Tiêm phòng phế cầu cho trẻ khi nào, có cần thiết không?

Tiêm phòng phế cầu cho trẻ khi nào, có cần thiết không?

08-05-2023

Bên cạnh những mũi vaccine bắt buộc có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ nên tìm hiểu thêm những mũi tiêm dịch vụ khác để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ, trong số đó có tiêm phòng phế cầu. Vậy tiêm phòng phế cầu là gì? Tiêm phòng phế cầu có tác dụng gì và lịch trình tiêm chủng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Vi khuẩn phế cầu là gì? Có nguy hiểm không?

Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae), còn được gọi là pneumococcus, là một loại vi khuẩn gây bệnh. Chúng thường gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn phế cầu phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là phổ biến ở trẻ em và người già.

Vi khuẩn phế cầu vốn là "nỗi ám ảnh" của nền y học:

  • Cứ khoảng 20 giây, viêm phổi do phế cầu lại tước đi tính mạng của 1 đứa trẻ.

  • Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân chủ yếu nhất gây viêm màng não ở trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 80%), đặc biệt có tới 15% trẻ em tử vong vì viêm màng não do vi khuẩn phế cầu dù đã được điều trị và cấp cứu.

  • Vi khuẩn phế cầu làm gia tăng tình trạng tử vong do nhiễm khuẩn huyết ở trẻ nhỏ.

Vi khuẩn phế cầu là hiểm họa với nhiều quốc gia. Trong trường hợp điều trị tích cực thì nguy cơ để lại di chứng liên quan đến sức khỏe thể chất vẫn là rất cao. Chính vì thế, điều đầu tiên cần làm là tiêm phòng phế cầu để tạo lớp bảo vệ chống lại vi khuẩn nguy hiểm này.

Tiêm phòng phế cầu là gì?

Tiêm phòng phế cầu cho trẻ Tiêm phòng phế cầu giúp bé có sức đề kháng chống lại vi khuẩn phế cầu

Tiêm phòng phế cầu hay tiêm vaccine phế cầu khuẩn là việc tiêm phòng để chống lại vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae. Vaccine phòng phế cầu thường chứa các kháng nguyên hoặc protein bề mặt của vi khuẩn phế cầu, được sản xuất để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn phế cầu.

Tại Việt Nam, bạn có thể thấy có hai loại vaccine phòng phế cầu: Vaccine phòng phế cầu Synflorix (PCV10) và vaccine phòng phế cầu Prevenar 13 (PVC13). PCV10 bảo vệ chống lại 10 loại vi khuẩn phế cầu khác nhau, trong khi PCV13 bảo vệ chống lại 13 loại vi khuẩn phế cầu.

Đối tượng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng phế cầu bao gồm những người có nguy cơ cao mắc bệnh phổi như người già, trẻ em dưới 2 tuổi, người hút thuốc lá, người bị suy dinh dưỡng hoặc các bệnh lý về hô hấp, tim mạch hoặc miễn dịch. Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn phế cầu.

Hiện tại ở Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng chưa hỗ trợ mũi tiêm phế cầu. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn những cơ sở tiêm chủng dịch vụ uy tín và chất lượng, đảm bảo nguồn gốc vaccine. Đăng ký tiêm chủng TẠI ĐÂY

Có nên tiêm phòng phế cầu cho trẻ không?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu, rất dễ bị tất công bởi vi khuẩn phế cầu. Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra có thể kể đến là: viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa,...Trong trường hợp tệ nhất, các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phế cầu gây ra có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng như: điếc, khiếm thị hoặc là các vấn đề liên quan đến trí tuệ. 

Tiêm phòng phế cầu là cách hiệu quả để có thể bảo vệ trẻ nhỏ khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phế cầu. Vaccine phòng phế cầu giúp hệ miễn dịch của trẻ nhỏ có thể tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn này, hoặc ít nhất là giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng và tử vong. Ngoài ra, vaccine phế cầu cũng có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn này trong cộng đồng.

Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn phế cầu (ví dụ như trẻ có các bệnh lý mạn tính về đường hô hấp, tim mạch, thận, gan hoặc miễn dịch suy giảm), cũng có thể được khuyến nghị tiêm vắc-xin phòng phế cầu. Tuy nhiên, trước khi quyết định cho bé tiêm vaccine, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể nắm rõ thông tin mũi tiêm cũng như đưa ra lộ trình tiêm chủng phù hợp. 

Lịch tiêm phòng phế cầu cho trẻ

Trên thực tế thì không có một thời điểm cố định nào yêu cầu phải tiêm phòng phế cầu. Tuy nhiên, cha mẹ nên cân nhắc cho trẻ tiêm vaccine càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa được những bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn này gây ra. Ở mỗi quốc gia sẽ có một lịch trình tiêm chủng khác nhau phụ thuộc vào loại vaccine, độ tuổi và thể chất chung. Tại Việt Nam, cha mẹ có thể lựa chọn cho bé tiêm vaccine Synflorix (PCV10) hoặc vaccine Prevenar 13 (PVC13). Hai loại vaccine này đều có nguồn gốc từ Bỉ. Lịch tiêm chủng như sau: 

Lịch tiêm vaccine PCV10

Vaccine Synflorix (PCV10) là vaccine tiêm phòng phế cầu được dùng phổ biến, có tác dụng ngăn ngừa 10 chủng vi khuẩn phế cầu. Lịch tiêm vaccine như sau:

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ sẽ được tiêm 4 mũi:

  • Mũi 1: Khi trẻ từ 6 - 8 tuần tuổi

  • Mũi 2: Khi trẻ 3 - 4 tháng tuổi

  • Mũi 3: Khi trẻ 4 - 6 tháng tuổi

  • Mũi 4: Mũi nhắc lại này sẽ được tiêm sau 6 tháng kể từ khi tiêm mũi 3. 

Vaccine PCV10 được sử dụng rộng rãi

Với trẻ dưới 12 tháng tuổi và chưa từng tiêm phòng phế cầu trước đó

Trường hợp này thì trẻ chỉ cần tiêm 3 mũi

  • Mũi 1: Lần đầu tiêm, không có chỉ định cụ thể về thời gian

  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên khoảng 1 tháng

  • Mũi 3: Mũi nhắc lại phải cách mũi 2 ít nhất 2 tháng, thông thường sẽ được chỉ định là 6 tháng sau khi tiêm mũi 2

Đối với trẻ từ 1 tuổi đến trước 6 tuổi, chưa từng tiêm phòng trước đó

Liệu trình tiêm chỉ có 2 mũi:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

  • Mũi 2: Sau mũi đầu tiên khoảng 2 tháng

Lưu ý rằng, lịch tiêm vaccine PCV10 có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhưng thông thường, các liều tiêm này được phối hợp với các liều tiêm khác trong lịch tiêm chủng để đảm bảo bảo vệ toàn diện cho trẻ em.

Lịch tiêm vaccine Prevenar 13 (PVC13)

Vaccine Prevenar 13 có thể giúp trẻ phòng ngừa 13 chủng virus phế cầu khác nhau. Ngoài ra, vaccine này còn có thể sử dụng cho người lớn. Cũng như vaccine PCV10, vaccine PCV13 được khuyến cáo tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt. Lịch tiêm như sau:

Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 7 tháng tuổi

Đối tượng này sẽ được tiêm 3 liều cơ bản và 1 mũi nhắc lại:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng

  • Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 1 tháng

  • Mũi nhắc lại: Ít nhất phải cách mũi 3 khoảng 2 tháng. Thời điểm tốt nhất tiêm nhắc lại là khoảng 11 tháng tuổi. 

Với trẻ em dưới 1 tuổi chưa từng tiêm phòng phế cầu trước đó

Lịch tiêm chỉ có 2 mũi cơ bản và có thể kèm theo 1 mũi nhắc lại:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên

  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất là 1 tháng

  • Mũi nhắc lại: Chỉ tiêm khi trẻ đã trên 1 tuổi, cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng

Với trẻ từ 12 tháng tuổi - trước 2 tuổi chưa từng được tiêm phòng:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu

  • Mũi 2: tiêm 2 tháng sau khi tiêm mũi 1. 

Với trẻ từ 2 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất

Giá tiêm vaccine phế cầu

Ngoài thắc mắc không biết lịch tiêm phòng phế cầu như thế nào thì nhiều cha mẹ còn lưu ý về vấn đề chi phí tiêm chủng. Trên thực tế thì không có một mức giá cụ thể nào cho việc tiêm phòng phế cầu vì nó sẽ tùy thuộc vào từng khu vực, loại vaccine và số mũi tiêm cần thiết. Tuy nhiên, vaccine phòng phế cầu là một trong những loại vaccine có giá khá cao nếu mẹ mua lẻ từng mũi. 

Để tiết kiệm chi phí tiêm chủng và hạn chế tình trạng thiếu mũi tiêm, nhiều mẹ đã lựa chọn sử dụng dịch vụ tiêm chủng trọn gói. Dịch vụ này hiện đang được áp dụng ở nhiều cơ sở tiêm chủng, không chỉ giúp mẹ tiết kiệm chi phí mà còn có thể tiết kiệm thời gian và giúp cả gia đình an tâm hơn. 

Nếu bạn muốn tiêm phòng phế cầu cho bé nhà mình, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để biết rõ thông tin về giá cả, lịch trình tiêm chủng và tùy chọn vắc-xin phù hợp nhất.

Những lưu ý khi tiêm phế cầu

Những tác dụng phụ sau khi tiêm phòng phế cầu

Các tác dụng phụ sau tiêm phòng phế cầu thường không nghiêm trọng và thường chỉ kéo dài trong vài ngày, có thể bao gồm:

  • Sưng, đỏ, đau hoặc nóng ở vùng tiêm.

  • Sốt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc buồn ngủ.

  • Kích ứng da như phát ban hoặc ngứa da.

  • Đau cơ.

Các biểu hiện trên sẽ tự biến mất sau khoảng 48 giờ sau tiêm. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cẩn trọng. Nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, sốt cao co giật hoặc đau tim thì hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. 

Tiêm phòng phế cầu cho trẻ Nóng sốt là tác dụng phụ thường thấy sau khi tiêm vaccine phế cầu

Đối tượng cẩn trọng khi tiêm

Những đối tượng trẻ nhỏ cần cẩn trọng hoặc cần được tư vấn thật ký trước khi tiêm phòng phế cầu bao gồm:

  • Trẻ có các vấn đề về tim mạch bẩm sinh

  • Trẻ mắc chứng rối loạn đông máu, dễ bị giảm tiểu cầu

  • Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi nên cân nhắc lựa  chọn lịch trình tiêm phù hợp. Đặc biệt, sau tiêm 72 giờ cần được theo dõi sát sao, tránh suy hô hấp

  • Hoãn tiêm với những trẻ đang bị sốt cao hoặc bị nhiễm trùng cấp. 

Đặc biệt, bác sĩ tiêm cần cẩn trọng KHÔNG ĐƯỢC tiêm tĩnh mạch đối với vaccine phòng phế cầu. 

Đối tượng tuyệt đối không tiêm

Mặc dù tiêm phòng phế cầu là một biện pháp phòng ngừa rất hiệu quả, tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiêm. Các trường hợp tuyệt đối không được tiêm phòng phế cầu bao gồm:

  • Người bị dị ứng hoặc phản ứng nặng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin.

  • Người bị sốt hoặc bệnh nặng đang trong quá trình hồi phục.

  • Người bị các vấn đề về miễn dịch như bệnh mãn tính hoặc sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi.

  • Người bị các bệnh nhiễm trùng hoặc sốt rét.

  • Người bị các vấn đề về máu, như ung thư máu hoặc đang hóa trị, xạ trị.

Nên cho bé tiêm phòng phế cầu ở đâu?

Việc tiêm phòng phế cầu cho trẻ em là rất quan trọng để phòng ngừa các bệnh liên quan đến phế cầu, được khuyến cáo thực hiện ngay khi trẻ được 6 tuần tuổi. Tiêm vaccine phòng phế cầu là việc làm cấp bách nhất cha mẹ nên chuẩn bị cho bé. 

Hệ thống y tế Hồng Ngọc là địa chỉ tiêm phòng phế cầu được nhiều người lựa chọn bởi độ uy tín và chất lượng từ dịch vụ đến chuyên môn. Trung tâm tiêm chủng vaccine Hồng Ngọc sử dụng nguồn vaccine phế cầu được nhập khẩu trực tiếp từ Bỉ, kiểm soát kỹ càng trong từng khâu từ nhấp hàng, kiểm kho cho tới xuất lô tiêm chủng. Tất cả vaccine đều được bảo quản trong kho lạnh đạt chuẩn GSP của bộ y tế. Tất cả phòng tiêm đều được đảm bảo quy trình an toàn trong bảo quản vaccine. 

Trung tâm tư vấn và tiêm chủng vaccine Hồng Ngọc quy tụ nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp. Những bác sĩ tiêm chủng đều là những bác sĩ Nhi có kinh nghiệm và am hiểu tâm lý trẻ nhỏ. Trước khi tiêm, 100% trẻ sẽ được khám sàng lọc và được theo dõi phản ứng sau tiêm một cách tận tình nhất. 

Đặc biệt, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn đăng ký cho bé gói tiêm chủng trọn gói để nhận được thông báo lịch tiêm, cũng như tiết kiệm chi phí và không bị thiếu hụt vaccine.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 0911 858 616 – 0949 416 006 – 0947 616 006

Tell: 0243 927 5568 máy lẻ *1

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

 để biết thêm thông tin bổ ích khác!
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay