn ép của thai nhi cũng gây áp lực lên dạ dày, cũng là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 giai đoạn dựa theo mức độ nghiêm trọng tăng dần của bệnh, cụ thể:
Thông thường, người bệnh có thể nhận biết bản thân bị trào ngược dạ dày thông qua một số triệu chứng cơ bản như:
Có thể thấy đa số các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày không quá rõ ràng và dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân còn bị nhầm lẫn với các bệnh lý về hô hấp và tim mạch.
Chính vì vậy, ngay khi có các triệu chứng bất thường về hệ tiêu hóa, người bệnh không nên chủ quan hay tự điều trị bằng thuốc mà nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh, giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh cũng như tránh các biến chứng không mong muốn.
Bệnh trào ngược dạ dày nếu như không được thăm khám và điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng, cụ thể:
Biến chứng của trào ngược dạ dày bao gồm barret thực quản
Có thể thấy, bên cạnh việc gây khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh, trào ngược dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí cả tính mạng của người bệnh (mặc dù khả năng xảy ra biến chứng từ trào ngược dạ dày thực quản tiến triển thành ung thư thực quản là nhỏ)
Do đó, khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh không nên chủ quan, mà nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh biến chứng và những rủi ro không mong muốn.
Để có thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng để xác định mức độ trào ngược dạ dày, đồng thời phân loại trào ngược dạ dày có đi kèm với viêm thực quản hay không.
Nội soi tiêu hóa là phương pháp thường được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán tình trạng viêm thực quản, loét, xuất huyết và hẹp thực quản. Thông qua kết quả nội soi, bác sĩ có thể đánh giá độ dài của các vết xước trên niêm mạc, mức độ tổn thương của thực quản.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nhưng không có hình ảnh viêm thực quản trên nội soi, được gọi là trào ngược không viêm. Khi đó, bác sĩ cần dựa vào kinh nghiệm để có thể phân loại đúng tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chụp X quang thực quản thường được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh có biến chứng teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hoành.
Đây là phương pháp dùng để đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới và các cơ thắt khác của thực quản, thường được chỉ định áp dụng cho những bệnh nhân trào ngược không đáp ứng điều trị, giúp bác sĩ loại trừ các rối loạn vận động thực quản hiếm gặp hoặc với bệnh nhân trước và sau phẫu thuật trào ngược.
Đo pH, trở kháng thực quản 24H được dùng để xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở người bệnh dựa trên số cơn trào ngược acid lên hầu họng trong 24 giờ, pH hầu họng. Kết quả của phương pháp cận lâm sàng này giúp bác sĩ nhận định tình trạng trào ngược acid, acid yếu hoặc kiềm dạng dịch hoặc khí dung lên mũi, họng và khí quản.
Có thể thấy, kinh nghiệm của bác sĩ cùng hệ thống trang thiết bị cận lâm sàng có vai trò rất lớn trong việc chẩn đoán chính xác và điều trị triệt để tình trạng trào ngược dạ dày. Do đó, người bệnh khi cần thăm khám và điều trị trào ngược dạ dày cần đến cơ sở y tế có uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán chính xác và điều trị triệt để.
Có khoảng 70% bệnh nhân trào ngược dạ dày bị tái phát trong vòng một năm dẫn đến nhiều người cho rằng bệnh này không thể chữa khỏi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi. Các bác sĩ tiêu hóa sẽ dựa theo từng giai đoạn của bệnh để cân nhắc chi định các toa thuốc phù hợp, thêm vào đó cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập để giảm triệu chứng và chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Đặc biệt, để có thể điều trị triệt để, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ trong khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không sử dụng các phương thuốc dân gian chưa rõ nguồn gốc, chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh hiệu quả trong việc điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không nên tự ý sử dụng thuốc mà không thông qua thăm khám. Việc đó có thể dẫn đến điều trị không đúng thuốc, không đúng giai đoạn bệnh, thậm chí ở một số bệnh nhân nhạy cảm có thể xuất hiện tình trạng dị ứng thuốc. Vì vậy trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc hay thảo dược nào, bệnh nhân cần thăm khám và xin tư vấn từ bác sĩ để mang đến hiệu quả điều trị cao, tránh các rủi ro không mong muốn.
Bên cạnh việc điều trị nội khoa bằng thuốc, chế độ ăn uống và một số thói quen của người bệnh cũng cần phải thay đổi. Cụ thể, người bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không nên không nên ăn quá no, hạn chế các chất có cồn, các bữa ăn nên được chia nhỏ hợp lý, không nên đi nằm ngay sau khi ăn no cũng như nên tập luyện thể dục thể thao hợp lý để không tăng cân quá nhiều…
Ngoài ra, đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày do stress thì bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện cân đối công việc và tham gia các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí để giảm căng thẳng, lo lắng. Khi tinh thần thoải mái, việc điều trị bệnh lý trào ngược sẽ có kết quả tốt và nhanh hơn. Một số phương pháp thư giãn người bệnh có thể cân nhắc như yoga, thiền…..
Đối với những trường hợp trào ngược dạ dày nặng, việc dụng thuốc không có hiệu quả cao, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị dứt điểm. 2 phương pháp phẫu thuật thường được cân nhắc bao gồm: phẫu thuật Nissen hoặc phẫu thuật LINX.
Hiện tại, Trung tâm Tiêu hóa – BVĐK Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày với:
Nội soi dạ dày – thực quản là phương pháp giúp chẩn đoán hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày
Đặt lịch trước để chọn Bác sĩ miễn phí và nhận ưu đãi riêng
Trung tâm Tiêu hóa – Gan Mật – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:
BV Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
BVĐK Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc , vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.